Bộ GD-ĐT: Cần nghị quyết riêng về đảm bảo điều kiện đổi mới giáo dục

18:20 14/08/2023

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định nếu không có những điều kiện tối thiểu thì ngành giáo dục, các nhà giáo có nỗ lực mấy cũng khó đạt được các kỳ vọng và mục tiêu lớn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

“Cần có nhất lúc này là một Nghị quyết giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị và trình Chính phủ, trình Quốc hội các phương án tăng cường các điều kiện đảm bảo cho đổi mới giáo dục” là kiến nghị được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đặt ra tại Phiên giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” diễn ra chiều nay, 14/8.

Điều kiện đó trước hết là đủ đội ngũ giáo viên, làm sao giáo viên sống được bằng nghề, là đủ cơ sở vật chất với trường lớp kiên cố, đủ trang thiết bị giáo dục.

“Nếu không có những điều tối thiểu đó thì ngành giáo dục, các nhà giáo có nỗ lực mấy cũng khó đạt được các kỳ vọng và mục tiêu lớn,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Cần thay đổi quan niệm về sách giáo khoa

Phát biểu tại Phiên giám sát, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp tục đề nghị Đoàn giám sát và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc bỏ nội dung “nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương về việc giao Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước”

Trước đó, trong phiên làm việc giữa Đoàn giám sát và Chính phủ cuối tháng 7, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã trình bày kiến nghị này.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, dường như vẫn đang còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của sách giáo khoa trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới.

Phân tích sâu hơn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay Nhà nước, đại diện là Bộ Giáo dục và Đào tạo, nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.

“Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ sách giáo khoa - tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không? Trong số hàng trăm bài giảng trên truyền hình, giáo viên đã dạy theo chương trình với sự chuẩn bị riêng, không theo bất cứ bộ sách giáo khoa nào. Vậy có cần Quốc hội phải thông qua việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị nội dung cho một bộ học liệu hay không?” ông Sơn nói.

Cảm ơn Đoàn giám sát đã rất quan tâm tới một vấn đề nóng của giáo dục để hỗ trợ, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng thẳng thắn đặt vấn đề “cách quan tâm này liệu đã phù hợp với sách giáo khoa với tư cách tồn tại mới của chúng?”

Theo Bộ trưởng, điều này không phải vấn đề kỹ thuật hay vấn đề quản lý, mà liên quan tới tinh thần cốt lõi của đổi mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang ra sức hướng dẫn, điều chỉnh, yêu cầu giáo viên thay đổi quan niệm về sách giáo khoa, thay đổi cách mà giáo viên sử dụng sách giáo khoa và coi đó là trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học. Việc này không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa trong việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa, mà còn hệ trọng hơn nó có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới về mặt phương pháp.

Không cần lo lắng tới an toàn, an ninh sách giáo khoa

Học sinh, phụ huynh lựa chọn sách giáo khoa trước thềm năm học mới. (Ảnh: PM/Vietnam+)

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đang nắm bản quyền hai bộ sách giáo khoa, vì vậy việc lo lắng về an toàn, an ninh sách giáo khoa “không thành vấn đề.”

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đã soạn xong sách lớp 5-9-12, là những bộ sách cuối cùng, và đang thẩm định… Trong khi đó, Nghị quyết số 122 năm 2020 giao Bộ Giáo dục và Đào tạo “chỉ tổ chức biên soạn khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn.” “Hiện nay tất cả các môn học còn lại đều đã có một số sách được các tập thể và cá nhân biên soạn, vậy thì tổ chức chuẩn bị nội dung một bộ sách không giải quyết được mấy vấn đề,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo chỉ đạo của Chính phủ, bộ đang điều chỉnh thông tư 25 về việc chọn sách; đang cải thiện việc kiểm soát quá trình biên soạn, thử nghiệm sách, chất lượng của việc thẩm định sách, việc hướng dẫn giáo viên cũng đã và đang được điều chỉnh dần. Các hoạt động xuất bản và phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã và đang được điều chỉnh mạnh trong vài năm trở lại đây, theo hướng tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sách và tăng các biện pháp hỗ trợ học sinh, đặc biệt là lưu ý giảm giá thành, giảm tỷ lệ chiết khấu, chi phí phát hành… Năm 2023 này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức tặng trên một triệu bản sách giáo khoa bộ mới cho học sinh các tỉnh vùng khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng kết quả giám sát cho thấy đổi mới giáo dục đã đi đúng, cách làm đúng. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Chính phủ cũng đã giao bộ khẩn trương xây dựng thông tư thực hiện việc định giá tối đa sách giáo khoa để thực hiện khi Luật giá sửa đổi có hiệu lực năm 2024; chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong việc xuất bản sách giáo khoa dạy tiếng các dân tộc thiểu số, tháo gỡ khó khăn trong xuất bản tài liệu giáo dục địa phương.

Cần đảm bảo yêu cầu tối thiểu

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đánh giá trong phần đầu của báo cáo giám sát khẳng định việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông đã đạt được những kết quả quan trọng đáng ghi nhận, đã tạo chuyển biến tích cực. Điều đó chứng tỏ chủ trương là đúng, đường đi đúng, cách làm đang đúng, đúng về vấn đề lớn và căn bản.

Bộ trưởng cho rằng hiện nay đang giữa chặng đường, những khó khăn vướng vấp ban đầu là khó tránh khỏi, nhưng đang được khắc phục, cải thiện và ngày càng tốt thêm.

“Vấn đề lớn lúc này là tiến hành đổi mới theo chiều sâu, đổi mới phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá, gia tăng chiều chất lượng của đổi mới, tăng cường các điều kiện cho đổi mới thành công, cố gắng ổn định chính sách cho tới hết chu kỳ đổi mới. Sau năm 2025, khi có những sản phẩm đầu ra thực sự của chương trình mới rồi tính tới những điều chỉnh chính sách lớn nếu có,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Tư lệnh ngành giáo dục cũng kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngoài Nghị quyết giám sát chuyên đề này nên có nghị quyết riêng để thúc đẩy đổi mới giáo dục. Việc cần có nhất lúc này là một Nghị quyết giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị và trình Chính phủ, trình Quốc hội các phương án tăng cường các điều kiện đảm bảo cho đổi mới giáo dục, đặc biệt và quan trọng nhất là làm sao cho đủ giáo viên, làm sao thu nhập đủ để giáo viên thực sự sống bằng nghề, thấy được động viên và tiếp tục phấn đấu đổi mới và tự đổi mới, hết lòng vì học trò, gánh vác tốt và yên tâm với công việc nặng nhọc nhiều áp lực.

“Nhân tố quyết định thành công đổi mới là yếu tố con người, là thầy cô giáo. Giới hạn của số lượng và chất lượng nhà giáo, giới hạn của năng lực và trình độ của nhà giáo là giới hạn của đổi mới và giới hạn chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, cũng cần đủ trường lớp, trường lớp được kiên cố, khang trang, đủ nhà công vụ cho giáo viên vùng xa, đủ nhà vệ sinh cho trường học, đủ trang thiết bị cho giáo dục, đủ đầu tư tài chính cho các hoạt động… Nếu không có những cái tối thiểu đó thì ngành giáo dục, các nhà giáo có nỗ lực mấy cũng khó đạt được các kỳ vọng và mục tiêu lớn,” Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói./.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị đảm bảo yêu cầu tối thiểu về đội ngũ và cơ sở vật chất để ngành thực hiện đổi mới. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Có thể bạn quan tâm
Lạng Sơn: Khởi tố 9 đối tượng mua bán 1.400 hóa đơn trái phép

Lạng Sơn: Khởi tố 9 đối tượng mua bán 1.400 hóa đơn trái phép

20:00 28/03/2023

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa triệt phá đường dây mua bán 1.400 hóa đơn trái phép với tổng số tiền ghi trên hóa đơn là hơn 13 tỉ đồng.

Nữ bệnh nhân 60 tuổi rơi từ tầng cao bệnh viện tử vong

Nữ bệnh nhân 60 tuổi rơi từ tầng cao bệnh viện tử vong

20:30 06/03/2023

Khoảng 13h30 ngày 6/3, tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, nhiều người nghe tiếng động mạnh nên ra ngoài kiểm tra thì phát hiện một phụ nữ nằm bất động trên nền bê tông. Nạn nhân tử vong là bà Đỗ Thị Ch. (60 tuổi), trú thôn Đông Khương, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bà Ch. điều trị tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam từ ngày 4/3 và được cháu chăm sóc. Công an thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã có mặt...

80 phường thuộc 10 quận ở TP.HCM phải sáp nhập

80 phường thuộc 10 quận ở TP.HCM phải sáp nhập

19:10 04/12/2023

Theo tờ trình mà UBND TP.HCM vừa gửi Bộ Nội vụ về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030, TP.HCM có quận 6 và huyện Nhà Bè thuộc diện sắp xếp nhưng do yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp. Tuy nhiên, có 129 xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp, 49 phường thuộc diện đặc thù nên không cần sắp xếp. Về đơn vị hành chính cấp xã, có 80 phường thuộc 10 quận (gồm các quận 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp,...

Nên tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, nhưng phải an toàn

Nên tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, nhưng phải an toàn

17:00 26/05/2023

Vụ tai nạn thương tâm liên quan dã ngoại, trải nghiệm tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) khiến một phụ huynh và một học sinh tử vong đặt ra vấn đề cần tổ chức hoạt động này một cách an toàn, nghiêm túc. Kiến ThứcTS Nguyễn Tùng Lâm.1 Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), chương trình giáo dục...

TPHCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp

TPHCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp

17:20 08/04/2024

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhìn nhận, TPHCM đã đưa ra phương án sắp xếp tối ưu, phù hợp với đặc điểm, đặc thù của thành phố. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ thống nhất với phương án sắp xếp của thành phố, đó là sẽ sắp xếp lại 80 phường, giảm 39 phường.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Đê biển Tây ở Cà Mau sạt lở nghiêm trọng

Miền Tây Chào Ngày Mới: Đê biển Tây ở Cà Mau sạt lở nghiêm trọng

07:00 19/10/2023

Kiên Giang siết chặt quản lý chống khai thác IUU trên biển; “Tú bà” lừa bán 11 phụ nữ sang Trung Quốc lãnh án 30 năm tù; Đê biển tây...

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức thành Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức thành Đại học Bách khoa Hà Nội

00:30 18/03/2023

Ngày 17/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn công bố quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa (ĐH Bách khoa) Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tặng bằng khen cho nam shipper dũng cảm cứu người trong đám cháy chung cư mini

Tặng bằng khen cho nam shipper dũng cảm cứu người trong đám cháy chung cư mini

11:40 20/09/2023

Ngày 20/9, Tỉnh đoàn Bắc Ninh cho biết, đơn vị vừa trao tặng bằng khen cho anh Nguyễn Đăng Văn (30 tuổi, xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, Bắc Ninh) - người dũng cảm lao vào đám cháy cứu các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội. Đêm 12/9, khi đang giao hàng ngoài đường, Văn nhận được tin nhắn của anh họ, báo người thân đang bị mắc kẹt tại tòa chung cư mini ở ngõ 29 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Văn vội vã phóng...

Thang máy tự chế rơi tự do, 7 người bị thương

Thang máy tự chế rơi tự do, 7 người bị thương

18:40 17/05/2024

Thang máy tự chế vận chuyển vật liệu xây dựng bất ngờ rơi tự do dẫn tới 7 người bị thương phải cấp cứu.

Co loi xay ra
Co loi xay ra