Cách xuồng không người lái giúp Ukraine thay đổi cục diện trên Biển Đen

12:50 30/06/2024

Ukraine sử dụng ngày càng nhiều xuồng không người lái để rải thủy lôi và tấn công chiến hạm Nga trên Biển Đen, khiến Moskva phải điều chuyển lực lượng để tránh tổn thất.

Khi hộ vệ hạm Nga Samum rời khỏi vùng an toàn tại vịnh Sevastopol vào tháng 9/2023, một vụ nổ xé toạc thân chiến hạm. Quân đội Nga sau đó cho biết chiến hạm phải chống trả đợt tấn công của xuồng không người lái Ukraine, loại vũ khí mà nước này liên tục sử dụng để tấn công lực lượng đối phương trong nhiều tháng qua.

Chuẩn tướng Ivan Lukashevych, lãnh đạo chương trình phát triển phương tiện mặt nước không người lái (USV) của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), ngày 24/6 cho biết vụ tập kích nói trên "là lần đầu tiên chiến hạm Nga bị vô hiệu hóa bởi thủy lôi mà xuồng không người lái Ukraine rải".

"USV trước đây chủ yếu phục vụ mục đích giám sát hoặc hậu cần", tướng Lukashevych nói. "Chúng tôi đang thực hiện những việc mà chưa ai trên thế giới làm".

Ukraine tuyên bố đánh chìm hoặc làm hư hại khoảng 20 chiến hạm của Nga bằng xuồng tự sát mang chất nổ hoặc thủy lôi do USV thả. Các phương tiện với kích cỡ bằng một chiếc thuyền đánh cá nhỏ còn gây thiệt hại đáng kể cho cầu Crimea bắc qua eo biển Kerch, nối bán đảo cùng tên với vùng Krasnodar của Nga.

Để đối phó, Nga phải phân tán lực lượng thuộc Hạm đội Biển Đen ra các căn cứ khác trong khu vực. Điều này khiến tên lửa Nga mất thêm thời gian để bay tới mục tiêu, giúp phòng không Ukraine có thể đánh chặn tốt hơn.

Các đợt tấn công của USV cũng buộc Nga phải điều máy bay và hệ thống tác chiến điện tử để đối phó, phần nào giảm bớt áp lực cho các đơn vị bộ binh Ukraine đang gặp khó trên chiến trường.

SBU hợp tác với hải quân Ukraine để xây dựng cách tác chiến mới với USV trong bối cảnh nước này không còn chiến hạm cỡ lớn nào. Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR) gần đây cũng tham gia hoạt động này.

Theo tướng Lukashevych, Ukraine đang tìm cách thiết lập đội tác chiến gồm 10-20 USV với chức năng khác nhau, khi kết hợp sẽ có khả năng tương đương một chiến hạm thông thường. Quân đội Ukraine gần đây cho biết đang thử nghiệm bệ phóng rocket trên USV để tập kích mục tiêu trên bờ, song chưa rõ hiệu quả đến đâu.

Sử dụng USV là chiến thuật của Ukraine khi phải đối mặt với đối thủ mạnh với nguồn lực lớn hơn rất nhiều. Ukraine vào năm 2022 muốn dỡ vòng phong tỏa của Nga với tuyến vận chuyển ngũ cốc, nhưng không còn chiến hạm cỡ lớn, không có tên lửa và không quân yếu thế, do đó không thể tấn công Hạm đội Biển Đen tại cảng hay trên biển.

Trung tướng SBU Vasyl Maliuk tìm tới Lukashevych, sĩ quan có nền tảng về kỹ thuật quân sự và kinh nghiệm trong tác chiến bí mật. Ông Lukashevych cho biết thách thức lớn nhất là chế tạo phương tiện có thể mang theo hàng trăm kg thuốc nổ, di chuyển được hàng trăm km, qua mặt hệ thống radar và tác chiến điện tử của Nga.

Khi thấy một phương tiện bay không người lái (drone) được điều khiển bằng dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX, Lukashevych nảy ra ý tưởng mới. Ông đề nghị bên chế tạo drone làm một nguyên mẫu USV dùng hệ thống Starlink.

Ba tuần sau, Lukashevych đứng trên bờ điều khiển chiếc xuồng cách đó 16 km. Phương tiện có thể mang theo 100 kg thuốc nổ, dài khoảng 5 m và thấp để tránh bị radar đối phương phát hiện. "Chúng tôi đã chế tạo một chiếc USV có thể ẩn mình trong sóng".

Ngày 17/9/2022, Ukraine điều 12 USV tấn công căn cứ hải quân Nga ở Sevastopol, bán đảo Crimea, song tín hiệu mất khi chúng đến nơi vì Starlink không phủ sóng trong khu vực này. Chiếc USV trinh sát hết xăng và dạt vào bờ biển gần Sevastopol, bị phía Nga tịch thu.

Bất chấp phía Ukraine nhiều lần thuyết phục, chủ sở hữu SpaceX là Elon Musk không đồng ý phủ tín hiệu Starlink trên khu vực do lo ngại SpaceX bị cuốn vào xung đột leo thang. Nhóm của Lukashevych phải chuyển bên cung cấp dịch vụ và thử lại sau đó một tháng.

Lực lượng Ukraine ngày 29/10/2022 phóng 12 USV khác nhằm vào Sevastopol, 7 chiếc trong số này tới nơi. Ba chiếc tấn công hộ vệ hạm Đô đốc Makarov ở bên ngoài vịnh Sevastopol, làm hỏng động cơ và ăng-ten của chiến hạm.

4 chiếc khác lẻn vào trong vịnh, một phương tiện lao vào đuôi tàu quét mìn Ivan Golubets. Một USV phát nổ gần hộ vệ hạm Đô đốc Essen và làm hỏng chân vịt của con tàu, chiếc khác đâm vào trạm tiếp nhiên liệu.

Phía Ukraine đánh giá vụ tập kích thành công khi chỉ với số ít USV, họ khiến đối phương hoảng loạn, làm hư hại ba chiến hạm của Nga cùng hạ tầng quân cảng Sevastopol. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau đó đặt mục tiêu mới là cầu Crimea, công trình mang tính biểu tượng của Nga.

Lukashevych được lãnh đạo SBU là Vasyl Maliuk trao cho tài liệu về thiết kế của cầu Crimea, cũng như tìm kiếm các thông tin từ nguồn mở như video quay phía dưới công trình. Ông nhận định cần lượng thuốc nổ tương đương 800 kg TNT và xuồng tự sát có thể vượt qua quãng đường hơn 800 km để phá hủy một trụ cầu.

Nhóm của Lukashevych chế tạo một nguyên mẫu lớn hơn với vật liệu mới để tránh bị radar đối phương phát hiện, đặt tên là SeaBaby. Ngày 16/7/2023, 5 chiếc USV trên Biển Đen được điều khiển từ hầm chỉ huy ở Kiev tham gia vụ tập kích, phải tránh lượng lớn trực thăng, tiêm kích và chiến hạm của đối phương.

Khi lướt dọc bờ biển miền nam bán đảo Crimea, lính Ukraine phát hiện hộ vệ hạm Đô đốc Essen và muốn tấn công con tàu, song Maliuk yêu cầu họ tập trung tấn công cầu Crimea. Khi tới gần công trình, chiếc USV đầu tiên đánh trượt trụ cầu đường sắt, phải quay đầu rồi đâm vào trụ cầu đường bộ. Chiếc thứ hai đâm trúng trụ cầu đường sắt.

Các quan chức Nga tuyên bố cầu Crimea không bị hư hại nặng và đã khắc phục được sự cố. Tuy nhiên, phía Ukraine cho rằng thiệt hại do USV gây ra cho cầu Crimea còn nặng hơn vụ đánh bom xe trước đó, khiến Nga không còn dùng công trình để chuyển thiết bị quân sự hạng nặng như xe tăng.

Để đối phó với USV Ukraine, Nga lắp đặt các rào chắn cỡ lớn hơn ở lối vào quân cảng Sevastopol và gần như ngăn chặn toàn bộ phương tiện này. Lukashevych phải nghĩ ra phương án khác là dùng USV rải thủy lôi trên biển.

Nhóm của Lukashevych chế tạo một chiếc USV SeaBaby chuyên rải thủy lôi đặc biệt mà họ nhận từ phương Tây. Những quả thủy lôi này nặng khoảng 180 kg, có vỏ bằng nhựa và rất khó bị phát hiện khi ẩn mình trong bùn tại vùng nước nông. Chúng có cảm biến âm thanh và điện từ để phát hiện tàu đi qua rồi kích nổ.

Họ theo dõi tuyến đường mà chiến hạm và tàu dân sự đi qua trong một tháng rưỡi, sau đó cho một chiếc SeaBaby đi rải thủy lôi. Hộ vệ hạm Samum của Nga ngày 14/9/2023 kích hoạt một quả thủy lôi, vụ nổ khiến con tàu thủng một lỗ ở đuôi. USV SeaBaby sau đó nhiều lần rải thủy lôi và làm hư hại các chiến hạm Nga.

GUR tiếp tục phối hợp với hãng chế tạo USV đầu tiên cho SBU, phát triển mẫu phương tiện có tên Magura, ưu tiên tốc độ và khả năng cơ động. Ukraine tuyên bố USV Magura đánh chìm hai tàu đổ bộ của Nga ở cảng phía tây bán đảo Crimea vào tháng 11/2023.

Các chiến dịch tập kích bằng USV liên tiếp nhắm vào Hạm đội Biển Đen biến Ukraine thành quốc gia đầu tiên triển khai hiệu quả chúng trong tác chiến hàng hải. Tuy nhiên, lực lượng Nga gần đây áp dụng nhiều biện pháp đối phó như dùng trực thăng và drone tự sát săn USV, tấn công trung tâm điều khiển và kho chứa phương tiện.

Một nhóm kỹ thuật viên Nga, do sĩ quan đặc nhiệm với biệt danh Buran dẫn đầu, đang phát triển USV Murena-300s có tầm hoạt động 250 km và mang lượng nổ có sức công phá tương đương 250 kg. Buran cũng hé lộ khả năng dùng thủy phi cơ không người lái để đối phó USV Ukraine.

Nguyễn Tiến (Theo WSJ, AFP, Reuters)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Lo ngại tội phạm hoành hành, Panama thi hành lệnh giới nghiêm

Lo ngại tội phạm hoành hành, Panama thi hành lệnh giới nghiêm

14:10 30/08/2024

Tổng thống Panama José Raúl Mulino hôm 29/8 tuyên bố bắt đầu từ tuần tới, nước này sẽ áp dụng lệnh giới nghiêm tại tỉnh Colón và thành phố San Miguelito nhằm trấn áp tội phạm.

Houthi phóng tên lửa, drone tập kích cùng lúc 3 tàu hàng

Houthi phóng tên lửa, drone tập kích cùng lúc 3 tàu hàng

12:00 29/10/2024

Lực lượng Houthi tuyên bố dùng tên lửa đạn đạo, hành trình và drone tập kích ba tàu hàng 'vi phạm lệnh cấm' ở Biển Đỏ, Biển Arab.

Hàn Quốc-Trung Quốc tổ chức đàm phán chiến lược cấp cao đầu tiên sau 2 năm

Hàn Quốc-Trung Quốc tổ chức đàm phán chiến lược cấp cao đầu tiên sau 2 năm

19:40 19/07/2024

Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Hàn Quốc Kim Hong-kyun và người đồng cấp Trung Quốc Mã Triều Húc sẽ tổ chức cuộc đàm phán chiến lược cấp cao đầu tiên sau hơn 2 năm vào ngày 24/7 tới tại Seoul.

Nga bắn hạ 158 drone của Ukraine tại 15 khu vực, gồm Matxcơva

Nga bắn hạ 158 drone của Ukraine tại 15 khu vực, gồm Matxcơva

15:40 01/09/2024

Ngày 1-9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã bắn hạ 158 máy bay không người lái của Ukraine tại 15 khu vực, trong đó có 9 chiếc trên bầu trời Matxcơva và các vùng xung quanh.

Thượng nghị sĩ Mỹ Chris Coons: Việt Nam là đối tác hàng đầu ở khu vực

Thượng nghị sĩ Mỹ Chris Coons: Việt Nam là đối tác hàng đầu ở khu vực

07:30 26/09/2024

Tại cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ở New York (Mỹ), Thượng nghị sĩ Chris Coons khẳng định coi Việt Nam là đối tác hàng đầu ở khu vực và quan tâm tới việc tăng cường quan hệ hai nước.

Thất bại bất ngờ trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2, đảng RN 'đầu quân' vào nhóm cực hữu mới của Thủ tướng Hungary tại Nghị viện châu Âu

Thất bại bất ngờ trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2, đảng RN 'đầu quân' vào nhóm cực hữu mới của Thủ tướng Hungary tại Nghị viện châu Âu

17:00 09/07/2024

Ngày 8/7, đảng Tập hợp quốc gia (RN) của bà Marine Le Pen đã gia nhập nhóm chính trị do Thủ tướng Hungary Viktor Orban thành lập, tạo nên một khối cực hữu mới trong Nghị viện châu Âu (EP).

Vợ Thủ tướng Tây Ban Nha bị triệu tập lấy lời khai điều tra tham nhũng

Vợ Thủ tướng Tây Ban Nha bị triệu tập lấy lời khai điều tra tham nhũng

09:20 05/06/2024

Tòa án Tây Ban Nha ấn định ngày triệu tập bà Begona Gomez, phu nhân Thủ tướng Pedro Sanchez, cung cấp lời khai cho cuộc điều tra tham nhũng.

Mỹ 'kinh hoàng' về vụ không kích của Israel khiến 93 người chết ở Gaza

Mỹ 'kinh hoàng' về vụ không kích của Israel khiến 93 người chết ở Gaza

11:45 30/10/2024

Bộ Ngoại giao Mỹ gọi vụ ném bom khiến 93 người chết ở Gaza là sự việc 'kinh hoàng' và đề nghị Israel làm rõ về những gì đã xảy ra.

Điểm tin thế giới sáng 13/11: Thượng đỉnh Arab-Hồi giáo thúc đẩy vấn đề Palestine, Indonesia có thể mua vũ khí Trung Quốc, BRICS thêm đối tác

Điểm tin thế giới sáng 13/11: Thượng đỉnh Arab-Hồi giáo thúc đẩy vấn đề Palestine, Indonesia có thể mua vũ khí Trung Quốc, BRICS thêm đối tác

07:00 13/11/2024

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 13/11.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới