Tuyến đường bộ ven biển đoạn phía Bắc cầu An Hải với chiều dài gần 7,5 km được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt với tổng mức đầu tư 659 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 - 2026.
Mục tiêu của dự án nhằm hoàn chỉnh trục giao thông ven biển kết nối 3 tỉnh: Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên biển của khu vực.
Đây là 1 trong 3 dự án thuộc tuyến ven biển trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 190 km kết nối từ thành phố Tuy Hòa đến thị xã Sông Cầu, được kỳ vọng phát triển chuỗi đô thị ven biển, du lịch biển và kinh tế biển.
Dự án do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư, là công trình giao thông cấp 2, nhóm B, tốc độ thiết kế từ 50 - 80 km/h.
Điểm đầu tuyến tại Km3+600, giao với đường ĐH31 thuộc thôn Xuân Phú, xã An Ninh Đông; điểm cuối tuyến tại Km11+082, giáp với đường dẫn phía Bắc cầu An Hải thuộc thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An.
Về quy mô đầu tư, đoạn đầu tuyến dài 2,7 km có nền đường rộng 42 m, mặt đường rộng 16 m, dải phân cách giữa rộng 16 m, vỉa hè rộng 10 m. Đoạn cuối tuyến dài 4,78 km có nền đường rộng 52 m, mặt đường rộng 16 m, dải phân cách giữa rộng 26 m, vỉa hè rộng 10 m.
Xe rửa đường tránh bụi cho người dân khu vực
Để thực hiện dự án này, tổng diện tích phải thu hồi đất khoảng 44 ha, số thửa bị ảnh hưởng 859 thửa. Trong đó 557 thửa có sổ; 177 thửa không có sổ; đất UBND xã quản lý 125 thửa; đất ở bị ảnh hưởng 221 thửa.
Sau khi được giao mặt bằng, đơn vị thi công là Tổng công ty Thành Trung tập trung, huy động nhân sự, thiết bị tập kết thi công gồm 20 công nhân, 4 xe đào, 5 xe lu, 2 xe ủi và 10 xe ben.
Đại tá Trần Văn Toản - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an.
Những ngày Tết, nhiều người đã tìm đến khu văn hóa tâm linh Đà Sơn để du xuân và ngắm tượng Phật khổng lồ đang thi công.
Hai cung nữ ở Tử cấm thành, hồ nước ở lăng vua Minh Mạng, nội thất của lăng Khải Định... là loạt ảnh tư liệu hiếm về Cố đô Huế do người Pháp thực hiện những năm 1930-1940.
Các chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng AI để “vẽ lại” khuôn mặt của một số nhân vật lịch sử nổi tiếng như hoàng đế Quang Tự, Phú Sát hoàng hậu...
Kỳ lạ hơn là người dân trong làng còn tìm thấy những 'sinh vật sống' trong ngôi mộ cổ này.
Cách trung tâm Thủ đô khoảng 30km về phía Tây, tại làng Yên Lạc, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất có cây đa cổ 9 gốc trên 500 tuổi, gắn liền với lịch sử.
Khám nghiệm tử thi, công an thu được mẫu da trong móng tay của nạn nhân. Đây được xác định là tình tiết cực kì quan trọng, chìa khóa để mở toang cánh cửa phá án.
Bà Lê Thị Dinh là cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn. Khi 8 tuổi, bà được gọi vào cung phục vụ cho Thánh Cung Hoàng hậu - vợ vua Đồng Khánh và bà Hoàng Thái hậu Từ Cung - vợ vua Khải Định.
Nhiều khán giả quan tâm đến cuộc sống hiện tại của Hồ Văn Cường, Thiêng Ngân, Tuyết Nhung và Quỳnh Trang.