Campuchia: 38 năm Hun Sen

07:50 21/08/2023

Ngày 22-8, ông Hun Sen sẽ chuyển giao chức thủ tướng Campuchia cho con trai Hun Manet. Đến hôm đó, ông đã nắm quyền y được 14.099 ngày, tức 38,5 năm. Trong thực tế, ông đã ở vị trí lãnh đạo hầu như cả đời, theo cách riêng của

Ngày 22-8, ông Hun Sen sẽ chuyển giao chức thủ tướng Campuchia cho con trai Hun Manet. Đến hôm đó, ông đã nắm quyền y được 14.099 ngày, tức 38,5 năm. Trong thực tế, ông đã ở vị trí lãnh đạo hầu như cả đời, theo cách riêng của mình.

Cách đây 5 năm, hôm 26-7-2018, kênh France 24 nhận xét: "Với 33 năm cầm quyền, Thủ tướng Campuchia hiện giữ kỷ lục về tuổi thọ chính trị ở châu Á. Ông Hun Sen tự coi mình là tộc trưởng của một triều đại mà ông dự định sẽ thiết lập chắc chắn thêm một chút nữa nhờ cuộc bầu cử lập pháp sắp tới".

Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 1.

5 năm sau, đúng ngày 26-7 năm nay, France 24 lại nhắc: "Thủ tướng Campuchia Hun Sen, một trong những nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất thế giới, hôm thứ tư cho biết ông sẽ từ chức và trao quyền lực cho con trai cả sau gần 4 thập kỷ cai trị theo đường lối cứng rắn".

Tất cả đã có thể bắt đầu từ thành tích lớn nhất - có lẽ là như thế - của ông: góp phần tái lập hòa bình Campuchia.

Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 2.

Năm 1985, khi được Quốc hội Campuchia chỉ định kế nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao Chan Sy, qua đời khi đang tại chức vào tháng 12-1984, ông Hun Sen mới 33 tuổi. Sau đó, ông được bầu làm chủ tịch hội đồng bộ trưởng và thủ tướng. Là bộ trưởng ngoại giao, rồi thủ tướng, ông đã đóng vai trò nòng cốt trong cuộc đàm phán Paris tái lập hòa bình ở Campuchia.

Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 3.

Từ năm 1988, ông Hun Sen đã gặp cựu hoàng Norodom Sihanouk tại Pháp, dù các trao đổi không đi tới kết quả cụ thể nào. Sau khi ông lên làm thủ tướng, các cuộc đối thoại mang một tầm vóc mới, đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của ASEAN - các cuộc họp không chính thức Jakarta (Jakarta Informal Meetings, JIM), diễn ra vào các năm 1988 và 1989, nhưng cũng chưa có kết quả.

Đến đây, hai ngoại trưởng Ali Alatas của Indonesia và Roland Dumas của Pháp xuất hiện, qua lại Việt Nam không ít lần. Kết quả là một hội nghị hòa bình được tổ chức tại Paris từ cuối tháng 7-1989 với sự tham dự của ngoại trưởng các bên liên quan: James Baker (Mỹ), Edouard Chevardnadze (Liên Xô), Geoffrey Howe (Anh), Tiền Kỳ Tham (Trung Quốc), Javier Pérez de Cuéllar (tổng thư ký Liên Hiệp Quốc)... Họp tới họp lui đến ngày 23-10-1991 thì kết thúc bằng một văn kiện ký kết.

Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 4.

Hai nhân vật chính trong quá trình đàm phán bốn bên Campuchia này là ông hoàng Sihanouk và ông thủ tướng Hun Sen. Đỉnh điểm của quá trình đàm phán là việc ông Hun Sen bay qua Bắc Kinh đón ông Sihanouk về lại Phnom Penh tháng 11-1991.

Bản thân người viết cũng háo hức như mọi người khác coi đài truyền hình Campuchia thuật lại việc ông Hun Sen rất trân trọng, sang Bắc Kinh đón ông hoàng về, rồi đứng trên phi đạo sân bay Pochentong chờ chiếc máy bay Boeing 707 của Air China hạ cánh, cảnh ông hoàng ra xe, một chiếc Chevrolet Impala đời 1963 màu trắng mui trần (để dân chúng thấy mặt mà hoan hô) chở ông về lại hoàng cung, dự cuộc họp báo "tả khổ" bao nhiêu năm lưu vong buổi chiều hôm đó.

Thành tích lớn nhất của ông Hun Sen là đã thức thời, ngộ được tình thế, tự kiềm chế các tham vọng, nhượng bộ một đối thủ mà William Branigin của The Washington Post 15-11-1991, cùng nhiều cây bút khác, đã gọi là "kẻ thù không đội trời chung".

Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 5.
Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 6.

Nếu quen thuộc với lịch sử làm chính trị của ông Hun Sen, nhất là giai đoạn "chung sống" với các phe đối lập mọc như nấm sau mưa ở Canpuchia từ khi Hoàng thân Sihanouk hồi loan, không thể không thấy rằng ông Hun Sen đã nhiều lần tứ bề thọ địch, song cuối cùng vẫn là người thắng cuộc.

Không khí tại cuộc bầu cử năm 1993 ở Campuchia trong bức ảnh tư liệu được đăng lại trên tài khoản của ông Rainsy Sam vào ngày 23-5-2023. Ảnh: Twitter của Rainsy Sam

Từ một thủ tướng độc đảng, ông sẵn sàng "dọn qua" khung cảnh mới, đa đảng, đầy bất trắc. Trong cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức vào tháng 5-1993, Hoàng thân Norodom Ranariddh thuộc FUNCINPEC (nhóm bảo hoàng) về nhất với 45,5% phiếu bầu cùng 58 ghế, trong khi ông Hun Sen cùng Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) chỉ được 38,2% số phiếu, tương đương 51 ghế .

Năm nay là cuộc bầu cử định kỳ 5 năm lần thứ 7 ở Campuchia kể từ đó, và ông Hun Sen cùng CPP lại ra mắt chính phủ thứ 7. Cũng đáng nhìn lại bốn kỳ bầu cử đầu tiên, khi ông Hun Sen còn chưa gom thu quyền lực về một mối:

Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 8.

Như trên đã nói, ngoài Hoàng thân Ranariddh về nhất và ông Hun Sen về nhì, còn có ông Son Sann thuộc Đảng Dân chủ tự do Phật giáo (BLDP) về thứ ba. Không giành đủ đa số, FUNCINPEC phải đàm phán để liên kết với CPP lập chính phủ "lưỡng đầu" theo công thức 45 + 45 + 10 (FUNCINPEC và CPP mỗi đảng nhận 45% số ghế chính phủ, còn 10% dành cho BLDP). Trong cơ chế này, có khi cùng một bộ có hai nhóm "đồng thủ trưởng". Tranh chấp ráo riết dẫn đến khủng hoảng chính trị, rồi bùng phát thành xung đột đẫm máu vào tháng 5-1997. Giao tranh nổ ra vì cáo buộc Hoàng thân Ranariddh lén đưa vũ khí vào Phnom Penh, khiến ông bị tước quyền miễn trừ nghị viện bởi Quốc hội với 98/99 phiếu.

Thủ tướng Hun Sen bắt tay các cử tri ủng hộ ông năm 1997. Ảnh: Reuters
Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 10.

Đảng CPP của ông Hun Sen thắng cuộc bầu cử tháng 7-1998, nhưng chỉ được 64 ghế, không hội đủ 2/3 số ghế để chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc hội, trong khi FUNCINPEC được 43 ghế và Đảng Sam Rainsy 15 ghế (trên tổng số 122 ghế). Sau 7 cuộc họp, đến giữa tháng 11-1998, cả CPP và FUNCINPEC đều hoan nghênh thỏa thuận để ông Ranariddh làm chủ tịch, ông Hun Sen làm thủ tướng, còn Sam Rainsy là phe đối lập. Cũng theo thỏa thuận này, khoảng 60% các vị trí trong nội các dành cho CPP, và 40% cho FUNCINPEC.

Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 11.

Bế tắc chính trị kéo dài 11 tháng sau bầu cử, chính phủ chỉ được thành lập vào tháng 7-2004. Giải pháp chính trị là sự phân chia quyền quản lý các bộ: CPP kiểm soát 15 bộ và một ban thư ký, FUNCINPEC 9 bộ và một ban thư ký. Hai bộ sức mạnh Quốc phòng và Nội vụ phải có các bộ trưởng của cả hai đảng.

Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 12.
Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 13.

Cuộc bầu cử năm 2008 là bức tranh chính trị hoàn toàn khác: CPP giành được 90 ghế, Sam Rainsy 26 ghế, Đảng Nhân quyền 3 ghế, còn phe bảo hoàng tách ra làm hai và thua tan tác, ông Ranariddh 2 ghế và FUNCINPEC 2 ghế. Thành công vang dội này khiến việc thành lập chính phủ nhiệm kỳ IV không còn là trở ngại với CPP và ông Hun Sen. Kết quả là hầu như toàn bộ thành phần nội các năm 2008 đều là người của CPP.

Từ đây trở đi, ông Hun Sen coi như không còn đối thủ chính trị đúng nghĩa. Kể từ hòa bình lập lại và bầu cử dân chủ được tổ chức, các nhà nghiên cứu đếm được ít nhất 1.118 người thuộc Chính phủ Campuchia đã được bổ nhiệm trực tiếp bởi ông Hun Sen!

Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 14.

Từ ngữ "triều đại" trong bản tin mà France 24 dùng để gọi chế độ Hun Sen được cụ thể hóa bằng cụm từ "trao quyền lực cho con trai cả", và bổ nghĩa bằng cụm từ "cai trị theo đường lối cứng rắn". Đó là về nội dung, còn về hình thức thì tất cả các động thái đó đều đã diễn ra trong một kịch bản dân chủ và bầu cử tự do như đã thấy hôm chủ nhật 23-7 vừa rồi, với đầy đủ lệ bộ.

Dự kiến các thành viên Chính phủ mới của Campuchia (còn khuyết một số vị trí), cập nhật đến ngày 27-7 - Đồ họa: NGỌC ĐỨC - NGỌC THÀNH

Trong bối cảnh "bình định" chính trường đó, ông Hun Sen có thể yên trí mà từ chức và chuyển ghế thủ tướng cho con trai Hun Manet bằng một thông báo giản dị: "Tôi mong người dân thông cảm khi tôi thông báo rằng tôi sẽ không tiếp tục làm thủ tướng. Mặc dù tôi đã được tuyên bố là ứng cử viên thủ tướng cho nhiệm kỳ chính phủ thứ bảy, nhưng hoàn cảnh buộc chúng ta phải chuẩn bị cho chính phủ tiếp theo ngay từ đầu. Hun Manet sẽ là thủ tướng tiếp theo". Ông cũng giải thích thêm: "Nếu tôi tiếp tục làm thủ tướng một hai năm nữa, có thể có bất an trong một thời gian. Do đó, điều cần thiết là nội các mới, bao gồm hầu hết là thế hệ trẻ, nhận nhiệm vụ sớm".

Thủ tướng Hun Sen (bên trái) và con trai Hun Manet trong một buổi lễ tại một căn cứ quân sự ở Phnom Penh tháng 10-2009 - Ảnh: AFP

Jim Laurie, cây bút về Campuchia từng gặp ông Hun Sen khi ông còn là bộ trưởng ngoại giao, nói với Aljazeera 22-7, ngay trước bầu cử: "Manet đã ra sức phát triển các mối quan hệ giữa những người dưới 50 tuổi trong cộng đồng doanh nghiệp và hướng CPP già cỗi tới một tương lai trẻ".

Ông Laurie còn đưa ra giải thích khá sát thực tế: đây sẽ là cuộc bầu cử cuối cùng của ông Hun Sen, do lẽ năm 2028 thì ông đã 76 tuổi, nên xếp đặt quá trình kế vị chính trị từ bây giờ là hợp lý. Có lẽ ông Hun Manet chưa tự tin lắm để ra tranh cử mà không có cái "áo khoác" - chớ không phải cái bóng - của người cha. Không sao, "tất cả đều ổn thỏa khi kết thúc ổn thỏa", một ngạn ngữ Pháp rọi sáng tình hình.■

Campuchia: 38 năm Hun Sen - Ảnh 17.

NỘI DUNG: HỮU NGHỊ

THIẾT KẾ: VÕ TÂN

DỮ LIỆU: D. KIM THOA

Có thể bạn quan tâm
14 đại tá, thượng tá được đề nghị tặng huân chương, danh hiệu chiến sĩ

14 đại tá, thượng tá được đề nghị tặng huân chương, danh hiệu chiến sĩ

13:00 23/05/2023

Bộ Công an vừa công bố danh sách các cá nhân gồm Giám đốc, Chánh văn phòng, Trưởng phòng... là các đại tá, thượng tá đề nghị tặng thưởng huân...

Cộng đồng các nước Đông Phi kêu gọi chấm dứt chiến sự ở Sudan

Cộng đồng các nước Đông Phi kêu gọi chấm dứt chiến sự ở Sudan

17:50 13/06/2023

Thư ký điều hành của Cơ quan Liên chính phủ về phát triển khu vực Đông Phi (IGAD) Workneh Gebeyehu cho rằng cuộc xung đột đang diễn ra ở Sudan đã gây ra vô số đau khổ, với hàng trăm người thiệt mạng.

Liên đoàn Arab tạm ngừng đối thoại với Chính phủ Syria

Liên đoàn Arab tạm ngừng đối thoại với Chính phủ Syria

15:00 28/09/2023

Tuyên bố của Ủy ban Liên lạc cấp bộ trưởng của AL cho biết trong cuộc đàm phán với Liban, Chính phủ Syria đã từ chối tiếp nhận hàng trăm nghìn người Syria đang tị nạn ở nước láng giềng.

Khánh Hòa tăng cường kiểm soát hàng rong trước cổng trường sau nhiều vụ ngộ độc thực phẩm

Khánh Hòa tăng cường kiểm soát hàng rong trước cổng trường sau nhiều vụ ngộ độc thực phẩm

06:00 12/04/2024

Sau nhiều vụ học sinh ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa khiến phụ huynh hoang mang, chính quyền địa phương đã vào cuộc để ngăn chặn tình trạng thực phẩm bẩn bủa vây xung quanh trường học.

Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu mới

Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu mới

09:10 26/06/2024

Ngày 25-6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 15 - tổ chức ở TP Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

Xử phạt 2 doanh nghiệp xả thải trái phép sau phản ánh của TTXVN

Xử phạt 2 doanh nghiệp xả thải trái phép sau phản ánh của TTXVN

20:20 12/07/2023

Hai doanh nghiệp ở Tây Ninh bị xử phạt 1,6 tỷ đồng về hành vi lắp đặt ống xả thải ngầm ngoài giấy phép sau khi TTXVN phản ánh tình trạng nước sông Vàm Cỏ Đông chuyển sang màu đen kèm mùi hôi.

Mong ước ngày Tết của những ngư phủ chông chênh giữa sông Hồng

Mong ước ngày Tết của những ngư phủ chông chênh giữa sông Hồng

17:40 04/02/2024

Trên chiếc thuyền cũ neo tạm bằng dây thừng sát bờ sông Hồng, chị Hiếu cẩn thận xếp lại lưới đánh cá mới mua để tối ngược dòng kiếm con cá, con tôm nuôi hai đứa con nhỏ.

Cháy trạm xăng Indonesia ngay sát khu dân cư đông đúc, 13 người thiệt mạng

Cháy trạm xăng Indonesia ngay sát khu dân cư đông đúc, 13 người thiệt mạng

16:30 04/03/2023

Các quan chức Indonesia kêu gọi điều tra và kiểm toán các cơ sở của công ty năng lượng nhà nước Pertamina sau vụ cháy tại cơ sở lưu trữ...

Cục Cảnh sát Kinh tế đề nghị cung cấp toàn bộ hồ sơ dự án Phúc Sơn tại Khánh Hòa

Cục Cảnh sát Kinh tế đề nghị cung cấp toàn bộ hồ sơ dự án Phúc Sơn tại Khánh Hòa

21:50 27/02/2024

Cục Cảnh sát Kinh tế (Bộ Công an) vừa đề nghị tỉnh Khánh Hòa cung cấp toàn bộ thông tin, hồ sơ liên quan các dự án, công trình của Công ty Cổ phần tập đoàn Phúc Sơn trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác điều tra.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới