Các nhà lãnh đạo quân sự của Sudan hiện đang nắm quyền điều hành đất nước đã đàm phán một thỏa thuận với các đảng chính trị dân sự nhằm khôi phục quá trình chuyển tiếp dân sự ở quốc gia Đông Phi này.
Ngày 19/3, người phát ngôn của các bên tham gia ký kết thỏa thuận chính trị ở Sudan, Khalid Omar Yousif, cho biết các phe phái chính trị của nước này đã đồng ý thành lập một chính phủ chuyển tiếp mới vào ngày 11/4.
Các nhà lãnh đạo quân sự của Sudan hiện đang nắm quyền điều hành đất nước đã đàm phán một thỏa thuận với các đảng chính trị dân sự nhằm khôi phục quá trình chuyển tiếp dân sự ở quốc gia Đông Phi này.
Ông Yousif tiết lộ thêm các bên đã nhất trí về việc thành lập một ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới có 9 thành viên, gồm các đại diện đảng phái chính trị, một người từ quân đội và một người từ Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF).
Ủy ban này sẽ ký thỏa thuận khung chuyển tiếp vào đầu tháng Tư tới và công bố Hiến pháp vào ngày 6/4.
Việc thành lập một chính phủ mới sau cuộc đảo chính tháng 10/2021 là kết quả của các cuộc đàm phán do phương Tây, các nước vùng Vịnh và Liên hợp quốc bảo trợ, giúp hồi sinh hỗ trợ kinh tế rất cần thiết cho Sudan.
Sau khi Cựu Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ vào năm 2019, Sudan đã bắt đầu chuyển sang chế độ dân sự và được Mỹ đưa ra khỏi danh sách các nước tài trợ cho khủng bố hồi tháng 12/2020.
Tuy nhiên, Sudan đã lâm vào tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế ngày càng sâu sắc kể từ sau cuộc đảo chính năm 2021, khiến quá trình chuyển đổi sang chế độ dân sự bị chệch hướng và gây khó khăn cho công tác viện trợ.
Tháng 1 vừa qua, các chính đảng của Sudan đã bắt đầu đàm phán về thỏa thuận chuyển tiếp cuối cùng nhằm thành lập một chính phủ dân sự và giải quyết các vấn đề nổi bật khác.
Theo thỏa thuận sơ bộ đạt được giữa liên minh đối lập chính ở Sudan, Lực lượng Tự do và Thay đổi (FFC) với quân đội vào tháng 12 năm ngoái, một chính phủ dân sự sẽ điều hành đất nước cho đến khi các cuộc bầu cử được tổ chức và quân đội sẽ chuyển giao quyền lực và rời khỏi chính trường./.
Tổng thống Vladimir Putin ban hành sắc lệnh cho phép công dân nước ngoài chiến đấu cho Nga ở Ukraine được cấp quốc tịch Nga cho bản thân và gia đình họ.
Chiều 25/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh Tiến Dũng, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, đại biểu Quốc hội khóa XV, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội. Nghị quyết trên được thông qua với 440/445 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Ngày 21/6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp xem xét và cho ý kiến để ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị,...
Ông Tôn Thiện San, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thay ông Bùi Sơn Điền được điều động giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Đức Trọng.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nói rằng nước này đang trong một cuộc chiến kéo dài ở Gaza và cần giải quyết mọi thứ càng sớm càng tốt, dù không hoàn hảo.
Theo Cục Đường bộ Việt Nam, để cải tạo, nâng cấp gần 12 km quốc lộ 15D đoạn từ đường Hồ Chí Minh nhánh tây đến cửa khẩu quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị cần hơn 1.458 tỉ đồng.
Hôm 31/8, chính quyền quân sự Niger đã lệnh cho Đại sứ Pháp tại Niger Sylvain Itte phải rời khỏi trong vòng 48 giờ để đáp trả hành động của Chính phủ Pháp mà họ cho là đi ngược lại lợi ích của Niger.
Bảng LED tại một trường học ở TP. Quy Nhơn (Bình Định) xuất hiện ‘dòng chữ lạ’, khiến nhiều người bất ngờ.
Rộ tin cho biết, bốn quả bom lượn của Nga nhằm tấn công vùng Kharkiv của Ukraina đã được thả xuống thị trấn Shebekino, Newsweek đưa tin ngày 21.5. Shebekino...
Việc Nga dừng thỏa thuận ngũ cốc khiến phương Tây lao đao, đồng thời gửi đi thông điệp quan trọng nhất cho cuộc phản công của Ukraine: lâu dài và kiệt quệ.