Đoàn kiểm tra đã tới khảo sát, nắm bắt tình hình tại Trường THCS Phan Chu Trinh, Trường THPT Phạm Hồng Thái, làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Ngày 24-2, đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện thông tư số 29/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (thông tư 29).
Đoàn kiểm tra đã tới khảo sát, nắm bắt tình hình tại Trường THCS Phan Chu Trinh, Trường THPT Phạm Hồng Thái, làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thông tư 29 đã giúp các đơn vị quản lý giáo dục có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn để quản lý dạy thêm, học thêm, giúp hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, không đúng quy định.
Triển khai thông tư 29, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành công văn chỉ đạo thực hiện; trong đó yêu cầu các đơn vị giáo dục phổ biến, tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc những quy định về dạy thêm, học thêm.
Sở cũng quán triệt, chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo chất lượng việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; xét tuyển đầu cấp và thi tuyển sinh vào lớp 10 phù hợp, không gây áp lực học thêm cho học sinh.
Việc rà soát, nắm bắt thông tin thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm tại các nhà trường được phối hợp đồng bộ từ nhiều cấp độ, nhiều lực lượng trong xã hội.
Là địa bàn có đông học sinh, trường học, ngay sau khi thông tư 29 có hiệu lực, các trường học trên địa bàn thành phố đã thông tin, tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh để nắm bắt thực hiện.
Các nhà trường cũng đã có giải pháp để thực hiện bồi dưỡng, bổ trợ các nhóm học sinh, đặc biệt là ôn tập cho học sinh cuối cấp trước kỳ thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện quy định mới không cho thu kinh phí từ phụ huynh học sinh. Hiện thành phố Hà Nội đã có lộ trình để hỗ trợ kinh phí cho các trường học.
Tại buổi làm việc, Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao đổi, giải đáp nhiều vấn đề được quan tâm về thông tư 29 cũng như các quy định khác về giáo dục phổ thông có liên quan. Đồng thời, ghi nhận các đề xuất, kiến nghị từ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng - trưởng đoàn kiểm tra - đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các nhà trường, các cấp quản lý giáo dục thành phố Hà Nội trong triển khai thông tư 29.
Nhấn mạnh quan điểm "Thông tư 29 để hướng tới không còn dạy thêm, học thêm trong nhà trường", thứ trưởng mong muốn cán bộ, giáo viên nhìn nhận đầy đủ hệ lụy, tác hại của việc dạy thêm, học thêm với học sinh, với chính giáo viên để triển khai nghiêm túc thông tư 29.
Nhằm chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, thứ trưởng đề nghị các cấp quản lý cùng quán triệt quan điểm "5 không" và thực hiện tốt "4 đề cao".
Cụ thể, 5 không là: Không "đánh trống bỏ dùi", không thỏa hiệp, không khoan nhượng, không biến tướng, không nói khó mà không làm. Bốn đề cao là: Đề cao vai trò cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đề cao tinh thần tự tôn, tự trọng, tinh thần hết lòng vì học sinh của giáo viên; đề cao tính tự giác, tự học của học sinh; đề cao vai trò mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng lưu ý thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, phân tích rõ hệ lụy, tác hại của dạy thêm, học thêm; truyền thông hình thành cho học sinh năng lực tự học, thầy cô định hướng tự học; truyền thông về bệnh thành tích, về điểm số, áp lực, về xếp hạng các trường...
Đối với công tác chuyên môn, thứ trưởng yêu cầu đảm bảo nâng cao chất lượng giờ học chính khóa, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học của thầy cô, tăng cường giáo dục cá thể hóa. Đồng thời đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá cuối kỳ, cuối khóa; đổi mới phương thức tuyển sinh; phân bố hài hòa đội ngũ giáo viên; đổi mới công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên…
Bên cạnh đó, thứ trưởng cũng lưu ý việc tăng cường cơ sở vật chất, tiến tới giảm sĩ số, học sinh được học 2 buổi/ngày, 5 ngày/tuần; tăng cường công tác thanh, kiểm tra; tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành… để quản lý việc dạy thêm, học thêm.
Trước đó, ngày 20-2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Sau thành phố Hà Nội, đoàn kiểm tra của bộ sẽ tiếp tục làm việc với các tỉnh, thành phố khác.
Hai bài xã luận mới được Pathet Lao đăng tải nhấn mạnh vai trò đặc biệt của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước của hai dân tộc.
Lúc 20h10 ngày 20.7, kênh VTV8 sẽ truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Giữ trọn lời thề - Bản hùng ca từ cội nguồn' tôn vinh chiến sĩ CAND.
TP HCM có nhiều quán phở đêm giá bình dân, phục vụ đa dạng phở kiểu Bắc, kiểu Nam, từ phở bò, phở gà đến bò viên cho thực khách no bụng giữa đêm khuya.
Z121 Vina Pyrotech và Jiangxi Yangfeng là hai đội thi mang dấu ấn riêng biệt cả về phong cách trình diễn lẫn ngôn ngữ pháo hoa, được kỳ vọng sẽ tạo nên một đêm Chung kết thăng hoa của DIFF 2025.
Nhận cuộc gọi cầu cứu từ chị gái, Đỗ Trần Nguyệt Ánh (34 tuổi) vội chạy qua hỗ trợ, song bất lực trước ngọn lửa đỏ rực bao trùm căn nhà bên trong có người thân.
Anh Trần Hải Phú (bí thư Tỉnh Đoàn Long An cũ) được chỉ định chức vụ bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh. Anh Phạm Văn Hậu làm phó bí thư Tỉnh Đoàn.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Xây dựng vừa tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Đoàn Thanh niên Bộ giai đoạn 2025 - 2027. Chị Nguyễn Diệu Linh được chỉ định làm Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng giai đoạn 2025 – 2027.
Nhìn thấy con cá sấu ngoạm thi thể người đàn ông trong miệng, người dân một ngôi làng ở Indonesia cầm gậy đuổi đánh tới tấp, khiến nó nhả ra nhưng nạn nhân đã tử vong.
Một đoạn khe chảy qua thị trấn Trà Lân (huyện Con Cuông, Nghệ An) bị ô nhiễm được đoàn viên thanh niên cùng các chiến sĩ công an và người dân làm sạch, khơi thông dòng chảy.