Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Nguồn nước 60% phụ thuộc nước ngoài, 40% nội sinh

09:30 04/06/2024

Sáng 4-6, ông Đặng Quốc Khánh lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội kể từ khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh - Ảnh: GIA HÂN

Thời gian trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh từ 8h10 sáng 4-6 đến 14h20 chiều cùng ngày.

Ông Khánh sẽ trả lời về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, gồm việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước.

Giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước.

Ông Khánh cũng trả lời về giải pháp nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên, khoáng sản quý hiếm.

Lo sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng ảnh hưởng môi trường

Phát biểu mở đầu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho hay với vai trò là bộ quản lý đa ngành ở 9 lĩnh vực, phạm vi quản lý rộng, có vai trò lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dân và doanh nghiệp.

Thời gian qua, việc quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả, đa mục đích. Chính sách quản lý tài nguyên nước được hoàn thiện, đảm bảo chất lượng và an ninh nguồn nước. Ngành khai khoáng, công nghiệp khoáng sản có đóng góp tích cực, giúp tăng thu ngân sách.

Tuy vậy, bộ trưởng cho rằng thực tiễn còn nhiều vấn đề đặt ra cho ngành để hoàn thiện hơn nữa trong quản lý, cơ chế chính sách. Vì vậy phiên chất vấn là cơ hội để lắng nghe và hoàn thiện hơn nữa chính sách. "Tôi xin được lắng nghe các ý kiến của Quốc hội" - bộ trưởng Khánh nói.

Toàn cảnh phiên chất vấn - Ảnh: GIA HÂN

Đặt vấn đề về cơ chế đặc thù về khai thác khoáng sản, vật liệu cho phục vụ xây dựng hạ tầng, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) nêu vấn đề về quản lý thế nào cho hiệu quả. Tương tự đại biểu Trần Kim Yến (TP.HCM) cũng nêu vấn đề sử dụng cát biển thay cát sông có thể ảnh hưởng đến môi trường, mang mặn vào nền đất yếu.

"Bộ trưởng có giải pháp gì để quản lý vấn đề này, không ảnh hưởng môi trường và an ninh nguồn nước" - đại biểu Yến nêu.

Đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) nêu vấn đề chế biến alumin, nhôm và đất hiếm, đặc biệt là đất hiếm với ngành công nghệ cao. Đề nghị bộ trưởng nêu rõ quản lý khai thác và sử dụng đất hiếm.

Dùng cát biển không được để nhiễm mặn môi trường xung quanh

Trả lời ý kiến của đại biểu Kim Yến, bộ trưởng nói việc sử dụng vật liệu xây dựng, cát cho các dự án trọng điểm quốc gia, nhất là đường cao tốc rất khó khăn.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sử dụng cát biển. Hiện nay dự án thí điểm của Bộ Giao thông vận tải theo hội đồng của Bộ cho thấy cát biển có thể san lấp, thi công đến độ K95.

Đại biểu Trần Kim Yến (TP.HCM)

Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao đánh giá trữ lượng, khu vực lấy cát biển. Bộ đã hoàn thành đánh giá trữ lượng ở Sóc Trăng và với trữ lượng có thể lấy ngay là 145 triệu m3, cách bờ khoảng gần 20km. Thân mỏ chiều sâu 7m.

Bộ cũng khuyến cáo lấy cát biển chỉ lấy 2m để giảm tác động. Có nghĩa trữ lượng cát biển rất lớn và hiện cát biển đã được sử dụng san lấp, sử dụng ở các khu kinh tế ven biển.

Về lo ngại dùng cát biển nhiễm mặn, bộ trưởng nói đúng và khi sử dụng cát biển phải đánh giá tác động môi trường. Hiện nay cát biển sử dụng tốt nhất ở các khu vực đã có độ nhiễm mặn. Cát biển phải đảm bảo nguyên tắc không gây nhiễm mặn cho môi trường xung quanh. Tùy công trình, dự án, mức độ, theo bộ trưởng sẽ được đánh giá tác động từng dự án một. Bộ trưởng bày tỏ đồng tình với đại biểu Kim Yến là việc dùng cát biển mặn song không được để tác động, gây nhiễm mặn. Còn cát biển đưa vào vật liệu xây dựng thì Bộ xây dựng sẽ có tiêu chuẩn, quy chuẩn đưa vào công trình nào, đưa như thế nào.

Luật hóa cơ chế đặc thù khai thác khoáng sản

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đặng Bích Ngọc, Bộ trưởng Khánh cho biết thời gian qua với cơ chế đặc thù của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự đồng lòng của địa phương nên đã thực hiện cơ chế đặc thù về cấp vật liệu san lấp cho các dự án trọng điểm quốc gia, cao tốc.

Ông Khánh nói Bộ cũng ban hành hướng dẫn về vật liệu cho các dự án. Hiện, tiến độ của các dự án đang vượt tiến độ.

Như vậy, theo ông Khánh, cơ chế đặc thù của Quốc hội rất hiệu quả. Để luật hóa việc này, theo ông Khánh luật năm 2010, quy trình cấp mỏ cũng giống như cấp mỏ kim loại quý.

Theo đó, quy trình chưa được phân loại, phân nhóm. Hiện nay, để xử lý, Bộ đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội Luật địa chất khoáng sản, theo đó phân loại 4 nhóm khoáng sản.

Trong đó, nhóm 1 là kim loại quý, nhóm 2 là vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến sâu, nhóm 3 là vật liệu xây dựng thông thường, nhóm thứ 4 là đá, sỏi. Trong đó, phân cấp triệt để nhóm 3 - 4 cho địa phương và dự thảo là không phải cấp phép mỏ mà đăng ký, nộp nghĩa vụ thuế theo quy định. Ông nêu rõ, với cơ chế của Quốc hội đã tổng kết đưa vào dự luật.

Khai thác khoáng sản mà địa phương bảo không biết là không phải

Đại biểu Lý Văn Huấn (Thái Nguyên) nêu công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những biện pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tình trạng khai thác tài nguyên trái phép, cũng như gây ô nhiễm an ninh môi trường. Những vi phạm này đã được thể chế trong Bộ luật Hình sự. Từ đó, ông đặt vấn đề qua công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ trưởng đã kiến nghị xử lý những vụ việc vi phạm như thế nào, đặc biệt là những vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự? Giải pháp của bộ trưởng trong thời gian tới để tăng cương công tác thanh tra, xử lý những hành vi vi phạm này?

Đại biểu Lý Văn Huấn (Thái Nguyên) - Ảnh: GIA HÂN

Trả lời câu hỏi của đại biểu Huấn về công tác kiểm tra khai thác chế biến khoáng sản, ông Khánh cho biết hoạt động này được phân cấp quản lý mạnh cho địa phương và bộ tăng cường, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát.

Trong 5 năm qua đã có 12 cuộc thanh tra, 40 cuộc kiểm tra chấp hành về khoáng sản, với 933 lượt giấy phép, phát hiện 258 tổ chức cá nhân vi phạm, xử phạt với tổng số tiền 30 tỉ đồng.

Qua thanh tra cho thấy các dự án mỏ sai phạm trong khai thác vượt quá công suất cho phép, khai thác ra ngoài ranh giới, không đảm bảo yêu cầu và điều kiện về môi trường…

"Bộ sẽ xử lý nghiêm sai phạm mang tính liên tục, nối tiếp. Hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra cả nước, đã được phân công phân cấp mạnh ở địa phương nên bộ phối hợp chặt chẽ các bộ ngành để tăng cường thanh kiểm tra.

Tuy nhiên địa phương làm nghiêm việc này, chắc chắn địa phương biết. Khi khai thác khoáng sản, nhất là vật liệu xây dựng, ô tô chở, trang thiết bị hoạt động mà bảo không biết thì không phải nên địa phương phải thật sự quan tâm, cả hệ thống chính trị cùng giám sát để không khai thác trái phép tài nguyên" - bộ trưởng nhấn mạnh.

Ước tính trữ lượng đất hiếm của Việt Nam khoảng hơn 20 triệu tấn

Đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) đề nghị bộ trưởng cho biết rõ hơn về công tác khai khoáng, sử dụng và quản lý đất hiếm trong thời gian qua?

Trả lời câu hỏi này, bộ trưởng cho biết hiện nay Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản trữ lượng quan trọng tương đối lớn. Trong đó, bôxit khoảng 5,8 tỉ tấn, titan khoảng hơn 600 triệu tấn.

Với đất hiếm, bộ đã đánh giá trữ lượng khoảng 2,7 triệu tấn và tài nguyên đất hiếm khoảng 18 triệu tấn, như vậy, khoảng 20,7 triệu tấn.

Theo bộ trưởng, hiện Thủ tướng đang giao cho bộ có đề án điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng tổng thể đất hiếm, sau đó, báo cáo Thủ tướng.

Bộ trưởng khẳng định quan điểm việc khai thác, chế biến khoáng sản có tính chiến lược như đất hiếm phải tính đến chế biến sâu, chế biến tinh tại Việt Nam, phục vụ cho công nghiệp Việt Nam như đang thu hút công nghiệp chip, bán dẫn.

Nếu chế biến sâu được, đất hiếm sẽ phục vụ cho Việt Nam và xuất khẩu. Tuy nhiên, theo bộ trưởng với đất hiếm trước đây, việc chế biến chưa được nghiên cứu tổng thể, chưa có chế biến sâu. Việc thu hút đầu tư, liên doanh, chuyển giao công nghệ còn khó.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, sau khi đánh giá trữ lượng đất hiếm chính xác thì yêu cầu phải chuyển giao công nghệ, cố gắng chế biến sâu, phục vụ phát triển đất nước…

Trong quá trình này, yêu cầu bộ, ngành, các địa phương có tiềm năng đất hiếm là Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai phải tăng cường quản lý đất hiếm. Cũng theo bộ trưởng, đất hiếm này có khu vực thân mỏ sâu nhưng có khu vực phân tán nhỏ lẻ, phân tán ở bề mặt nên phải quản lý tránh khai thác, buôn bán trái phép.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết phiên chất vấn, trả lời chất vấn diễn ra trong 2,5 ngày, được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, nhân theo dõi. Ông nói hoạt động chất vấn tại kỳ họp này tiếp tục được thực hiện theo đúng luật.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động chất vấn tại kỳ họp này tiếp tục được thực hiện theo đúng quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn thuộc trách nhiệm của 4 bộ trưởng, trưởng ngành gồm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng Kiểm toán nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội cho biết Chính phủ đã phân công Phó thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ thay mặt Chính phủ, làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên chất vấn.

Ông Mẫn nêu rõ phiên chất vấn tiếp tục tiến hành theo cách thức "hỏi nhanh, đáp gọn". Theo đó, người trả lời chất vấn có thời gian không quá 5 phút phát biểu về vấn đề thuộc lĩnh vực chất vấn trước khi Quốc hội tiến hành chất vấn; mỗi lượt chủ tọa phiên họp sẽ mời 3 đại biểu đặt câu hỏi, mỗi đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 1 phút; tranh luận không quá 2 phút; thời gian trả lời không quá 3 phút cho mỗi câu hỏi.

Các thành viên Chính phủ, các trưởng ngành liên quan sẽ tham gia giải trình theo sự điều hành của chủ tọa phiên họp để làm rõ hơn những vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ông tin tưởng phiên chất vấn, trả lời chất vấn sẽ diễn ra sôi nổi trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao. Có nhiều thông tin về thực trạng tình hình, đề xuất, hiến kế cho Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành khắc phục khó khăn, vướng mắc trong thực tế…

Có thể bạn quan tâm
AMM 56: ASEAN duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung

AMM 56: ASEAN duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung

18:40 09/07/2023

Theo Đại sứ Vũ Hồ, quyền trưởng SOM ASEAN Việt Nam, các nội dung được trao đổi tại hội nghị AMM 56 ở Indonesia đều là những vấn đề nóng liên quan tới hòa bình, ổn định, sự phát triển của khu vực.

Phà trọng tải lớn ra đảo Cát Bà gặp sự cố, buộc phải di dời khỏi cảng

Phà trọng tải lớn ra đảo Cát Bà gặp sự cố, buộc phải di dời khỏi cảng

17:00 26/05/2024

Thông tin ban đầu, lúc gần 12h ngày 26/5, phà HP- 2735 chở khách từ bến Cái Viềng về tới bến Đồng Bài trả khách. Khi khách lên hết, phà chuẩn bị đón khách sang Cát Bà thì thuyền trưởng phát hiện phà bị rò nước. Sau đó, khách được yêu cầu quay lên và di chuyển sang phà khác. Nước cũng tràn vào một số khoang của phà. Ban đầu cơ quan chức năng xác định, do thuỷ triều lên, phà va đập với mặt bến nên gặp sự cố. Các đơn vị đang tổ chức cứu hộ và di...

Hai tàu săn mìn Anh va chạm thủng thân ở Bahrain

Hai tàu săn mìn Anh va chạm thủng thân ở Bahrain

17:10 20/01/2024

Tàu HMS Chiddingfold của hải quân Anh trong lúc cập cảng ở Bahrain đã đâm và khiến thân tàu HMS Bangor thủng một lỗ lớn.

Triệt phá ổ nhóm đánh bạc trên sông Hồng, bắt giữ 16 đối tượng

Triệt phá ổ nhóm đánh bạc trên sông Hồng, bắt giữ 16 đối tượng

23:20 14/08/2023

Theo Công an huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, các đối tượng hầu hết là các con bạc chuyên nghiệp, tụ tập trên nhà phao nổi rồi dùng thuyền kéo ra cách xa bờ khoảng 20m để ngồi đánh bạc.

Ký túc xá sinh viên không sinh viên ở, hoang phế 10 năm

Ký túc xá sinh viên không sinh viên ở, hoang phế 10 năm

18:30 24/05/2023

Bạc Liêu - Dự án xây dựng Ký túc xá sinh viên có tổng mức đầu tư 260 tỉ đồng từ năm 2013. Năm 2015 dự án hoàn thành 2...

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

19:00 10/03/2023

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10.3.2023 phê duyệt Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến...

Ông Putin đến Mariupol, tự lái ô tô ở thành phố Ukraine mà Nga đang kiểm soát

Ông Putin đến Mariupol, tự lái ô tô ở thành phố Ukraine mà Nga đang kiểm soát

15:00 19/03/2023

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đi bằng trực thăng đến thành phố Mariupol của Ukraine mà Nga đã chiếm, rồi tự lái xe qua nhiều quận của thành phố.

Kỷ luật cảnh cáo Phó Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang

Kỷ luật cảnh cáo Phó Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang

10:30 22/05/2023

Dù đã có chồng nhưng lại có mối quan hệ yêu đương tình cảm nam nữ với người đàn ông khác, một nữ Đảng ủy viên, Phó Chánh Văn phòng...

Hàng vạn người dân Điện Biên vẫy chào đoàn diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hàng vạn người dân Điện Biên vẫy chào đoàn diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

12:50 05/05/2024

Hàng vạn người dân Điện Biên đã đứng chật hai bên đường để vẫy chào đoàn diễu binh, diễu hành khi đi qua những tuyến phố chính tại Điện Biên, tại lễ tổng duyệt 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra