Bộ trưởng Lê Minh Hoan và chủ tịch Quảng Ninh 'đối thoại', gỡ khó cho người nuôi biển

01:00 01/04/2024

Chiều 31-3, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy trực tiếp giải đáp kiến nghị của người nuôi biển tại khu vực nuôi trên biển Vân Đồn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ cùng người nuôi biển - Ảnh: C.TUỆ

Tại đây, giám đốc các hợp tác xã, đại diện doanh nghiệp nuôi biển ở Quảng Ninh và một số tỉnh thành trên cả nước đã đặt câu hỏi kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy.

Ông Trần Văn Bảo (giám đốc Hợp tác xã thủy sản Thắng Lợi đang nuôi trồng tại vùng biển Vân Đồn) chia sẻ sau một quá trình dài, ông đã được cấp phép nuôi biển, giao mặt nước ổn định, lâu dài để yên tâm đầu tư sản xuất.

  • Nuôi biển công nghiệp: Cần nhân lực chất lượng cao

  • Nuôi biển muốn tiến ra xa bờ phải có chuỗi công nghiệp phụ trợ

Tuy nhiên, ông Bảo mong muốn tỉnh Quảng Ninh sớm đầu tư xây dựng cảng cá ở Hòn Gai và Cẩm Phả đủ tiêu chuẩn để bà con sản xuất ra có nơi mua bán, tiêu thụ.

"Hạ tầng nuôi biển cần có nguồn điện để phục vụ nuôi biển. Khi bà con được giao mặt nước ổn định, lâu dài, nghĩa là người dân có 'đất' để canh tác nên bà con sẵn sàng góp tiền để xây dựng đường điện, từ đó có nguồn năng lượng để sản xuất" - ông Bảo nói.

Chị Ngô Thị Vui, giám đốc Hợp tác xã nuôi trai Đảo Ngọc, mong muốn tỉnh có quy hoạch riêng vùng nước cho con trai lấy ngọc bởi đây là giống nuôi kén nước, cần có môi trường biển an toàn, trong sạch.

Bà Nguyễn Thị Hải Bình, tổng giám đốc STP Group, mong Quảng Ninh có kế hoạch đối với sản phẩm rong sụn để nuôi biển theo hướng đa giá trị.

"Chúng tôi muốn có sự phối hợp giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã. 7 năm qua, STP đi tìm kiếm sự phối hợp, liên kết với các hợp tác xã nhưng chưa tìm được tiếng nói chung, đó là một hành trình dài, vất vả" - bà Bình nói.

Sau nhiều năm chờ đợi, nhiều người nuôi biển ở Quảng Ninh được giao mặt nước biển để nuôi thủy hải sản - Ảnh: C.TUỆ

Trả lời nhanh một số kiến nghị của người nuôi biển, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy khẳng định tỉnh luôn có những chỉ đạo sát sao và xác định nuôi biển là một trụ cột tăng trưởng kinh tế của địa phương.

"Quảng Ninh có lợi thế rất lớn về biển với hơn 6.000km2, người dân làm nghề nuôi biển rất nhiều nhưng giá trị chưa cao. Như bộ trưởng nói, chúng ta không phát triển nghề nuôi biển thì có lỗi với chính chúng ta và thế hệ mai sau" - ông Huy nói.

Đối với kiến nghị của người dân về việc xây dựng cảng cá ở Cẩm Phả và Hòn Gai, ông Huy cho biết trong quy hoạch của tỉnh đã có, tới đây tỉnh sẽ đầu tư xây dựng cảng rất lớn ở Hòn Gai, còn ở Cẩm Phả tỉnh sẽ chỉ đạo để sớm triển khai.

Đối với hệ thống điện, ông Huy cho hay tỉnh sẽ kiến nghị với EVN, tuy nhiên người nuôi, doanh nghiệp cũng cần tận dụng khai thác các tài nguyên như điện năng lượng mặt trời...

Về vấn đề môi trường nước cho nuôi biển, ông Huy nhấn mạnh tỉnh đã nắm bắt và đi trước nên tất cả các vấn đề về nuôi biển đã được giải quyết trong quy hoạch tỉnh.

"Vừa qua, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch vùng nuôi ở tất cả các địa phương, trong quy hoạch vùng nuôi thì tỉnh quy hoạch từng đối tượng nuôi. Tới đây người nuôi sẽ phải thực hiện theo quy hoạch, như ngọc trai thì phải chọn vùng nước đảm bảo sạch" - ông Huy nói.

Đối với nuôi trồng kết hợp với du lịch, ông Huy khẳng định tỉnh sẽ hướng tới các mô hình nuôi biển kết hợp du lịch, sinh thái, kết hợp với các ngành kinh tế để đảm bảo việc phát triển đồng bộ.

Đưa nuôi biển trở thành ngành hàng đa giá trị

Chia sẻ với người nuôi biển, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh câu chuyện nuôi biển không chỉ cho mình hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau.

Nuôi biển không độc lập mà nằm trong một chủ trương xuyên suốt trong ba trụ cột của kinh tế biển là khai thác, nuôi trồng và bảo tồn.

"Nuôi biển giảm áp lực khai thác để chúng ta hướng tới nền khai thác bền vững. Nuôi biển cũng giúp chúng ta chứng minh giá trị đại dương không chỉ con tôm con cá mà còn đa loài, đa giá trị" - ông Hoan nói và cho biết bộ cùng các địa phương đang nỗ lực tạo ra một không gian sinh kế mới, đưa nuôi biển trở thành ngành hàng đa giá trị.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đánh giá Quảng Ninh đang gợi ý cho bộ trưởng một cảm hứng rất lớn. Mới 2 năm mà đã thành lập hơn 100 hợp tác xã nuôi biển, điều này cho thấy lãnh đạo Quảng Ninh rất quyết tâm dù còn vô vàn thách thức.

"Việc giải phóng gần 10 triệu cái phao xốp đã giải phóng cho vùng biển Quảng Ninh, đó là sự quyết tâm lớn của lãnh đạo địa phương. Điều này kéo theo cảm hứng cho các doanh nghiệp đến nuôi biển ở Quảng Ninh. Mặc dù khó khăn có thể còn vướng ở bộ này, bộ kia nhưng sẽ có những giải pháp tháo gỡ" - ông Hoan nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm
Điểm nhấn giáo dục: Xôn xao kêu gọi đóng 15 triệu/lớp kỷ niệm thành lập trường

Điểm nhấn giáo dục: Xôn xao kêu gọi đóng 15 triệu/lớp kỷ niệm thành lập trường

10:00 21/05/2023

Hà Nội nêu lý do dừng hỗ trợ học phí năm học 2023-2024; Đề xuất công nhận giáo sư phải có công trình nghiên cứu phục vụ trực tiếp sản xuất hay nữ giáo viên ở Đắk Lắk thừa nhận tát học sinh trong giờ kiểm tra;… là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.

3 lần tông ôtô, kéo rê người phụ nữ trên đường để trả thù vì vợ bị đánh ở chợ

3 lần tông ôtô, kéo rê người phụ nữ trên đường để trả thù vì vợ bị đánh ở chợ

14:50 08/08/2023

Phát hiện video trên mạng xã hội ghi lại cảnh vợ bị người phụ nữ đánh ngoài chợ, Nguyễn Tiến Tùng bức xúc, lái ôtô đi tìm người đã đánh vợ mình rồi nhiều lần tông xe vào nạn nhân.

Công an Quảng Trị bắt nam thanh niên chở hơn 100 hộp pháo lậu trên ôtô con

Công an Quảng Trị bắt nam thanh niên chở hơn 100 hộp pháo lậu trên ôtô con

16:10 16/06/2024

Quảng Trị - Trong đêm, lực lượng công an đã phát hiện, bắt giữ nam thanh niên điều khiển xe ôtô con chở theo 173 kg pháo lậu.

'Chỉ bàn làm, không bàn lùi' - Bài 6: Khơi thông huyết mạch giao thông

'Chỉ bàn làm, không bàn lùi' - Bài 6: Khơi thông huyết mạch giao thông

10:10 25/06/2024

TP - Là đầu tàu kinh tế của cả nước, trước tình trạng hạ tầng giao thông hiện hữu chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, thậm chí gây nhiều thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, nhiều năm qua, TPHCM đã tập trung nguồn lực để khơi thông điểm nghẽn này trên tinh thần “không bàn lùi”.

Công viên trung tâm Sài Gòn hư hại sau ngày hội du lịch

Công viên trung tâm Sài Gòn hư hại sau ngày hội du lịch

14:20 09/05/2024

Hơn 6.000 m2 thảm cỏ, bồn kiểng, đường gạch ở Công viên 23 Tháng 9, quận 1 bị hư hỏng, chết khô sau ngày hội du lịch kéo dài 14 ngày.

Thiếu cát, đường Vành đai 3 TP.HCM phải nằm chờ, cỏ mọc xanh um

Thiếu cát, đường Vành đai 3 TP.HCM phải nằm chờ, cỏ mọc xanh um

09:40 05/04/2024

Do thiếu cát nên một số gói thầu tuyến vành đai 3 TP.HCM phải nằm chờ. Mặt bằng dọn dẹp nhiều lần nhưng chưa thể thi công, đường công vụ không có nên máy móc, thiết bị khó tiếp cận.

Hỗn loạn trong ngày đầu thí điểm phân làn nút giao Ngã Tư Sở

Hỗn loạn trong ngày đầu thí điểm phân làn nút giao Ngã Tư Sở

21:30 25/12/2023

Trong ngày đầu thí điểm phân làn nút giao Ngã Tư Sở, nhiều người dân lúng túng 'không biết đi đường nào', gây nên tình trạng hỗn loạn tại nút giao.

Quốc lộ 1 kẹt cứng, xe máy, xe hơi chen nhau đi

Quốc lộ 1 kẹt cứng, xe máy, xe hơi chen nhau đi

16:40 03/02/2024

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online cho thấy từ đầu giờ chiều 3-2, kẹt xe xảy ra trên tuyến quốc lộ 1 nối hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.

Nhiều học sinh Asian School du học tại 22 quốc gia

Nhiều học sinh Asian School du học tại 22 quốc gia

09:30 16/05/2024

Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) đã tạo dựng 'bệ phóng' vững chắc để hàng ngàn học sinh tự tin chuyển tiếp du học thành công tại 502 trường ở 22 quốc gia.

Co loi xay ra
Co loi xay ra