Các sai phạm có hệ thống từ khâu cấp phép, nghiệm thu đến kiểm tra tại karaoke An Phú, tỉnh Bình Dương dẫn tới vụ cháy làm 32 người chết, trong đó có sự tiếp tay của các cán bộ phòng cháy chữa cháy.
Sau hơn hai năm xảy ra vụ cháy karaoke An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương (đêm 6-9-2022), vụ án dự kiến được đưa ra xét xử cuối tháng 10-2024.
Trong số sáu bị cáo bị xét xử, có tới bốn người nguyên là cán bộ phòng cháy chữa cháy tại tỉnh Bình Dương (ngoài ra còn một cựu cán bộ đã qua đời trong quá trình điều tra). Các bị cáo là cựu cán bộ này đã có sai phạm liên quan công tác phòng cháy chữa cháy tại karaoke An Phú từ khâu thẩm định, nghiệm thu đến kiểm tra định kỳ.
Chẳng hạn với bị cáo Nguyễn Văn Võ (39 tuổi), cựu cán bộ Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an TP Thuận An, là người trực tiếp quản lý công tác phòng cháy chữa cháy của quán karaoke An Phú từ năm 2020 đến thời điểm xảy ra vụ cháy.
Ngay sau khi vụ cháy xảy ra đêm 6-9-2022, ông Võ đã tự soạn ba biên bản khống kiểm tra đề ngày 27-4-2021, 20-12-2021 và 27-4-2022. Mặc dù thực tế những ngày trên không tiến hành kiểm tra nhưng ông Võ đã nhờ người đưa biên bản để người quản lý của karaoke An Phú ký khống nhằm hợp thức hóa hồ sơ, né tránh trách nhiệm.
Việc "ngó lơ" vi phạm trong quá trình hoạt động của karaoke An Phú cũng từng được cấp trên của ông Võ thực hiện. Theo cáo trạng, ông Nguyễn Duy Linh, cựu đội trưởng Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn TP Thuận An, từ năm 2019 đến thời điểm xảy ra vụ cháy karaoke An Phú chịu trách nhiệm điều hành chung của đội, trong đó có thời điểm trực tiếp phụ trách địa bàn phường An Phú, nơi có karaoke An Phú.
Theo cáo trạng, cựu đội trưởng Linh "nhiệt tình" đến mức khi có bảng phân công cho cán bộ khác phụ trách địa bàn phường An Phú thì ông vẫn trực tiếp quản lý mà không bàn giao cho đồng nghiệp. Cụ thể từ ngày 26-2-2020 đến tháng 6-2020, một cán bộ tên Lợi được giao phụ trách, từ ngày 10-11-2020 đến ngày
13-12-2021 cán bộ tên Hồng được giao phụ trách. Nhưng thực tế cả hai người này không nhận được bảng phân công, việc theo dõi địa bàn An Phú và quán karaoke An Phú vẫn do ông Linh thực hiện.
Ông Linh đã bị khởi tố với cáo buộc vừa là chỉ huy đội vừa là cán bộ trực tiếp quản lý địa bàn phường An Phú nhưng không thực hiện đầy đủ, không đúng quy định của pháp luật và chức trách nhiệm vụ được giao.
Sau khi vụ cháy xảy ra, hồ sơ, quá trình thực hiện hệ thống phòng cháy chữa cháy được lật lại, hé lộ thông tin bất ngờ là hệ thống phòng cháy chữa cháy tại karaoke An Phú lại do chính một cán bộ cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Bình Dương thi công. Hồ sơ nghiệm thu sau đó cũng bị hợp thức hóa vi phạm.
Theo cáo trạng, bà Phạm Thị Hồng là cán bộ công tác tại đội tổng hợp của Phòng hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bình Dương vào năm 2017. Mặc dù bà Hồng không có tư cách pháp nhân, không được cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn nhận thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy của cơ sở An Phú.
Sau khi cung cấp vật tư và thuê người khác thi công, bà Hồng lợi dụng mối quan hệ với đồng nghiệp là ông Phạm Quốc Hùng (công tác cùng đội với bà Hồng) nhờ kiểm tra, nghiệm thu. Ông Hùng không trực tiếp đến hiện trường kiểm tra mà nể nang mối quan hệ với đồng nghiệp Hồng nên đã lập khống biên bản kiểm tra, nghiệm thu. Việc được nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy là căn cứ để karaoke An Phú được phép hoạt động.
Để hợp thức hóa hồ sơ đề nghị nghiệm thu, bà Hồng còn nhờ ông Nguyễn Thành Luân, giám đốc Công ty TNHH MTV Thái Bình Anh, là đơn vị đủ điều kiện kinh doanh phòng cháy chữa cháy. Ông Luân ký vào các bản vẽ hoàn công, biên bản hoàn thành lắp đặt, nghiệm thu... dưới mục "đơn vị thi công" dù thực tế công ty của ông không thi công.
Cơ sở karaoke An Phú hoạt động trên khuôn viên đất rộng gần 800m2, diện tích xây dựng hơn 1.836m2 với kết cấu một trệt ba lầu. Từ năm 2016, gia đình ông Lê Anh Xuân, chủ cơ sở, xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nhưng sau đó đã được cải tạo thành cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke. Chủ nhà đã tự thay đổi một số thiết kế công trình so với hồ sơ được thẩm duyệt, cấp phép xây dựng ban đầu.
Theo cáo trạng, cơ sở karaoke An Phú bị bịt kín một số cửa sổ, biển quảng cáo che kín ngoài mặt tiền. Hệ thống bơm chữa cháy của karaoke An Phú không hoạt động, bình ắc quy dự phòng của trung tâm báo cháy bị hư hỏng. Ông Xuân bị cáo buộc có hàng loạt vi phạm như: không thường xuyên kiểm tra hệ thống chữa cháy, không có lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở nên không phát hiện hệ thống chữa cháy tự động của cơ sở không hoạt động được, khi xảy ra cháy nhân viên của cơ sở không có kỹ năng xử lý ban đầu nên để lửa cháy lan...
Theo Viện KSND tỉnh Bình Dương, đối với vi phạm của các cán bộ liên quan công tác quản lý xây dựng, cấp phép chuyển đổi công năng từ nhà ở riêng lẻ sang cơ sở kinh doanh karaoke và kiểm tra hệ thống điện, do hết thời hạn nên được tách ra để tiếp tục điều tra, xử lý.
Có 5 bị cáo bị truy tố về tội "vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy" gồm: Lê Anh Xuân (chủ cơ sở karaoke An Phú), Nguyễn Thành Luân (giám đốc Công ty Thái Bình Anh). Ba cựu cán bộ gồm: Vũ Trường Sơn, Phạm Quốc Hùng, Phạm Thị Hồng.
Một bị cáo là cựu cán bộ bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" là Nguyễn Văn Võ. Đối với cựu cán bộ Nguyễn Duy Linh bị khởi tố, nhưng trong quá trình điều tra ông Linh qua đời nên được đình chỉ điều tra bị can.
Trong khi đó, theo kết luận giám định pháp y, trong số 32 tử thi được gửi mẫu giám định độc chất thì có 31/32 mẫu có nồng độ cồn trong máu.
Sau khi xảy ra vụ cháy, chủ cơ sở karaoke An Phú hỗ trợ chi phí mai táng mỗi trường hợp từ 80 triệu đến hơn 100 triệu đồng. Theo cáo trạng, gia đình các nạn nhân tiếp tục đòi bồi thường dân sự tổng số tiền hơn 27 tỉ đồng.
Liên quan vụ một Việt kiều giúp đỡ người quen bằng cách cho mượn đất, nhưng sau đó lô đất này bị người mượn 'bán', tòa án huyện sẽ xét xử lại.
Trước thực trạng động đất liên tiếp xảy ra, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho rằng, Kon Tum cần xây dựng phương án phòng ngừa từ xa, tổ chức tập huấn các kỹ năng cho cán bộ và người dân.
Đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện chuyên khoa quốc tế ngoại thần kinh đều cho hay chi phí bệnh nhân đưa đi chụp MRI, CT-Scan được thanh toán tại Bệnh viện Chợ Rẫy và chi phí này (cả BHYT và dịch vụ) là giá của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Sau gần nửa ngày xảy ra vụ cướp tiệm vàng trong đêm 17/4, bà Lê Thị Thu H., chủ tiệm vàng Kim Sơn Hiền (50 Nguyễn Thiếp, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc) chưa hết bàng hoàng mỗi khi nhớ lại. Bà H. kể lại, khoảng 20h50 ngày 17/4, hai vợ chồng bà đang nằm nghỉ trong nhà, chị Lê Ngọc T. (con gái bà H.) ngồi ở phòng khách làm việc. Thời điểm trên, bất ngờ nghe nhiều tiếng động chát chúa phía quầy bán vàng, bật dậy xem thì phát hiện người đàn ông đang...
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Văn bản số 09/VBHN-BGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2023, hợp nhất Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh...
Cú va chạm mạnh khiến người phụ nữ lái xe máy tử vong tại chỗ, còn chiếc xe biến dạng, hư hỏng nặng.
Theo luật sư, các cơ quan có thẩm quyền cần phải vào cuộc làm rõ nguyên nhân vì sao con bò bị tuột dây chạy rông ngoài đường dẫn đến sự việc húc cụ bà 78 tuổi khiến nạn nhân tử vong.
Đào Công Chính được suy tôn là ông tổ ngành dưỡng sinh, ngang hàng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và Thiền sư Tuệ Tĩnh.
TP - “Tôi cho rằng “dám nghĩ, dám làm” nên được coi là một tiêu chí cứng, một điểm cộng cho những ứng viên vào các vị trí lãnh đạo trong tương lai. Những con người có tư duy và khát khao đột phá, sáng tạo sẽ có những hành động quyết liệt tạo ra sự thay đổi tích cực, đột phá cho địa phương, đất nước”, TS. Nguyễn Văn Đáng, nhà nghiên cứu Quản trị công và Chính sách, giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nói.