Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện không có dấu hiệu nào cho thấy Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.
Tại cuộc họp báo ngày 19-11, phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh nhận được câu hỏi của phóng viên về vụ Nga cập nhật học thuyết hạt nhân.
"Chúng tôi không ngạc nhiên trước việc Nga cập nhật học thuyết hạt nhân của họ. Đó là thứ mà họ đã báo hiệu rằng họ có ý định cập nhật trong vài tuần qua" - bà Sabrina Singh nói, theo trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bà nói thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc này, nhưng chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào chỉ ra Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Và chúng tôi không thấy rằng bất kỳ thay đổi nào cần được thực hiện đối với vị thế hạt nhân của riêng chúng tôi".
Trong khi đó, nhà ngoại giao hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell lên án động thái của Nga, theo Hãng tin Anadolu.
"Nói về răn đe hạt nhân, đó là điều mà chúng tôi cực lực phản đối. Chúng tôi lên án bất kỳ sự ám chỉ nào đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân" - ông phát biểu tại họp báo sau cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên EU tại Brussels vào ngày 19-11.
Theo ông Borrell, EU coi bất kỳ lời kêu gọi nào về việc tiến hành chiến tranh hạt nhân đều "vô trách nhiệm".
Hôm 19-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi của nước này có tên "Nền tảng chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân".
Tài liệu nêu rõ Nga giờ đây sẽ coi bất kỳ cuộc tấn công nào của một quốc gia phi hạt nhân được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân đều là một cuộc tấn công chung.
Matxcơva cũng có quyền cân nhắc phản ứng hạt nhân đối với một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường đe dọa chủ quyền của mình, một vụ triển khai máy bay hoặc phóng tên lửa và máy bay không người lái của đối phương trên diện rộng nhằm vào lãnh thổ Nga, một cuộc tấn công vào đồng minh của Nga là Belarus…
Quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân phải do chính tổng thống Nga đưa ra.
Động thái của Nga diễn ra giữa lúc xung đột Nga - Ukraine cán mốc 1.000 ngày và sau khi rộ tin chính quyền Tổng thống Joe Biden "bật đèn xanh" cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Nhiều cử tri Nga cho hay họ bầu cho Tổng thống Putin bởi tin rằng ông đã giúp khôi phục vị thế đất nước và kỳ vọng ông sẽ giúp chấm dứt các xung đột.
Cựu thủ tướng Hun Sen tham gia cuộc đua Thượng viện Campuchia, mở đường để ông quay trở lại chính trường sau khi từ chức hồi năm ngoái.
Quân đội Ukraine lần đầu công bố video phóng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh, Pháp chuyển giao để tập kích mục tiêu Nga.
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai hy vọng, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ đạt được những kết quả cụ thể, thực chất, góp phần tăng cường hợp tác song phương trước thềm dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc triệu Đại sứ Nga để phản đối tuyên bố gần đây của Moscow về quan điểm của Tổng thống Yoon Suk-yeol liên quan đến Triều Tiên.
Việt Nam đã thể hiện sự chuẩn bị nghiêm túc và cởi mở với đối thoại quốc tế khi tham gia phiên đối thoại UPR.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 6/4 thông báo Ngoại trưởng nước này, ông Cho Tae Yul và người đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã gặp mặt tại Brussels để thảo luận về hợp tác song phương, cũng như quan hệ hợp tác quân sự giữa Bình Nhưỡng và Moscow.
Các tay súng tấn công gần như đồng loạt tại một số địa điểm ở Cộng hòa Dagestan từ lúc 18h, gây thương vong cho cảnh sát và dân thường trong 5 giờ sau đó.
Nga chỉ trích lệnh bắt của ICC đối với Tổng tham mưu trưởng và cựu bộ trưởng quốc phòng, mô tả động thái này 'ngớ ngẩn' và không có hiệu lực pháp lý.