Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh, việc Liên hợp quốc thông qua Công ước về tội phạm mạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
![]() |
Tọa đàm “Hướng tới Hà Nội: Lễ ký Công ước của Liên hợp quốc về tội phạm mạng”. |
Ngày 19/2, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã phối hợp với Phái đoàn Australia và Văn phòng Liên hợp quốc về Phòng chống ma túy và tội phạm (UNODC) đồng tổ chức Tọa đàm “Hướng tới Hà Nội: Lễ ký Công ước của Liên hợp quốc về tội phạm mạng”.
Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu từ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên quan.
![]() |
Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu khai mạc Tọa đàm. |
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh trong bối cảnh an ninh mạng toàn cầu ngày càng phức tạp, các mối đe dọa trên không gian mạng gia tăng mạnh, tác động trực tiếp đến an ninh, phát triển của tất cả các quốc gia, việc Liên hợp quốc thông qua Công ước về tội phạm mạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý ở phạm vi toàn cầu cho hợp tác quốc tế phòng chống các hành vi tội phạm trên không gian mạng.
Trưởng Phái đoàn Việt Nam cảm ơn tất cả các nước đã ủng hộ lựa chọn Hà Nội làm địa điểm mở ký Công ước tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 12/2024, đồng thời khẳng định Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UNODC, Văn phòng pháp lý Liên hợp quốc (OLA) và các nước thành viên trong việc thúc đẩy Công ước Hà Nội sớm có hiệu lực và được thực thi hiệu quả trong thời gian tới.
Đại diện của UNODC và OLA bày tỏ nhất trí với phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang, khẳng định tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, đồng thời cung cấp thông tin về quá trình đàm phán, nội dung chính của Công ước và các bước thủ tục cần thiết trong hành trình hướng tới Lễ ký tại Hà Nội.
![]() |
Tọa đàm thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu từ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế liên quan. |
Tại Tọa đàm, đoàn công tác liên ngành của Việt Nam gồm đại diện các Bộ Công an, Quốc phòng và Ngoại giao đã cập nhật tình hình chuẩn bị tổ chức Lễ ký Công ước tại Hà Nội trong năm 2025; nhấn mạnh ngoài Lễ ký và các phiên thảo luận chính thức, sẽ có một chuỗi hoạt động đa dạng để các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức liên quan kết nối, tăng cường đối thoại và hợp tác cùng ứng phó với các thách thức an ninh mạng.
Thông qua các hoạt động này, Việt Nam mong muốn tiếp tục phát huy vai trò một thành viên có trách nhiệm, đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tham gia dẫn dắt quá trình xây dựng và định hình các khuôn khổ quản trị số toàn cầu, bảo đảm an ninh mạng và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Đại diện nhiều nước và một số nhóm khu vực đánh giá cao việc Việt Nam đã và đang tích cực chuẩn bị cho Lễ ký Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng, khẳng định sẽ nỗ lực thúc đẩy hoàn tất các thủ tục nội bộ để sớm ký và phê chuẩn Công ước, đồng thời cam kết ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký tại Hà Nội trong năm 2025.
Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua ngày 24/12/2024. Công ước gồm 9 Chương, 71 điều khoản, trong đó có nhiều nội dung quan trọng như: Xác định các hành vi được coi là tội phạm mạng, từ truy cập bất hợp pháp, can thiệp hệ thống đến lạm dụng trẻ em trực tuyến, rửa tiền có được từ các hoạt động phạm tội; xác định thẩm quyền và các biện pháp điều tra, cho phép các nước có thể thu thập chứng cứ và truy tố hiệu quả các vụ án liên quan tội phạm mạng; các biện pháp thủ tục và thực thi pháp luật; hợp tác quốc tế trong điều tra, truy tố các đối tượng phạm tội mạng; các biện pháp phòng ngừa, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức về an ninh mạng; hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin… Việc thông qua Công ước là kết quả nỗ lực chung của tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, trong đó Việt Nam đã tham gia tích cực trong tiến trình này. Lần đầu tiên, một điều ước quốc tế đa phương mang tầm vóc toàn cầu trong một lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu, như an ninh mạng và quản trị số, sẽ được ký kết tại Việt Nam. Theo thông lệ quốc tế, văn kiện này sẽ được gọi tắt là Công ước Hà Nội, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về sự tham gia và đóng góp tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong việc xây dựng Công ước nói riêng và ứng phó các thách thức toàn cầu của Liên hợp quốc nói chung. |
Một cuộc không kích của Israel đã đánh trúng trực tiếp vào nhà máy làm giàu uranium ngầm của Iran ở Natanz, theo cơ quan giám sát hạt nhân LHQ.
Ngày 14/7, Tòa án Tối cao Mỹ cho phép chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiến hành kế hoạch sa thải hàng loạt tại Bộ Giáo dục mà trước đó đã bị một thẩm phán liên bang chặn lại.
16 công dân tại Iran đã về nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Israel mở đăng ký nguyện vọng về nước đối với cộng đồng người Việt ở sở tại.
Tổng thống Trump chỉ những người ủng hộ và thành viên đảng Cộng hòa kêu gọi công bố 'hồ sơ Epstein', cho rằng họ 'yếu ớt' và 'ngu ngốc'.
Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin trình diện tòa, tìm cách bảo vệ bản thân trước cáo buộc phỉ báng hoàng gia.
Ngày 11/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Bulgaria, Đại sứ Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Atanas Zapryanov.
Ông Thái, 93 tuổi, đệ đơn ly hôn bà Diêu, 85 tuổi, vì lý do thiếu chí tiến thủ sau nhiều năm chung sống.
Dù đã biết chị chiến đấu với bệnh hiểm nghèo trong một thời gian, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng khi đọc cáo phó. Thật khó để tin rằng chị đã ra đi...
Ít nhất 8 người Palestine, trong đó có nhiều trẻ em, và 17 người bị thương khi tên lửa Israel bắn trượt mục tiêu ở miền trung Dải Gaza.