Ô nhiễm không khí ở Hà Nội được xác định chủ yếu đến từ nguồn giao thông, công nghiệp và đốt phụ phẩm nông nghiệp.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội gia tăng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Theo kết quả quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm không khí ở Hà Nội bắt đầu từ khoảng tháng 10 và kéo dài đến tháng 4 năm sau, tập trung tại một số điểm có mật độ giao thông lớn và nhiều cơ sở sản xuất. Trong ngày có hai khung giờ ô nhiễm nghiêm trọng là 6-8h và 17-19h.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016-2020 cho thấy nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm tại Hà Nội vượt gần hai lần quy chuẩn quốc gia. Số ngày trong năm 2019 có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức kém và xấu chiếm 30,5%.
Sau đó trừ mấy năm Covid (2020-2021) phải giãn cách xã hội, chất lượng không khí được cải thiện thì đến nay tái diễn ô nhiễm với mức độ trầm trọng hơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 4 đợt ô nhiễm không khí nặng, trong đó ba đợt tháng 1-4 và một đợt vào đầu tháng 10.
TP Hà Nội đã chỉ ra 5 nguồn chính gây ô nhiễm không khí gồm: Phương tiện giao thông đường bộ (cả bụi đường), công nghiệp, dân sinh, đốt sinh khối và nông nghiệp.
Nguồn phát thải lớn nhất là hoạt động giao thông. Theo số liệu năm 2019, tổng phát thải bụi PM 2.5 từ các nguồn là hơn 30.000 tấn, hơn 50% số này đến từ nguồn thải tại chỗ. Trong đó, hoạt động giao thông, bụi đường lớn nhất, chiếm 56%. Thành phố có 1,1 triệu ôtô, hơn 6,9 triệu xe máy, 70% trong số này đã sử dụng trên 10 năm, tạo ra nguồn phát thải lớn.
Nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho thấy khí thải xăng và dầu diesel từ giao thông đóng góp 46% lượng bụi siêu mịn và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ xe máy chiếm hơn 90% vào tổng mức phát thải từ giao thông. Xe máy là nguồn phát thải lớn nhất, tiếp theo là xe tải hạng nặng, xe buýt và xe tải hạng nhẹ.
Phát thải nhiều thứ hai là từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Hà Nội có 10 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề cùng các cơ sở sản xuất công nghiệp ở các tỉnh, thành phố lân cận, nơi chỉ cách trung tâm 50-100 km. Đơn cử hoạt động nhiệt điện ở Hải Dương, Quảng Ninh; chế biến xi măng ở Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam; phân bón, hóa chất tại Thái Nguyên, Phú Thọ.
Nguồn nhiều thứ ba là đốt phụ phẩm nông nghiệp, chiếm khoảng 13% vào tình trạng ô nhiễm không khí Hà Nội. Khoảng thời gian ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất cũng trùng vào dịp thu hoạch hai vụ lúa chính là hè thu và đông xuân. Tại các huyện như Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, người dân vẫn giữ thói quen đốt rơm rạ ngay tại đồng.
Ngoài ra, các nguồn như xây dựng, đốt rác, y tế và hoạt động dân sinh khác đóng góp khoảng 10% vào tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội.
Cơ quan chuyên môn đánh giá TP HCM có nguồn phát sinh khí thải lớn hơn, nhưng ô nhiễm không khí lại không nghiêm trọng bằng Hà Nội. Từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau có sự chênh lệch ngày đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt rất lớn làm hạn chế khả năng khuếch tán chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi PM 10 và bụi mịn PM 2.5.
"Các yếu tố bất lợi về thời tiết làm cho tình trạng ô nhiễm không khí ở miền Bắc nói chung, Hà Nội nói riêng trầm trọng hơn miền Trung, miền Nam hay các tháng còn lại trong năm", ông Lê Hoài Nam, Cục phó Kiểm soát ô nhiễm môi trường nhận định.
Nhiều hạn chế trong quản lý chất lượng không khí
Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành trong quản lý chất lượng không khí chưa đủ, chưa cụ thể tới từng loại hình, từng ngành để có thể theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế xã hội. Ví dụ trước đây không ai nghĩ phải lo vấn đề đốt rác thì giờ ngay ở cạnh Hà Nội đã có một nhà máy đốt rác phát điện công suất 4.000 tấn, phát sinh hàng triệu m3 khí thải hàng giờ cần được kiểm soát.
Khoảng cách giữa quy định và triển khai thực tế còn cách xa nhau. Tiến sĩ Tùng cho rằng mặc dù đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, vấn đề ô nhiễm không khí "dường như chỉ ở trung ương hoặc cùng lắm là các tỉnh nhắc đến, các quận huyện nơi trực tiếp phát sinh thì không mấy quan tâm. Nhiều nơi không nắm được vấn đề gây ô nhiễm nhất của mình là gì để có giải pháp phù hợp".
Hạn chế thứ ba được các chuyên gia đưa ra là sự đầu tư chưa đồng bộ, nơi có nơi không của hệ thống mạng lưới quan trắc. Hiện cả nước có 27 trạm quan trắc môi trường không khí ở 22 tỉnh thành, trong đó Hà Nội 4 trạm, TP HCM, Đà Nẵng mỗi nơi hai trạm. 7/27 trạm đã được đầu tư từ cách đây trên 10 năm.
Ở địa phương, hiện mới có 30 tỉnh, thành đã xây dựng và vận hành trạm quan trắc không khí tự động, liên tục với tổng số 95 trạm.
Gia Chính - Võ Hải
Quân khu 2 vừa bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chính ủy Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 356 tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Một số huyện ở tỉnh Lâm Đồng tăng cường công tác vận động để hỗ trợ các thí sinh thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, cư trú ở vùng sâu, vùng xa.
Ngày 6.4, Phòng Cảnh sát môi trường Công an Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan phá chuyên án tàng trữ, vận chuyển động vật...
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ ra có những địa phương chưa nhận thức được rằng lo cho người dân vùng nông thôn, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị cực kỳ quan trọng.
Chiều tối 4.11, người dân đi dạo ở bãi biển Nha Trang - Khánh Hòa phát hiện thi thể một người nổi lập lờ trên mặt nước.
Ngày 20/10, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-GCC tại thành phố Riadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr., Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Lào Cai, đến thời điểm 10h sáng 13.9, đã có 3 người chết và...
Lực lượng thuộc Cục Cảnh sát giao thông thường xuyên tuần lưu từ đầu đến cuối tuyến hai đoạn cao tốc trên, kiểm tra tốc độ và các hành vi vi phạm khác.
Trong năm 2024 dư luận xã hội “dậy sóng” với trường hợp 'học giả, bằng thật' ở cấp đào tạo trình độ cao nhất. Báo cáo dẫn chứng trường hợp ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) bảo vệ luận án và được cấp bằng tiến sĩ.