TPO - Theo đề xuất, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng trước 2 đập dâng trên sông Hồng. Trong đó, tại Hà Nội vị trí xây dựng đập dâng là khu vực cống Long Tửu (huyện Đông Anh, Hà Nội), dự kiến khởi công vào giai đoạn 2026-2030.
Tại Hội nghị công bố quy hoạch và kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, được tổ chức ngày 21/3, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ đề nghị UBND thành phố Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, lòng dẫn ngày càng có nguy cơ bị hạ thấp. Cách đây 10 năm, các hồ thủy điện ở miền Bắc chỉ cần xả khoảng 1-2 tỷ m3 là đủ nước tưới cho vụ Đông Xuân. Nhưng đến nay, do lòng sông Hồng bị hạ thấp nên gần như các trạm bơm không lấy được nước. Do đó, cần nghiên cứu các giải pháp để nâng cao đáy sông lên. Nếu không nâng được đáy sông thì phải nâng mực nước lên.
Cống Long Tửu là công trình đầu mối của hệ thống Bắc Đuống, nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội. |
Hiện Bộ đã nghiên cứu và nghiệm thu, đề nghị UBND thành phố Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng. Theo đề xuất, Bộ sẽ sẽ xây dựng trước 2 đập dâng tại khu vực Xuân Quan (Văn Giang - Hưng Yên) và tại khu vực cống Long Tửu (Đông Anh - Hà Nội), dự kiến khởi công vào giai đoạn 2026-2030.
Cống Long Tửu có chức năng điều tiết nước vào sông Ngũ Huyện Khê, phục vụ canh tác cho khu vực Bắc Đông Anh và một phần của Bắc Ninh. |
Trước đó, Bộ NN&PTNT đã giao cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nghiên cứu một đề tài cấp Nhà nước và đã nghiệm thu vào năm 2020. Trong Quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai quốc gia, Thủ tướng cũng đã đồng ý đưa vào để triển khai.
Khu vực dẫn nước từ sông Đuống vào cống Long Tửu. |
Khu vực cống Long Tửu được Bộ NN&PTNT dự kiến xây dựng đập dâng, dự kiến khởi công vào giai đoạn 2026-2030. |
Theo Bộ NN&PTNT, việc xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng sẽ góp phần xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại sông Nhuệ và sông Đáy. (Ảnh: Sông Nhuệ đoạn chảy qua quận Bắc Từ Liêm) |
Tổ ấm của Đông Nhi - Ông Cao Thắng là căn biệt thự 3 tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi, có hồ cá, sân vườn, giá trị hàng chục tỷ đồng.
Nổi tiếng từ khi 15 tuổi, 'Chị ong vàng' Phạm Thúy Quỳnh sau 11 năm nổi tiếng giờ có cuộc sống ra sao là câu hỏi của nhiều netizen đặt ra.
Các chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng AI nhận dạng khuôn mặt để phục dựng chân dung Tần Thủy Hoàng, Gia Cát Lượng... Theo đó, kết quả khiến nhiều người kinh ngạc.
Trước khi qua đời vào năm 1908, Từ Hi Thái hậu đã có lời trăn trối gây chấn động nhà Thanh. Những lời cuối cùng của bà hoàng này khiến nhiều người suy ngẫm về con người của bà.
Để đảm bảo an toàn khi xảy ra hoả hoạn, trong nhà ống nên thiết kế lối thoát hiểm ở ban công, cửa chính, sân sau hoặc giếng trời.
Giếng trời lấy sáng (Toplight) là điểm nhấn đặc biệt nhất của Nhà ga Bến Thành, đã hoàn thành việc lắp đặt kính, các công nhân đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng của gói thầu này.
Nhờ thiết kế đặc biệt, nhiệt độ trong ngôi nhà chỉ khoảng 30 - 32 độ dù thời tiết ngoài trời lên tới 40 độ C. Vì thế, gia chủ không cần sử dụng điều hoà vẫn dễ chịu.
Đại tá Trần Văn Toản - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an.