Ngay sau khi chiếc máy bay Yak-130 gặp sự cố tại Bình Định, hàng trăm người đã xuyên đêm băng rừng tìm thấy hai phi công an toàn.
Trong hành trình tìm kiếm khẩn trương giữa đêm, Viettel Bình Định đã góp công lớn về thông tin kỹ thuật và cả con người giúp nhóm tìm kiếm tiếp cận sớm hai phi côn, đưa ra trong đêm.
14h chiều 6-11, khi đang chuẩn bị cuộc họp tại trụ sở ở TP Quy Nhơn, ông Phạm Tấn Tiến - giám đốc Viettel Bình Định - nhận được cuộc gọi từ ông Phạm Anh Tuấn - chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.
Chủ tịch tỉnh Bình Định thông tin ngắn gọn cho ông về vụ rơi máy bay huấn luyện Yak-130 và 2 phi công đã nhảy dù ở huyện miền núi Tây Sơn, yêu cầu Viettel Bình Định triển khai giải pháp kỹ thuật để phát hiện vị trí 2 phi công.
Biết sự việc nghiêm trọng, ông Tiến nhanh chóng lấy số điện thoại 2 phi công rồi gọi bộ phận kỹ thuật chỉ đạo theo dõi vị trí cuối cùng để khoanh vùng.
Khi đã có vị trí tương đối, Viettel Bình Định lập tức cử cán bộ cơ động lên khu vực hiện trường lắp thêm các trạm phát sóng, nâng công suất máy phát và xoay hướng ăng ten vào vùng núi để dò sóng điện thoại.
Ngay sau khi tăng cường độ máy phát, Viettel Bình Định lần lượt nhận được tín hiệu và gọi điện thoại trực tiếp cho phi công, yêu cầu họ gửi vị trí tọa độ. Cùng với đó, các cán bộ Viettel tại địa bàn trực tiếp tham gia 2 mũi tìm kiếm cùng lực lượng chức năng.
Trò chuyện với Tuổi Trẻ Online sau một đêm mệt nhoài, anh Nguyễn Quang Ẩn (34 tuổi), nhân viên kỹ thuật Viettel Bình Định tại cụm Tây Sơn - Vĩnh Thạnh, nói chiều 6-11, anh đang lắp trạm phát sóng tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn thì công ty gọi điện yêu cầu tham gia hỗ trợ.
Đầu tiên anh Ẩn chạy vào trạm phát sóng Bình Định 126 trong xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn để xoay hướng ăng ten thu phát về hướng núi để hỗ trợ sóng tìm kiếm. Sau đó, khoảng 17h30 nhận được thông tin vị trí của phi công gặp nạn từ công ty chuyển xuống, anh tham gia cùng đoàn di chuyển vào rừng tìm người.
Anh Ẩn nhớ lại đoàn tìm kiếm xuất phát lúc 17h30 với hơn 30 người phía quân đội và người dân địa phương. Khi lội bộ đường rừng được khoảng 2 giờ cả đoàn tới một đoạn suối nước dâng cao, chảy rất xiết.
Con suối có cây cầu khỉ nhỏ nửa nổi nửa chìm, do quá mệt nên nhiều người ngồi nghỉ lại, còn khoảng 11 người qua cầu đi tiếp. Trong số này có anh Ẩn và 4 người dân địa phương, các chiến sĩ Trường bắn TB 2 và cán bộ không quân.
Cứ đi được một đoạn anh Ẩn lại mở điện thoại dò sóng để xác định vị trí và điều hướng tới nơi phi công gặp nạn. Bốn người dân địa phương có nhiệm vụ tìm đường gần nhất theo vị trí định hướng của anh Ẩn.
Họ cố gắng đi đường thẳng nhất có thể, gặp đá trèo thì qua, gặp cây cỏ dùng dao rựa phát lối đi. Nhiều lần các thành viên trong đoàn bị trượt ngã, lạnh và khát nhưng kiên quyết không bỏ cuộc.
Đến 20h, đoàn tìm thấy phi công Quân đầu tiên. Ông chỉ bị trầy xước nhẹ chân tay và vùng mặt. Anh em trong đoàn dừng lại đưa áo mưa cho mặc và cho nhai mì gói khô, cho uống nước hồi sức, nghỉ ngơi rồi đưa xuống.
"Lúc tìm thấy anh Quân, anh em đã rất mệt rồi, có người nêu ý kiến nên rút xuống để đội khác tiếp tục tìm phi công Sơn. Nhưng tôi mở máy thấy tọa độ của anh Sơn cách anh Quân chỉ khoảng 600 mét đường rừng.
Anh em ngồi bàn lại, bây giờ đi xuống chưa chắc đội khác lên đã tìm ra, nếu để anh Sơn trong rừng qua đêm mưa ướt lạnh sẽ rất nguy hiểm. Bởi vậy, đoàn thống nhất để các thành viên đuối sức hỗ trợ đưa phi công Quân xuống núi trước. Vài người còn lại tiếp tục cố gắng luồn rừng tiếp cận phi công Sơn" - anh Ẩn kể lại.
Dù chỉ cách nhau 600 mét nhưng nhóm dò dẫm từng bước một, mất 3 giờ nữa họ mới nghe tiếng hú của phi công Sơn vọng lại. Khoảng 23h, nghe tiếng hú càng gần và họ đáp lại, đi một lúc thì thấy phi công Sơn.
Lúc này cả đoàn gần như kiệt sức, họ đều bị căng cơ và đói, khát. Những chai nước mang theo đã uống hết từ lâu, còn 1 chai nước không ai dám uống và 2 gói mì họ để dành cho phi công. Lúc đi qua suối, khát quá cả đoàn đành uống tạm nước suối để tiếp tục hành trình.
Anh Ẩn cho hay lúc tìm được, hai phi công rất vui mừng, liên tục cảm ơn. Qua trò chuyện, họ cho biết đã cố gắng tìm đường xuống núi nhưng lội xuống thấy sông, lội lên thấy rừng, không xác định được phương hướng nên quyết định ở tại chỗ chờ lực lượng đến.
Trung tướng Phạm Trường Sơn - phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam - cho hay sau khi nhận tin báo, các lực lượng quân đội từ Quân khu V, Quân chủng Phòng không - Không quân đã phối hợp cùng chính quyền, người dân địa phương tích cực tìm kiếm bằng một loạt biện pháp kỹ thuật từ sóng điện thoại, định vị, radar để lần ra tín hiệu.
Mặt khác, tại sở chỉ huy, cán bộ kỹ thuật ngồi tính tốc độ, độ cao máy bay và thời điểm, cự ly phi công nhảy dù theo hướng gió để xây dựng kế hoạch giải cứu.
Trung tướng Sơn đánh giá dù thời tiết mưa to gió lớn, sông suối chảy xiết, rừng sâu dốc cao và đêm tối nhưng các lực lượng đã nhanh chóng phát hiện, tiếp cận giải cứu 2 phi công.
Ông Sơn đánh giá cao sự phối hợp, hiệp đồng triển khai kế hoạch giải cứu của các bên và nói rất thương anh em đã vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực cứu người dù trời mưa gió.
Clip nữ giáo viên bị nhóm học sinh dồn vào góc tường, buông lời xúc phạm ở Tuyên Quang; Bậc THCS ở TPHCM không phải đóng học phí hay Bộ GD&ĐT đề nghị điều tra, xử lý thông tin xuyên tạc về sách giáo khoa tiếng Trung Quốc;… là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
Quảng Trị - Vẫn chưa giải quyết được tình trạng bức tử rừng thông để chiếm đất rừng, nên địa phương yêu cầu các đơn vị liên quan hướng dẫn,...
Mũi Nghê là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách lựa chọn làm điểm đến trong những dịp lễ Tết hằng năm. Mũi Nghê ở đâu? Đi đến Mũi Nghê thế nào? Mũi Nghê là địa điểm du lịch nổi tiếng với vẻ đẹp mang đậm nét hoang sơ và hùng vĩ. Bạn có thể đắm chìm vào thiên nhiên trong lành và biển trời xanh mướt khi đến nơi đây để du lịch. Mũi Nghê nằm tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Bạn có thể đến Mũi Nghê bằng cách...
Quan chức Ukraine tiết lộ, tuyến đường sắt tới Crimea mà Nga đang xây dựng là 'mục tiêu quan trọng' đối với Kiev.
Dự án thu gom nước thải sinh hoạt trên sông Lừ (đoạn qua 3 quận Đống Đa, Thanh Xuân và Hoàng Mai, TP Hà Nội) được kỳ vọng sẽ giải...
Hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần bảo vệ môi trường, trả lại không gian xanh, sạch cho Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn.
Thông điệp mà nhiều tiểu thương muốn thể hiện bằng hành động phá hủy những cây hoa, chậu hoa chưa bán hết vào chiều 30 Tết chính là: Đừng mong trục lợi từ sự ế ẩm của chúng tôi, chúng tôi thà không bán, thà đập nát hoa còn hơn để quý vị ép bán với giá bèo bọt như cho không! Tiếc là thông điệp đó đã được truyền đi không đúng cách. Tôi rất thông cảm với tâm trạng của người bán hoa khi chỉ còn nửa ngày nữa là sang năm mới mà hàng vẫn tồn nhiều,...
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bãi bỏ quy định trái luật, yêu cầu các địa phương tiếp nhận, giải quyết thủ tục tách, hợp thửa theo quy định.
HĐXX tuyên phạt: Nguyễn Trọng Dương (SN 1989, ngụ Đồng Nai) 5 năm tù; Trần Đức Toàn (SN 1990, ngụ quận Bình Thạnh) 5 năm tù; Nguyễn Hùng Dũng (SN 1986, ngụ Vĩnh Long) 6 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thanh Phong (SN 1976, ngụ Vĩnh Long) 6 năm 6 tháng tù cùng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. HĐXX buộc bốn bị cáo trên phải nộp phạt bổ sung 50 triệu đồng. Cùng đồng phạm về tội danh trên, 14 bị cáo còn lại bị tuyên từ 3 năm hưởng án...