Cách Tổng thống Nga 'hô biến' sự tẩy chay của phương Tây thành mỏ vàng

14:00 26/12/2023

Người đứng đầu nước Nga Vladimir Putin đã biến sự tẩy chay của phương Tây thành siêu lợi nhuận cho giới thượng lưu như thế nào?

Cách Tổng thống Nga biến sự tẩy chay của phương Tây thành ‘mỏ vàng’
Cách Tổng thống Nga biến sự tẩy chay của phương Tây thành ‘mỏ vàng’. (Nguồn: AP)

Giới quan sát bình luận, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã biến xu hướng các công ty phương Tây rời khỏi thị trường nội địa thành một “mỏ vàng”. Nếu một doanh nghiệp muốn rời khỏi Nga, Điện Kremlin sẽ không ngăn cản, nhưng phải vượt qua những điều kiện do chính phủ đặt ra. Tất nhiên, những điều kiện đó phải có lợi cho chính phủ và giới tinh hoa Nga - đây là nội dung trong một báo cáo của Globo.

Như giới truyền thông quốc tế đưa tin, sau khi Moscow khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine từ tháng 2/2022, hàng trăm công ty nước ngoài đã tuyên bố rút khỏi nền kinh tế Nga. Các chính trị gia và nhà hoạt động dự đoán, làn sóng này sẽ có tác động không nhỏ, kìm hãm nền kinh tế Nga và làm suy yếu các nỗ lực quân sự của Điện Kremlin.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin luôn có một kế hoạch khác. Ông đã biến “làn sóng” các công ty lớn của phương Tây rời khỏi Nga thành “món hời” siêu lợi nhuận cho giới thượng lưu Nga trung thành với nhà nước.

Moscow đã buộc các công ty muốn bán doanh nghiệp đang hoạt động ở Nga phải đưa ra mức giá “tốt nhất có thể” và đôi khi chỉ còn 0 đồng, theo bình luận của giới quan sát.

Theo NYT, các công ty phương Tây tuyên bố rút khỏi Nga đã tuyên bố thua lỗ hơn 103 tỷ USD kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine. Moscow đã tìm cách thu về “càng nhiều càng tốt” đối với các công ty muốn dừng hoạt động và rời khỏi thị trường nước này, bằng cách đưa ra các điều khoản về việc rút lui của họ”, theo một phân tích tài chính do NYT thực hiện.

Điện Kremlin được cho là cũng đã áp đặt mức thuế ngày càng tăng đánh vào “những lối thoát” này, theo đó, mang lại ít nhất 1,25 tỷ USD cho ngân khố quân đội Nga vào năm ngoái, báo cáo của NYT lưu ý.

Đồng thời, theo bình luận của NYT, không có thỏa thuận nào là thực sự "an toàn", chẳng hạn, công ty bia Heineken của Hà Lan dù đã được định giá và tìm được người mua vào hồi mùa Xuân, nhưng chính phủ Nga đã không chấp nhận thỏa thuận và sau đó, yêu cầu doanh nghiệp phải chuyển hướng chuyển giao tài sản cho một nhà sản xuất trung thành ở địa phương.

Nhìn chung, Moscow đã thành công trong việc giám sát một trong những đợt tái phân phối tài sản lớn nhất ở Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Các ngành công nghiệp khổng lồ - thang máy, lốp xe, sơn công nghiệp,… - hiện đều được chuyển giao vào tay các công ty Nga, theo kết luận trong báo cáo của Globo.

Một trường hợp mới đây, ngày 24/12, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh mở đường để ngân hàng tiên phong trong việc phát triển thị trường vốn của Nga Rosbank mua cổ phần trong các công ty hàng đầu nước này từ ngân hàng Societe Generale (SocGen) của Pháp. Theo sắc lệnh, Rosbank có thể mua cổ phần của SocGen trong các công ty năng lượng như Rosneft và Gazprom, các công ty sản xuất kim loại như Norilsk Nickel và Severstal cùng với các công ty hàng đầu khác của Nga.

Theo số liệu của Cơ quan Ngân hàng châu Âu, SocGen có số tài sản trị giá 22,4 tỷ Euro (24,6 tỷ USD) tại Nga tính đến cuối tháng 6/2021. Số cổ phần của SocGen trong các công ty của Nga tương đối nhỏ, như trong Gazprom là 0,04% và trong Alrosa, công ty sản xuất kim cương lớn nhất thế giới, là 0,02%. Tuy nhiên, tổng giá trị các tài sản đang được xem xét vẫn lên tới hàng tỷ Ruble.

Ngân hàng Pháp SocGen rút khỏi Nga và hoàn tất việc bán chi nhánh tại nước này vào tháng 5/2022.

Hay vụ Moscow ra lệnh thu hồi cổ phần trị giá hàng tỷ USD của Wintershall Dea (WINT.UL) và OMV (OMVV.VI) trong các dự án khai thác khí đốt ở Bắc Cực của Nga. Theo sắc lệnh của Tổng thống được công bố vào cuối ngày 19/12, cổ phần do OMV (Áo) và Wintershall Dea (Đức) nắm giữ tại mỏ Yuzhno-Russkoye và trong các dự án Achimov sẽ được chuyển giao cho các công ty mới thành lập của Nga.

Sắc lệnh trên của Tổng thống Putin đã chính thức hóa việc mất kiểm soát đã được OMV và Wintershall báo hiệu từ hồi tháng 1/2023.

Ngay lập tức, Người phát ngôn của Wintershall cho biết trong văn bản yêu cầu phỏng vấn của Reuters rằng: “Sắc lệnh của Tổng thống Putin là sự xác nhận thêm rằng - Nga không còn là đối tác kinh tế đáng tin cậy và không thể đoán trước được - về mọi mặt”.

Lý giải cho việc Nga sử dụng biện pháp mạnh đối với các tài sản nước ngoài, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từng nói, đây là một động thái đáp trả của Moscow, nhưng không phải là một động thái được bắt nguồn từ phía Nga. "Chúng tôi chỉ phản ứng lại với tình hình được tạo ra bởi nhiều quốc gia châu Âu".

Hiện tại, hàng trăm tỷ USD giá trị tài sản nhà nước của Nga, cùng các tài sản của một số doanh nhân và nhà đầu tư người Nga cũng đang bị phương Tây đóng băng. Năm ngoái, Đức đã kiểm soát nhà máy lọc dầu Schwedt thuộc sở hữu của Nga vốn cung cấp 90% nhu cầu nhiên liệu của Đức.

Theo báo cáo, kể từ tháng 2/2022, khoảng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga đã bị phương Tây đóng băng theo các lệnh trừng phạt được áp đặt kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Số liệu thống kê năm 2022 cho thấy, dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga giảm 8,4%. Vào tháng 7/2022, Trung tâm Thanh toán bù trừ Euroclear của EU có trụ sở tại Bỉ tiết lộ, trong nửa đầu năm nay, cơ quan này đã kiếm được khoảng 2,28 tỷ Euro (2,4 tỷ USD), trong đó có hơn 1,7 tỷ Euro được tích lũy từ các tài sản bị đóng băng ở Nga.

Một số quốc gia châu Âu có ý định sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để trang trải chi phí tái thiết Ukraine.

Hồi tháng 10/2023, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cảnh báo, Moscow sẽ đáp trả tương xứng nếu phương Tây sử dụng nguồn thu từ tài sản của Nga bị phong tỏa. Ông Siluanov nêu rõ, "Nga cũng từng đóng băng tài sản của các quốc gia thiếu thiện chí. Vì vậy, trong trường hợp phương Tây làm vậy, chúng tôi cũng sẽ hành động tương tự".

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Nếu nắng nóng cực đoan kéo dài, Bộ Công thương tính dùng điện chạy dầu

Nếu nắng nóng cực đoan kéo dài, Bộ Công thương tính dùng điện chạy dầu

09:50 29/06/2024

Theo tính toán, việc cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024 sẽ được đảm bảo, tuy nhiên vẫn cần quyết liệt triển khai các giải pháp tiết kiệm điện.

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có chịu tác động?

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có chịu tác động?

03:30 30/09/2024

Bên cạnh việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, Ấn Độ cũng giảm thuế xuất khẩu gạo basmati từ 20% xuống còn 10%. Có tác động nhưng không quá lớn Ấn Độ hiện có nguồn cung gạo dồi dào với dự trữ lên đến 32,3 triệu tấn, tăng 39% so với năm trước. Ấn Độ ‘bật đèn xanh’ cho việc xuất khẩu gạo trắng non-basmati trở lại trong bối cảnh gạo tồn kho ở nước này đang tăng vọt và nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới trong vài tuần tới. Sự trở...

30 nước đồng ý trì hoãn thực hiện chính sách thuế kỹ thuật số

30 nước đồng ý trì hoãn thực hiện chính sách thuế kỹ thuật số

08:30 13/07/2023

Ngày 12/7, OECD thông báo các quốc gia dự định áp thuế dịch vụ kỹ thuật số, ngoại trừ Canada, đã đồng ý trì hoãn thực hiện chính sách thuế này ít nhất thêm 1 năm nữa.

Người sử dụng đất trồng lúa có được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi?

Người sử dụng đất trồng lúa có được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi?

05:40 18/06/2024

Điều 182 Luật Đất đai 2024 quy định về đất trồng lúa , trong đó có điều khoản về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất...

Người dân đội mưa chờ mua bán vàng trong ngày giá sắp chạm 90 triệu đồng/lượng

Người dân đội mưa chờ mua bán vàng trong ngày giá sắp chạm 90 triệu đồng/lượng

05:00 10/05/2024

Ghi nhận của PV VTC News lúc 16h, dù Hà Nội đón cơn mưa rào nặng hạt nhưng 'phố vàng' Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) vẫn 'nóng' khi rất nhiều người dân vẫn xếp hàng dài chờ để mua bán vàng. Tình trạng quá tải khiến có cửa hàng phải tạm ngưng bán vàng SJC. Nhân viên cửa hàng Bảo Tín Minh Châu cho biết, ngay từ sáng nay lượng khách tới giao dịch đã tăng đột biến, đến buổi trưa vẫn không ngớt. Đặc biệt vào buổi chiều, khi giá tăng lên 89 triệu...

An Giang: Thu hồi giấy phép khai thác cát tại khu mỏ trên sông Tiền

An Giang: Thu hồi giấy phép khai thác cát tại khu mỏ trên sông Tiền

11:50 01/08/2023

Công ty Hải Toàn phải chấm dứt mọi hoạt động khai thác cát sông tại khu mỏ trên sông Tiền và di chuyển toàn bộ dụng cụ, phương tiện, tài sản có liên quan đến hoạt động khai thác ra khỏi khu vực mỏ.

Đà Lạt dự kiến sẽ có khu đô thị 66 nghìn ha, quy mô dân số hơn 7.500 người

Đà Lạt dự kiến sẽ có khu đô thị 66 nghìn ha, quy mô dân số hơn 7.500 người

23:50 06/05/2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tham vấn đánh giá tác động môi trường đối với Dự án “Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới số 6, Trại Mát, phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”.

Tập đoàn Thuận An từng trúng thầu dự án hầm chui gần 120 tỷ đồng tại Đà Nẵng

Tập đoàn Thuận An từng trúng thầu dự án hầm chui gần 120 tỷ đồng tại Đà Nẵng

00:00 17/04/2024

Tìm hiểu của PV VTC News, tại Đà Nẵng, hiện xác định Tập đoàn Thuận An từng trúng gói thầu có trị giá gần 120 tỷ đồng. Cụ thể, vào năm 2016, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt kết quả đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thi công Dự án hầm chui nút giao thông Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương. Theo đó, liên danh Công ty CP Phát triển thương mại và xây dựng Thuận An và một công ty khác trúng thầu xây lắp. Gói thầu có giá trị xây lắp 118,3 tỷ đồng, nguồn vốn đầu...

Thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW: Tạo bứt phá mới cho Đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW: Tạo bứt phá mới cho Đồng bằng sông Cửu Long

12:50 05/07/2024

Sau hai năm triển khai Nghị quyết 13-NQ/TW, các địa phương đề ra nhiều giải pháp, thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội địa phương, chung tay đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới