Bộ trưởng Tư pháp Bỉ mất chức sau vụ tấn công khủng bố ở Brussels trong tuần này, trong đó kẻ tấn công được phát hiện đã từng bị từ chối tị nạn và bị Tunisia yêu cầu dẫn độ.
Trong tuyên bố ngày 20-10, Bộ trưởng Tư pháp Vincent van Quickenborne cho biết ông quyết định từ chức trong lúc Bỉ đang chịu sức ép giải thích vụ khủng bố làm 2 người chết vừa qua và làm thế nào mà hung thủ, được xác định là Abdesalem Lassoued, biến mất khỏi tầm kiểm soát trong 2 năm qua.
Trong vụ việc diễn ra đầu tuần này, tay súng người Tunisia 45 tuổi, kẻ đã thề trung thành với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã bắn chết 2 cổ động viên bóng đá ở Brussels.
Ông Van Quickenborne cho biết cuộc điều tra sau đó cho thấy yêu cầu dẫn độ tay súng này của Tunisia vào tháng 8-2022 đã bị cơ quan tư pháp Bỉ bỏ lọt.
Hắn ta đã xin tị nạn ở Bỉ nhưng bị từ chối vào năm 2019 và sau đó tiếp tục sống bất hợp pháp ở Bỉ. Cảnh sát Bỉ biết hắn còn liên quan đến việc giúp đưa người lậu vào Anh, theo ông Van Quickenborne.
"Đây là một lỗi không thể tha thứ được và đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tôi muốn chịu hoàn toàn trách nhiệm chính trị về việc này", Hãng tin Reuters dẫn lời nhà lãnh đạo tư pháp Bỉ nói.
Kẻ tấn công bị cảnh sát bắn hạ một ngày sau khi vụ việc xảy ra. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã chỉ trích vụ nổ súng là "cuộc tấn công khủng bố tàn bạo".
Theo báo Guardian, chính quyền Bỉ được một chính phủ nước ngoài cảnh báo người đàn ông này đã bị cực đoan hóa và có ý định ra nước ngoài để chiến đấu trong một cuộc thánh chiến. Tuy nhiên Brussels chưa thể xác minh được điều này nên hắn ta chưa bao giờ bị liệt vào danh sách nguy hiểm.
Vụ việc xảy ra vào thời điểm những lo ngại về an ninh tăng cao sau khi xung đột bùng nổ giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza. Tuy nhiên, các công tố viên Bỉ cho biết động cơ của tay súng này dường như chủ yếu là do việc đốt kinh Koran ở Thụy Điển.
Vào tháng 8-2023, Thụy Điển đã nâng mức cảnh báo khủng bố lên mức cao thứ hai sau khi vụ đốt kinh Koran khiến người Hồi giáo phẫn nộ và gây ra mối đe dọa từ các chiến binh thánh chiến.
Một số lớp học nhỏ được triển khai ở 5 ga metro tại thành phố Kharkov, phía đông bắc Ukraine để tránh các đợt pháo kích của Nga.
Đại sứ Nguyễn Huy Dũng bày tỏ vinh dự được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam tại Palestine, khẳng định sẽ cố gắng làm việc hết sức mình để góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Palestine.
Cơ quan an ninh Ukraine cho biết lực lượng biên phòng nước này ngăn cựu tổng thống Poroshenko xuất cảnh vì ông dự định tới Hungary gặp Thủ tướng Orban.
Đại tá Anek Taosuparp, Phó chỉ huy Bộ phận trấn áp tội phạm, cho biết nghi phạm đã lạm dụng lòng tin của các nạn nhân và dụ họ làm công đức và dùng bữa với mình.
Mới đây, chính quyền Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với ông Algoney Hamdan Dagalo Musa - lãnh đạo cấp cao của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, một bên trong cuộc nội chiến ở quốc gia Bắc Phi.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hy vọng lãnh đạo Triều Tiên 'được tăng hạn bảo hành' khi nhận món quà là 'ôtô hạng sang' Aurus Senat từ Nga.
Một quan chức quốc phòng Nga xác nhận, máy bay tiêm kích-bom đa năng Su-34 của nước này đã sử dụng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Nhà Trắng công bố gói viện trợ quân sự khẩn cấp trị giá 300 triệu USD cho Ukraine, trong đó có tên lửa phòng không và đạn pháo.
Ngày 1/4, Triều Tiên khẳng định sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực không gian và sẽ phóng nhiều vệ tinh do thám trong năm nay, sau khi vệ tinh đầu tiên thuộc loại này đã thành công đi vào quỹ đạo hồi tháng 11/2023.