Liên quan đến loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về thu nhập thấp, danh phận bấp bênh của nhân viên y tế học đường, TS Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tiếp tục đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, điều chỉnh vị trí “y tế học đường” từ danh mục hỗ trợ, phục vụ sang danh mục vị trí việc làm chuyên môn dùng chung để bảo đảm chế độ, chính sách cho đội ngũ này khi tuyển dụng.
Thưa ông, vừa qua Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 19 và Thông tư số 20 hướng dẫn về vị trí việc làm cấp mầm non và phổ thông, trong đó vị trí việc làm y tế học đường được xếp vào danh mục hỗ trợ, phục vụ và thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động. Ông có thể giải thích về quy định này?
- Ngày 10.9.2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là NĐ106). Theo quy định tại Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành (điểm a, khoản 1, Điều 12); Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập ( khoản 1, Điều 15).
Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 30.12.2022, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó vị trí “y tế học đường” được xếp vào danh mục vị trí việc làm hỗ trợ phục vụ (Phụ lục V Thông tư số 12).
Tháng 10.2023, Bộ GDĐT đã ban hành 02 Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT thay thế Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT). Việc ban hành 02 Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm đã tuân thủ đúng Nghị định số 106 của Chính phủ, Thông tư số 12 của Bộ Nội vụ và được Bộ Nội vụ cho ý kiến thống nhất theo quy định.
Đồng thời Thông tư số 19, Thông tư số 20 của Bộ GDĐT đã quy định điều khoản chuyển tiếp để bảo quyền lợi cho đội ngũ nhân viên y tế trường học đã được tuyển dụng trước ngày 15.2.2023.
Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên y tế trường học tuyển mới sau ngày 15.2.2023 (thời điểm Thông tư số 12 có hiệu lực) phải thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động, gây khó khăn, tâm lý không ổn định cho đội ngũ này trong trường học.
Vậy ông đánh giá như thế nào về công việc của đội ngũ nhân viên y tế học đường trong trường học hiện nay?
- Nhiệm vụ y tế trường học là một nhiệm vụ rất quan trọng và nặng nề, đòi hỏi phải có trách nhiệm cao với công việc và không thể để xảy ra sai sót vì liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người.
Bên cạnh đó là các công tác liên quan khác như: Công tác thu và lập hồ sơ Bảo hiểm y tế học sinh, công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh học đường, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, phòng chống tác hại thuốc lá, thuốc lá điện tử, ma túy, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe tâm thần, hỗ trợ tư vấn tâm lý và hỗ trợ học sinh có những biểu hiện bất thường về tâm lý, phát hiện sớm các dấu hiệu của trẻ tự kỷ để phối hợp cùng gia đình và các cơ sở y tế can thiệp kịp thời…
Đặc biệt, trong điều kiện thực hiện Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17.1.2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025, vai trò của đội ngũ y tế học đường càng phải được quan tâm.
Để đội ngũ nhân viên y tế học đường yên tâm công tác, bảo đảm chất lượng của chăm sóc y tế ban đầu ở các trường học, ông có kiến nghị, đề xuất gì?
- Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác y tế học đường và tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ nhân viên y tế học đường, ngoài việc tiếp tục đề nghị các địa phương quan tâm đến chế độ chính sách đối với đội ngũ nhân viên trường học, trong đó có y tế học đường hiện có, Bộ GDĐT tiếp tục đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, sửa đổi Thông tư số 12, điều chỉnh vị trí “y tế học đường” từ danh mục hỗ trợ, phục vụ sang danh mục vị trí việc làm chuyên môn dùng chung để bảo đảm chế độ, chính sách cho đội ngũ này khi tuyển dụng, từ đó bảo đảm chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ, học sinh trường học.
Xin cảm ơn ông đã chia sẻ!
Tính đến ngày 9.5, Hà Nội có 99,86% học sinh đã cập nhật đầy đủ thông tin thành công trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành để phục vụ công...
'Hơn hết tôi hiểu ý nghĩa công việc mình làm là góp phần giữ gìn biển đảo, sự yên bình cho người dân' - chiến sĩ trẻ Sùng Sinh tâm sự.
Tính đến ngày 30.5, đã có 17 trường công bố điểm chuẩn học bạ năm 2023.
Theo cập nhật của Lao Động đến ngày 22.7, trên cả nước đã có 51 trường đại học công bố điểm sàn xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT...
Đại học Giao thông vận tải cho rằng kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội có giá trị với nhóm kỹ thuật, song mong muốn kỳ thi mở rộng tổ hợp môn.
Sáng nay hơn 14.000 thí sinh tại TP Cần Thơ bước vào kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, với hai môn thi Toán (120 phút) và Ngoại ngữ (60 phút).
PGS.TS Đinh Thị Mai Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội khẳng định, việc đạt kiểm định không phải để tính đến việc tăng...
Năm học 2023-2024 là năm đầu tiên tất cả các trường ở TP.HCM đều thực hiện tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức nhập học trực tuyến.
Nhiều chuyên gia ủng hộ và cho rằng, chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là rất cần thiết.