Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo như "giáo viên ép buộc học sinh học thêm”.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn |
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Quốc hội sáng nay (20/11). (Nguồn: Quốc hội) |
Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo. Phát biểu làm rõ một số ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ xúc động khi hôm nay là ngày rất đặc biệt.
Cảm ơn các ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng bày tỏ, với các quan điểm ủng hộ, tán thành, thống nhất rất cao đã được trao đổi, có thể cảm nhận sự đồng tình của các đại biểu; đó không chỉ là sự ủng hộ với dự thảo Luật Nhà giáo, mà còn thể hiện trách nhiệm với ngành Giáo dục và đất nước.
Bộ trưởng cảm ơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sắp xếp ngày 20/11 để Quốc hội thảo luận về luật này. "Ngày 20/11 năm nay, niềm hạnh phúc của nhà giáo được nhân lên rất nhiều, bởi đúng thời điểm này Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo. Chưa nói nội dung, chỉ riêng việc Chính phủ, Quốc hội đồng ý xây dựng Luật đã là một sự ghi nhận, động viên to lớn với các nhà giáo", ông Sơn chia sẻ.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ với luật này phải chấp nhận có một vài điểm quy định sẽ khác các luật khác, nếu như quy định như các luật khác sẽ không thuận cho phát triển đội ngũ nhà giáo. Ví dụ quy định về tuổi nghỉ hưu sẽ khác với Bộ Luật Lao động hay giáo viên dạy liên trường, thuyên chuyển, làm việc cho hơn một cơ sở sẽ khác với quy định của Luật Viên chức.
"Các đại biểu thấy một số điểm khác nhưng nếu phục vụ cho mục tiêu để phát triển đội ngũ nhà giáo, cũng mong như đã sửa một số luật là nội dung nào cản trở sự phát triển, dẫu là khác nhưng khác đó đem lại điều tốt lành thì sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt", ông Sơn nói.
Liên quan đảm bảo lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, Bộ trưởng nhấn mạnh khi xây dựng các văn bản luật và theo chỉ đạo của Tổng Bí thư cũng phải nhìn vào các ngành khác.
"Chúng tôi cũng không muốn ngành của mình có gì đặc quyền, đặc lợi hay một gì đó ưu ái bất thường. Nhà giáo vốn dĩ là những con người cũng sống trách nhiệm, bao dung, vị tha. Không thể nào mình sống sung sướng mà bên cạnh mình, người khác nghèo hơn mình. Nhà giáo không chấp nhận điều đó. Ở đây, chỉ vì một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống. Chưa đủ sống không thể toàn tâm, toàn ý cho dạy học được", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ.
Thêm vào đó, Bộ trưởng phân tích đối với một đất nước vừa mới thoát nghèo, chưa phải nước giàu và khi cần phải ưu tiên chắc chắn không thể "dàn hàng ngang ưu tiên cho tất cả mọi điều được". Do đó, khi xét là đột phá chiến lược, quốc sách hàng đầu dứt khoát phải có sự ưu tiên.
Việc xác định cụ thể lương thế nào để đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu của nhà giáo, Bộ trưởng Sơn cho hay trong dự luật nêu ra một số nguyên tắc còn Chính phủ sẽ quy định cụ thể.
Đối với vấn đề dạy thêm nhận được một số đại biểu nêu, Bộ trưởng cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo, vi phạm những quy tắc chuyên môn, trong đó có việc “giáo viên ép buộc học sinh học thêm”.
Theo Bộ trưởng, ngoài Luật Nhà giáo còn có Luật Giáo dục và nhiều luật khác nên dự thảo Luật Nhà giáo không bao quát được. Ngoài ra, dự thảo Luật cũng phải chấp nhận một vài điểm khác với các luật khác để phù hợp với sự phát triển của lực lượng nhà giáo.
Nhấn mạnh tiếp thu tối đa các ý kiến, bao gồm 90 ý kiến thảo luận tại tổ và 36 ý kiến thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng GD&ĐT khẳng định, dự thảo Luật Nhà giáo được xây dựng một phần vì khó khăn của nhà giáo nhưng lý do chính yếu là để phát triển đội ngũ nhà giáo.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt những người làm giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời chúc mừng tốt đẹp tới các đại biểu Quốc hội đã và đang công tác trong ngành Giáo dục.
Ngày 22/4, tại Cần Thơ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Phòng ngừa và ứng phó với thảm họa năm 2023 nhằm đánh giá kết quả hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm họa của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2022, triển khai kế hoạch ứng phó thảm họa năm 2023.
Sau khi nhận tin báo phát hiện vật liệu nổ tại vườn nhà của một người dân ở xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, lực lượng chức năng đã tháo gỡ, di dời 11 quả đạn đến nơi an toàn để tiêu hủy.
Vụ tai nạn trên tuyến cao tốc La Sơn-Túy Loan đoạn qua xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng khiến 1 người tử vong, 4 người bị thương và gây tắc nghẽn giao thông 2 chiều.
Sau vụ trẻ bị đánh trong thời gian tham gia khóa tu mùa hè ở chùa Cự Đà, UBND huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã kiểm tra, yêu cầu tạm dừng tổ chức các khóa tu.
Phá 'chuồng cọp' mở thêm lối thoát hiểm Cư xá Thanh Đa (quận Bình Thạnh) là một trong những khu cư xá lâu đời nhất của TP.HCM. Được xây dựng từ trước năm 1975, cư xá này gồm nhiều dãy nhà tập thể cao tầng. Đây là dạng nhà ở theo kiểu cư xá, gồm 23 lô trên diện tích 36ha, là nơi sinh sống của hàng nghìn hộ dân. Ghi nhận của PV VTC News, phía trên lầu tại cư xá Thanh Đa là những căn nhà được bao kín bởi 'chuồng cọp' không lối thoát. Khi được hỏi...
Trong số 4 chiếc xe tham gia đoàn rước dâu tại Hải Dương, dừng ở giữa đường chụp ảnh gây mất trật tự an toàn giao thông, có chiếc Mercedes...
Chiều 14.9, chia sẻ với phóng viên Lao Động, lãnh đạo các bệnh viện cho biết nạn nhân của vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà...
Hai ngành bị dừng tuyển sinh nhưng năm 2023 mở lại là điểm mới quan trọng trong tuyển sinh ngành quân đội mà các thí sinh cần lưu ý.
Ngày 3/7, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự vừa phối hợp Công an huyện Gia Lâm làm rõ đối tượng 'chăn dắt' người khuyết tật đi bán tăm tre, xin tiền người dân. Kiến ThứcĐối tượng Trần Đình Minh.1 Theo cơ quan chức năng, ngày 17/6, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát ở thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, phát hiện Trần Đình Minh (36 tuổi, ở quận Long Biên, Hà Nội) điều khiển xe máy chở theo 2 người khuyết...