Nhiều cán bộ dân số ở các tỉnh Tây Bắc đã bật khóc khi biết tin đồng nghiệp sẽ được tăng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% trong khi với họ vẫn giữ nguyên 30%. Cảm giác buồn tủi bao trùm bởi ở nơi vùng cao nghèo khó, với họ thêm một đồng cũng rất quý.
Đến khi có chế độ đãi ngộ thì mình bị bỏ rơi
Năm 2021, khi dịch COVID-19 bùng phát, ông bố đơn thân Nguyễn Quang Hiếu (SN 1991, cán bộ dân số Trung tâm Y tế TP Sơn La, tỉnh Sơn La) gửi con gái 3 tuổi nhờ bố chăm sóc để tham gia chống dịch.
“Cảnh gà trống nuôi con, phải đi dài ngày, em thương con gái lắm. Bố em còn bị bệnh tim. Thế nhưng khi ấy, chúng em không xông pha tuyến đầu thì rất sợ dịch bệnh sẽ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến cộng đồng”, Hiếu tâm sự.
Lúc dịch bệnh được khống chế, Hiếu lại tiếp tục công việc của trung tâm y tế bao gồm khám chữa bệnh cho người cao tuổi, cấp phát thuốc, tiêm chủng mở rộng.
Khi Nghị định số 05/2023/NĐ-CP được áp dụng, đồng nghiệp của Hiếu là viên chức y tế được hưởng 100% phụ cấp ưu đãi, còn Hiếu chỉ được 30%. Lý do: Anh là viên chức dân số, không phải viên chức y tế!.
“Khi làm thì không có sự phân biệt, đến khi có chế độ đãi ngộ thì mình bị bỏ rơi”, Hiếu buồn rầu tâm sự.
“Bây giờ tôi mới biết mình không phải nhân viên y tế”
Đã công tác ở ngành dân số (sau này sáp nhập về Trung tâm Y tế TP Sơn La) 13 năm, chị Nguyễn Thị Thoa (SN 1972, Trạm Y tế phường Tô Hiệu) vẫn đang chật vật trang trải cuộc sống gia đình bằng mức lương 6,9 triệu/tháng.
Đợt cao điểm dịch, chị Thoa làm việc ở khu cách ly 28 ngày, được về nhà 3 ngày lại tiếp tục đi chống dịch 14 ngày. Nhiều hôm chị cùng đồng nghiệp đi lấy mẫu, truy vết, hướng dẫn F0 điều trị tại nhà từ sáng đến đêm. Khắp các bản làng nơi đâu cũng có dấu chân chị.
“Mình làm tất cả công việc như y tế từ tiêm chủng mở rộng, truyền thông y tế, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc… nhưng đến khi đồng nghiệp hưởng phụ cấp, mình mới biết không phải nhân viên y tế”, chị Thoa bật khóc.
Nữ cán bộ lý giải, theo Nghị định 05, viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở được tăng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề từ 40% đến 70% lên 100% trong 2 năm (2022 và 2023). Trong khi đó, viên chức y tế của trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã vẫn đang hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề 30%.
“Một đồng nghiệp của chúng tôi ở xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã gặp tai nạn giao thông dẫn đến tử vong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trực chốt COVID-19. Chúng tôi vẫn luôn động viên nhau phải cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thế nhưng Nghị định 05 ra đời đã bỏ rơi chúng tôi, coi chúng tôi chỉ là đối tượng huy động chống dịch”, chị Thoa nức nở.
“Chẳng được công nhận, chẳng bằng ai cả…”
Nhìn lại quãng thời gian chống dịch, chị Phạm Mỹ Linh (1983, Trạm Y tế thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) không hiểu sao mình và đồng nghiệp có thể làm được những điều phi thường đến vậy.
Đó là những ngày tháng làm việc xuyên trưa, thâu đêm. Cả Trạm Y tế có 4 người thì 2 người mắc COVID-19, 2 người còn lại “trực chiến”. Hồi đầu dịch COVID-19, do chưa phủ rộng tiêm vaccine nên từ mờ sáng, bà con đã xếp hàng ở Trạm Y tế lấy mẫu xét nghiệm.
“Có hôm đến 23h30, tay cầm bông lấy dịch hầu mà nhiều khi cứng đơ, không thể giơ tay lên được. Thậm chí khát khô miệng nhưng không dám uống nước vì sợ phải cởi trang phục bảo hộ đi vệ sinh vừa mất thời gian vừa tốn thêm bộ khác…”, chị Linh kể lại.
“Lúc làm việc thì không thấy ai thắc mắc cán bộ dân số xung phong lên tuyến đầu chống dịch, khi có chế độ ưu đãi thì họ mang chức năng nhiệm vụ dân số, coi chúng tôi như lực lượng tăng cường.
Từ khi biết tin mình không được tăng chế độ ưu đãi như đồng nghiệp, tôi thực sự buồn. Lúc nào cũng nghĩ có làm đến thế, đến nữa cũng chỉ thế thôi. Chẳng được công nhận, chẳng bằng ai cả…”, nữ cán bộ dân số rưng rưng.
Kiêm hàng loạt nhiệm vụ, phụ cấp không thay đổi
Nguyễn Văn Quyền (SN 1984 Trạm Y tế xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) buồn buồn tủi tủi khi hay tin Nghị định 05 được áp dụng và gạt cán bộ dân số như anh sang một bên.
Anh Quyền kể, trong thời gian công tác tại trạm y tế xã, ngoài công tác Dân số, anh còn kiêm thêm nhiệm vụ truyền thông giáo dục sức khỏe; phụ trách chương trình phòng chống tai nạn thương tích; quản lý và theo dõi tử vong tại cộng đồng; phụ trách chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật; phụ trách phần mềm tiêm chủng COVID-19; phụ trách cấp phát thuốc bảo hiểm y tế khi cán bộ Dược vắng mặt hoặc nghỉ phép...
Thời điểm dịch lây lan, anh Quyền được trạm trưởng Trạm Y tế phân công vào đội xung kích của huyện Tân Uyên. Suốt nhiều tháng trời, anh mòn chân mỏi gối đi khắp bản làng lấy mẫu, truy vết, phun khử khuẩn môi trường, hỗ trợ tiêm phòng COVID-19...
Với khối lượng công việc khổng lồ nêu trên, mức lương hiện tại của anh Quyền sau 13 năm công tác là 5.837.000 đồng. Số tiền này sẽ không thay đổi sau khi Nghị định 05 được áp dụng, trong khi đó đồng nghiệp của anh cùng chung nhiệm vụ nhưng được hưởng 100% ưu đãi bởi họ chính danh là viên chức y tế.
Nguyễn Thanh Tâm chuẩn bị rựa giấu trong người rồi đi vào quán cà phê 'đèn mờ', lợi dụng nhân viên không chú ý đã ra tay giết người, cuớp tài sản trốn xuống Long An.
Phạm Minh Cường (37 tuổi, biệt danh Cường “quắt”, trú tại tỉnh Thái Bình) bị khởi tố thêm tội danh liên quan hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Chuyến thăm của Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko sẽ tạo ra xung lực mới cho việc củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Belarus.
Công an huyện Châu Thành xử phạt 750.000 đồng đối với người đàn ông đi xe đạp vì vi phạm nồng độ cồn trên 0.4 miligam/1 lít khí thở.
Trong lúc cùng người thân ra bờ kênh hồ Kẻ Gỗ vui chơi, bé trai 2 tuổi ở Hà Tĩnh không may sẩy chân rơi xuống, bị nước cuốn trôi.
Chiều 4/5, tại sân công viên Hội An, UBND TP Hội An tổ chức hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” cấp thành phố năm 2024. Hội thi thu hút sự tham gia của 5 đội thi, đại diện cho 16 tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) đến từ các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Cẩm Châu, Cẩm An. Hầu hết các phường này nằm trong khu vực trung tâm, nơi đang tọa lạc di sản khu phố cổ Hội An với hàng...
Liên quan vụ Shark Thủy , nhiều nhà đầu tư hiện nay rơi vào cảnh tiền mất tật mang, kinh tế gia đình suy kiệt vì tin vào những lời...
Thông tin từ TAND tỉnh Quảng Ninh, ngày mai (10/4), TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử ông Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng cùng 12 bị cáo khác liên quan các tội danh: Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Trốn thuế. Ông Ca bị Viện KSND tỉnh Quảng Ninh truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự. Phiên tòa dự...
Sáng 21/6, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh chúc mừng, thưởng nóng lực lượng Công an thành phố vì thành tích điều tra, khám phá chuyên án sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả đặc biệt lớn tại Đà Nẵng và TP.HCM. Báo cáo tại buổi khen thưởng, Trung tá Nguyễn Kim Trung, Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế - Môi trường Công an TP Đà Nẵng cho biết, sau thời gian lập án đấu tranh, ngày 14/6, đơn vị phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ của Công an...