Cà Mau đang hoàn thiện đề án phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông trình cấp thẩm quyền phê duyệt với kinh phí lên đến 31.000 tỉ đồng.
Ngày 4-3, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết đang lấy ý kiến và hoàn thiện đề án Phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông giai đoạn 2021-2025 định hướng đến 2030 để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đề án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau thực hiện dưới sự hướng dẫn của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam.
Kết quả rà soát cho thấy hiện nay, tổng chiều dài bờ biển Cà Mau đang tiếp tục bị sạt lở khoảng 91km.
Trong đó bờ Biển Tây sạt lở nguy hiểm 22km, bờ Biển Đông sạt lở đặc biệt nguy hiểm 29,1km, sạt lở nguy hiểm 40,3km. Đối với bờ sông cần đầu tư hơn 47km kè. Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm hơn 14,7km và sạt lở nguy hiểm hơn 32,4km.
Theo nội dung đề án, tỉnh Cà Mau cần đầu tư xây dựng các công trình khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng ven biển, rừng phòng hộ ven biển.
Cà Mau cần đầu tư xây dựng tuyến đê biển vừa kết hợp làm đường giao thông, ngăn triều cường, chắn sóng, ngăn chặn sạt lở;
Phát triển quỹ đất đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở kết hợp trồng rừng, nhằm phục hồi đất đai rừng ngập mặn, phòng hộ ven biển, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo sinh kế cho người dân, xây dựng các công trình chỉnh trị sông tại các khu vực trọng điểm, vùng cửa sông, ven biển.
Xây dựng các khu dân cư phục vụ công tác bố trí lại dân cư đang ở trong các khu vực nguy hiểm về sạt lở nhằm ổn định cho hơn 1.300 hộ dân trên diện tích hơn 78,8ha.
Cà Mau cần đầu tư xây dựng 177 công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, với kinh phí trên 31.000 tỉ đồng.
Trong đó giai đoạn 2021-2025 đầu tư xây dựng 30 công trình, với kinh phí trên 6.000 tỉ đồng, giai đoạn 2026-2030 đầu tư xây dựng 147 công trình, với kinh phí trên 24.000 tỉ đồng. Đề án đề xuất trung ương hỗ trợ 26.842 tỉ đồng, kinh phí từ ngân sách tỉnh 2.310 tỉ và vốn xã hội hóa 2.054 tỉ.
Mục tiêu đề án là điều tra, đánh giá, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở bờ biển, bờ sông, nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo, giám sát sạt lở và quản lý bờ sông, bờ biển.
Phấn đến năm 2025, các khu dân cư ven biển, ven sông ở vùng có nguy cơ sạt lở được cảnh báo kịp thời và được hướng dẫn kỹ năng ứng phó khi xảy ra sạt lở. Phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.
Không chỉ hàng trăm xe máy bị 'bỏ quên” ở sân bay Tân Sơn Nhất, phóng viên Tuổi Trẻ đã đến một số bến xe ở TP.HCM và càng bất ngờ với hình ảnh xe máy quá hạn chất thành đống.
Quân đội Nga đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn với Maryinka - thị trấn trọng điểm ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ thúc giục các nước tham gia Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân; thúc đẩy đàm phán về Biển Đông; hoàn thiện dự thảo Tầm nhìn Hàng hải ASEAN.
Ông Hun Manet sẽ dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 với tư cách tân thủ tướng Campuchia vào tuần tới.
86 cán bộ từ cấp phó phòng trở lên thuộc UBND Quảng Nam được lựa chọn ngẫu nhiên, để xác minh tài sản, thu nhập nhằm phòng chống tham nhũng.
Công điện yêu cầu UBND cấp huyện, cấp xã và bộ phận một cửa các cấp thực hiện nghiêm việc không yêu cầu người dân xuất trình sổ hộ khẩu...
Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo 2 tổ chức dưới đây đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố.
Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương (CEC) Nga - bà Ella Pamfilova - cho biết tương lai của Nga và cả thế giới có thể xoay quanh cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 của nước này.
Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) ban hành thể lệ Giải Diên Hồng lần thứ ba - năm 2025. Theo đó, về cơ cấu giải thưởng, Giải Diên Hồng lần thứ ba có tổng giá trị hơn 2,8 tỷ đồng. Cụ thể, có 1 Giải Đặc biệt (150 triệu đồng), 8 Giải A (95 triệu đồng/giải), 15 Giải B (45 triệu đồng/giải), 20 Giải C (30 triệu đồng/giải), 40 Giải Khuyến khích (10 triệu đồng/giải). Bên cạnh đó, Ban tổ chức trao Giải...