Tính đến ngày 8/6, cả nước có 196 ổ dịch thuộc 59 huyện của 18 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; số lợn mắc bệnh là 10.544 con, số lợn chết và tiêu hủy là 10.612 con.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi có diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Bắc như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh…
Trước nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương tập trung nguồn lực kịp thời hỗ trợ, bố trí kinh phí cho chính quyền cấp xã tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới.
Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 8/6, cả nước có 196 ổ dịch thuộc 59 huyện của 18 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Số lợn mắc bệnh là 10.544 con, số lợn chết và tiêu hủy là 10.612 con.
Tại Quảng Ninh, hiện đang có 19 xã, phường/6 huyện, thị xã, thành phố đang có dịch tả lợn châu Phi. Tỷ lệ virus trong đàn lợn ở địa phương vẫn ở khoảng 3-4% nên vẫn có nguy cơ bùng phát dịch.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh, bệnh dịch tả lợn châu Phi có khả năng lây lan trên phạm vi rộng và kéo dài, đường lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát và chưa có thuốc điều trị. Khi phát hiện lợn mắc bệnh, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ, chưa lây lan.
Tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu chính quyền cấp huyện chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất và huy động mọi nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch với mục tiêu cao nhất là khoanh vùng, dập dịch, nhanh chóng kiểm soát các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới, tuyệt đối không để lây lan diện rộng trên địa bàn.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đức cho biết địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên vật nuôi, quản lý chặt chẽ hoạt động vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, sơ chế, chế biến lợn, sản phẩm của lợn trên địa bàn.
Tại các vùng dịch, ngành yêu cầu các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thú y, bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
Tuy dịch không lớn những đã xuất hiện ở khá rải rác ở huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hòa An, Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng ở đầu năm đến nay. Khi xuất hiện dịch, các địa phương đã huy động các nguồn lực tổ chức triển khai các giải pháp kiểm soát các ổ dịch, không phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn. Các cơ quan chức năng của tỉnh đang giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để triển khai các biện pháp ứng phó.
Theo ông Phan Quang Minh, Phó cục trưởng Cục Thú y, các địa phương tập trung nguồn lực kịp thời hỗ trợ, bố trí kinh phí cho chính quyền cấp xã tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới, đồng thời, tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do bệnh.
Địa phương cần tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện vệ sinh chuồng trại, thu dọn phân, rác, thức ăn thừa của lợn mắc bệnh đem ủ vôi bột hoặc chôn đốt, thường xuyên phun khử trùng tiêu độc chuồng trại.
Địa phương cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp bán chạy, buôn bán, vận chuyển lợn bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường theo đúng quy định.
Các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn người chăn nuôi, nhất là tại địa phương đang có dịch, các địa phương có nguy cơ cao, hàng ngày áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh.
Người chăn nuôi có biện pháp bảo đảm chủ hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh thực hiện đầy đủ việc sát trùng, vệ sinh, tiêu độc để tiêu diệt mầm bệnh, không để phát tán làm lây lan dịch bệnh.
Ngành chức năng tích cực hướng dẫn người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cụ thể là tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, làm chuồng trại đảm bảo có lưới che chắn ruồi muỗi, tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh, vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
Không chỉ bệnh dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm khác trên đàn vật nuôi tiếp tục phát sinh và lây lan nhanh, ở phạm vi rộng là rất cao, gây tổn thất lớn về kinh tế, phát triển chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản đề nghị các địa phương tập trung tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vaccine.
Hiện đã có vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi, song để tiêm phòng loại bệnh này cần có sự giám sát chặt chẽ. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi theo chỉ đạo của Bộ tại Công văn số 4870/BNN-TY ngày 24/7/2023 về việc sử dụng vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Cùng với chống dịch, các địa phương cần chuẩn bị tốt các điều kiện để khôi phục chăn nuôi lợn ngay sau khi dịch bệnh được khống chế và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm, thủy sản để bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân./.
Chiều 21/4, TAND TP Hà Nội ra phán quyết đối với bị cáo Nguyễn Quang Tuấn - cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, cựu chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện Tim Hà Nội, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cùng 11 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội. VietnamnetCác bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: Vietnamnet)1 Theo đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TP Hà Nội tuyên án cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn 3 năm tù; Hoàng Thị Ngọc...
Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang làm lễ trao quyết định chuẩn y, điều động , bổ nhiệm 8 cán bộ chủ chốt.
Nhân chuyến công tác đến Việt Nam, giáo sư Park Inkyu, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) nhận định, thiết bị bán dẫn cho xử lý trí tuệ nhân tạo (AI) và bộ xử lý đồ họa (GPU) dung lượng cao là hai lĩnh vực tiềm năng nhất trong ngành công nghiệp bán dẫn tương lai mà Việt Nam nên quan tâm chú trọng. 'Việt Nam có dân số trẻ và nền tảng giáo dục tốt, đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn. Thêm...
Còn 3 tháng nữa mới diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nhưng hiện nhiều trường đại học ở Hà Nội và TP.HCM bắt đầu nhận hồ sơ, thậm chí công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm bằng phương thức học bạ. Dù phương thức này không mới nhưng nhiều chuyên gia vẫn khuyên thí sinh cần cẩn trọng để tránh trượt oan vì chủ quan trúng tuyển sớm. ThS Vũ Thị Vân, Phó khoa Kinh tế và Quản trị, trường Đại học Thái Bình đánh giá, xét tuyển sớm là chủ trương tốt giúp...
TP - Việc trở thành cảnh sát khi đã là mẹ của ba người con, với nhiều người cùng độ tuổi, sự khởi đầu của chị Nguyễn Hồng Minh là khá muộn. Tuy nhiên, đó là hành trình vượt lên chính mình để thực hiện ước mơ của cô gái Việt trên đất Kim Chi.
Chiều 15/1, TAND TP Đà Nẵng xét xử sơ thẩm Mai Nữ Lan Ngọc (42 tuổi, trú quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) và Huỳnh Phước Tuấn (41 tuổi) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo cáo trạng, cuối năm 2019, bà Nguyễn Thị Bích Chi (49 tuổi, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) mua lô đất A2.1 khu đầu cầu Tuyên Sơn, có diện tích gần 4.000m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông Đào Duy Phương với giá 280 tỷ đồng. Ông Phương là em ruột của bà Đào Thị...
Xin tiền bác ruột không được, Nam dùng cây gỗ đánh khiến nạn nhân bất tỉnh và tử vong sau đó.
Trong thời khắc thiêng liêng giữa vùng biển đảo Tổ quốc, đoàn công tác xúc động, bồi hồi thành kính dâng lên anh linh các Anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của dân tộc lòng ngưỡng mộ và sự tri ân sâu sắc.
Nhà văn Mạc Ngôn bị một blogger kiện, yêu cầu xin lỗi tất cả người dân, các liệt sĩ và bồi thường một nhân dân tệ cho mỗi người Trung Quốc, tổng 1,5 tỷ nhân dân tệ (209 triệu USD).