Theo Bộ Công an, dự kiến sau khi Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có hiệu lực sẽ cắt giảm 6 nhóm thủ tục hành chính với 29 thủ tục.
Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến với dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (gọi tắt là Luật PCCC).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật này tại phiên họp thứ 33.
Dự thảo Luật PCCC gồm 9 chương, 65 điều, bổ sung quy định về phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động cứu nạn, cứu hộ đồng thời, bổ sung và quy định bao quát hơn các nội dung có liên quan đến quản lý về phòng cháy, chữa cháy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Bộ Công an cho biết, dự thảo Luật PCCC có nhiều điểm mới so với Luật PCCC hiện hành.
Trong đó, dự thảo Luật đã bãi bỏ 5 nội dung so với Luật PCCC hiện hành, gồm:
Bãi bỏ quy định tiêu chuẩn về PCCC bắt buộc áp dụng để phù hợp với Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời bổ sung quy định cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn trong việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài về hệ thống phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để phù hợp, đồng bộ với Luật Quy chuẩn, tiêu chuẩn và pháp luật khác hiện hành.
Bãi bỏ quy định phòng cháy cho 11 loại hình cơ sở cụ thể như Phòng cháy đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hóa khác có nguy hiểm về cháy, nổ…. Chỉ quy định phòng cháy chung cho cơ sở do các cơ sở cụ thể đã có quy định riêng tại tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Bãi bỏ quy định Phòng cháy đối với rừng do đã được quy định tại Luật Lâm nghiệp.
Bãi bỏ quy định về Thanh tra PCCC do đã được quy định tại Luật Thanh tra
Bãi bỏ quy định Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động để phù hợp với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Một trong những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật PCCC đó là về các thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực này.
Bộ Công an cho biết, hiện nay, cơ quan này đang cung cấp 42 Thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC và cứu nạn cứu hộ. Dự kiến sau khi Luật PCCC có hiệu lực, sẽ cắt giảm 6 nhóm TTHC với 29 thủ tục hành chính.
Theo đó, dự thảo Luật bãi bỏ 6 nhóm TTHC so với hiện hành gồm: Nhóm TTHC về phê duyệt phương án chữa cháy; Nhóm TTHC về cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ; Nhóm TTHC về phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân; Nhóm TTHC về cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC; Nhóm TTHC về cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ; Nhóm TTHC về cấp chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC.
Về nhóm TTHC được sửa đổi, bổ sung, dự thảo Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung 4 nhóm TTHC hiện đang thực hiện.
Đó là: Sửa đổi nhóm TTHC: Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC;
Sửa đổi nhóm TTHC “thẩm duyệt thiết kế về PCCC” sửa đổi thành thủ tục “thẩm định thiết kế về PCCC”.
Sửa đổi TTHC “nghiệm thu về PCCC” thành thủ tục “kiểm tra công tác nghiệm thu về PCCC”.
Sửa đổi nhóm TTHC: Cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC.
Điện Kremlin gọi quyết định cấm du khách Nga nhập cảnh vào Na Uy là phân biệt đối xử, đồng thời tuyên bố Matxcơva sẽ sớm trả đũa quyết định trên của nước láng giềng này.
TP - Trước thềm Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi này chia sẻ, cả nước đã chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng cho kỳ thi tổ chức trên diện rộng với gần 1,1 triệu thí sinh vốn phức tạp, nhạy cảm và lưu ý các địa phương quán triệt quyết liệt tinh thần không lơ là, chủ quan.
Ngày 23-3, phát biểu sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Matxcơva, Tổng thống Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang ở Nga, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công này.
Chính quyền thành phố La Habana ngày 22-6 xác nhận 1 nạn nhân đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương khi một ngôi nhà ở khu đô thị Cerro bị sập mái hôm 21-6.
Một vụ giết người tưởng như chỉ có trên phim đã diễn ra gần đây ở thành phố biên giới Tijuana của Mexico.
Ngày 7-9 theo giờ Mỹ, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khởi hành đi châu Á, tới Ấn Độ dự hội nghị thượng đỉnh G20, trước khi sang Việt Nam.
TP - Sáng 25/6, Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã khai mạc tại Đại Liên, Trung Quốc (WEF Đại Liên). Với chủ đề “Những chân trời tăng trưởng mới”, hội nghị thu hút sự tham dự của hơn 1.700 đại biểu đến từ 80 quốc gia, tổ chức quốc tế. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu đặc biệt tại phiên khai mạc toàn thể cùng với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda.
Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ tại cuộc tiếp xúc, hai bên chỉ trao đổi về lĩnh vực ổn định chiến lược trong khuôn khổ Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) và Ukraine.
Chiều 20-7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhân chuyến thăm chính thức hai ngày đến Việt Nam.