TPO - Nói rằng “mình là người hạnh phúc nhất”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn khẳng định, khi xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo đã nhìn sang các ngành khác, chứ không phải chỉ mong muốn ngành giáo dục nhận được đặc quyền, đặc lợi, hay ưu ái bất thường.
Sáng 20/11, giải trình một số vấn đề được đại biểu nêu ra trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ niềm vui, niềm hạnh phúc của các nhà giáo khi Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo vào đúng ngày 20 tháng 11.
“Có nhiều người hạnh phúc nhưng hôm nay có lẽ tôi là người hạnh phúc nhất”, ông Sơn chia sẻ.
Tiền Phong Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội. Ảnh: Như Ý 1 |
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội. Ảnh: Như Ý |
Đi vào các vấn đề được đại biểu quan tâm, nhất là vấn đề lương của giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, khi xây dựng dự thảo luật, bộ cũng nhìn sang các ngành khác, chứ không phải chỉ mong muốn ngành giáo dục nhận được đặc quyền, đặc lợi hay được ưu ái bất thường.
Trên thực tế, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, vẫn còn phần lớn trong số 1,6 triệu giáo viên chưa đủ sống nên không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học. “Với một đất nước khi vừa thoát nghèo, chưa giàu, khi cần ưu tiên, không thể dàn hàng ngang ưu tiên. Khi đã xét 'giáo dục là đột phá chiến lược, là quốc sách hàng đầu', dứt khoát phải có một vài sự ưu tiên”, ông Sơn nói.
Việc xác định cụ thể về chế độ tiền lương để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho nhà giáo, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dự thảo Luật Nhà giáo chỉ quy định nguyên tắc, còn lại giao cho Chính phủ quy định cụ thể.
Tránh tình trạng “không quản được thì cấm”
Liên quan đến việc dạy thêm của nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT đang chủ trương không cấm việc dạy thêm nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo cũng như vi phạm những nguyên tắc về chuyên môn.
Tiền Phong Các đại biểu chúc mừng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhân ngày 20 tháng 11. Ảnh: Như Ý 1 |
Các đại biểu chúc mừng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhân ngày 20 tháng 11. Ảnh: Như Ý |
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nêu quá trình thảo luận một số đại biểu cho rằng vì nhà giáo khó khăn nên phải làm luật này. Tuy nhiên, ông giải thích khó khăn của nhà giáo chỉ là một phần của lý do, còn lý do chính yếu để làm luật này nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo.
Trước đó, thảo luận về vấn đề này, đại biểu Chamaléa Thị Thủy (đoàn Ninh Thuận) cho rằng, dạy thêm là nhu cầu có thực của giáo viên và học thêm cũng là nhu cầu có thực của học sinh nhất là ở đô thị, vùng có điều kiện kinh tế phát triển.
"Việc nói tăng lương và các chế độ chính sách cho giáo viên giải quyết được vấn đề dạy thêm, theo tôi, vẫn còn chủ quan và chưa thực sự phù hợp với thực tế cuộc sống", đại biểu bày tỏ.
Tiền Phong Đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Như Ý 1 |
Đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Như Ý |
Đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) cho biết, đang có hai quan điểm về vấn đề dạy thêm. Cụ thể, có ý kiến cho rằng nên xác định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng ý kiến khác đề nghị nên cấm dạy thêm, học thêm.
Đại biểu đề nghị Bộ GD&ĐT sau khi Luật Nhà giáo được thông qua, cần phối hợp với các bộ, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư hướng dẫn xem xét thấu đáo việc này.
“Thực ra việc dạy thêm, học thêm cũng có những mặt tích cực. Không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm. Có những phụ huynh học sinh vì lý do công việc không thể đón con về buổi trưa để chăm sóc, hay làm tăng ca không thể đón con sớm nên họ nhờ thầy, cô giáo đón con về chăm sóc dạy dỗ để cha mẹ an tâm làm việc", ông Khánh nói và đề nghị nên tránh tình trạng “không quản được thì cấm”.
Tỉnh có ba người chết, 10 người bị thương, hơn 9.600 hộ gia đình sập nhà, tốc mái, ngập nước, hơn 7.400 ha hoa màu bị ảnh hưởng sau bão Yagi.
Chiều 19/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Trinh (34 tuổi, người mẫu Ngọc Trinh) về tội “Gây rối trật tự công cộng'.
Ngày 25/10, Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, Cơ quan CSĐT vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án để điều tra về hành vi giết người, xảy ra tại một quán karaoke ở thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Theo kết quả điều tra ban đầu, khoảng 12h30 ngày 21/10, bà H.T.H.T (SN 1979, trú xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa) và ông N.Q.S, (SN 1970, trú tại khối 1, thị trấn Khe Sanh) cùng một số người bạn đi nhậu tại một nhà hàng tại thị trấn Khe...
Sáng 2/2, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ gắn biển công trình Trường Tiểu học Quang Trung chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2024).
Chiều 14/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy Ban Kiểm tra Thành ủy.
Sơn La - Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra trên Quốc lộ 6 khiến 2 người chết, 2 người bị thương.
Ngày 22.9, tại Trung tâm hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự đại hội, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương chỉ đạo các sở ngành, địa phương, doanh nghiệp cùng chung tay xây thêm nhà ở xã hội, tạo nơi ở tốt nhất cho người lao động.
Ngày 28.12, Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đang tạm giữ hình sự một đối tượng do gần đến Tết bị chủ nợ siết nợ, nên...
Ngoài 38 bị cáo, tòa còn triệu tập 24 nguyên đơn dân sự, 139 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong số 24 nguyên đơn dân sự, có 17 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của 17 tỉnh, thành phố và đại diện 2 Sở Y tế tỉnh, 5 Bệnh viện đa khoa.