Bình Thuận: Đặc sắc Lễ hội Văn hóa-Du lịch Dinh Thầy Thím

12:10 28/10/2023

Lễ hội Dinh Thầy Thím vẫn được gìn giữ, bảo tồn, duy trì đầy đủ cả về thời gian, không gian, trình tự, cách thức thực hành các nghi lễ tạo nên không gian linh thiêng, cùng với các trò chơi dân gian...

Lễ nghinh Thần, rước sắc phong và bằng công nhận Di tích từ Mộ Thầy về Dinh Thầy Thím . (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)

Sáng 28/10, tại Di tích Lịch sử-Văn hóa Dinh Thầy Thím, xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận đã diễn ra Lễ nghinh Thần, rước sắc phong.

Đây là nghi lễ quan trọng, thu hút đông đảo khách hành hương, người dân địa phương tham gia và là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Văn hóa-Du lịch Dinh Thầy Thím năm 2023.

Lễ hội Dinh Thầy Thím: Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Lễ nghinh Thần, rước sắc phong và bằng công nhận di tích từ Mộ Thầy về đến Dinh Thầy Thím. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Là một trong 5 lễ hội văn hóa tiêu biểu được tỉnh Bình Thuận chọn để phục vụ phát triển du lịch của địa phương, Lễ hội Dinh Thầy Thím mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, ghi khắc công đức của các bậc tiền nhân khoảng hơn 130 năm qua, đó là nhân vật Thầy Thím.

Đến nay, Lễ hội Dinh Thầy Thím vẫn được gìn giữ, bảo tồn, duy trì đầy đủ cả về thời gian, không gian, trình tự, cách thức thực hành các nghi lễ tạo nên một không gian linh thiêng, cùng với các trò chơi dân gian, hội thi, hội diễn… hấp dẫn theo tập tục có từ lâu đời của cộng đồng người dân địa phương.

Từ lâu, lễ hội Dinh Thầy Thím đã trở thành nơi hội tụ tín ngưỡng của đông đảo người dân. Sự tích Thầy Thím là một truyền thuyết dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nội dung mang nhiều yếu tố tích cực và có giá trị giáo dục, đề cao tính nhân nghĩa, đạo đức, nhân cách cao cả qua nhân vật Thầy Thím.

Lễ nghinh Thần, rước sắc phong và bằng công nhận di tích từ Mộ Thầy về Dinh Thầy Thím. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Thiết chế lễ hội ở đây tập trung chính ở 02 nhân vật truyền thuyết là Thầy: “Chí Đức Tiên Sinh” và Thím: “Chí Đức nương nương Tôn Thần,” biểu trưng cho lòng nhân ái, khí tiết, cứu nhân độ thế đã ăn sâu trong lòng người dân địa phương.

Cũng từ lòng sùng kính uy linh Thầy Thím để thể hiện sự tri ân tiền nhân dày công khai mở vùng đất này, người dân địa phương chung tay lập đền thờ tại nơi Thầy Thím tạ thế trong khu rừng dầu Bàu Cái và chọn ngày 15/9 Âm lịch hằng năm làm ngày lễ Tế Thu kính viếng Thành hoàng.

Hàng năm Dinh Thầy Thím tổ chức 2 kỳ lễ lớn: lễ Tảo Mộ (nhằm ngày mồng 5 tháng 1 Âm lịch) và lễ Tế Thu (nhằm ngày 14 đến ngày 16 tháng 9 Âm lịch) thuộc làng Tam Tân, xã Tân Tiến, thị xã LaGi, tỉnh Bình Thuận, diễn ra trong không khí long trọng, tôn vinh nét đẹp văn hóa của vùng đất này.

Lễ hội ôn lại công đức của vị đạo sỹ giàu lòng nhân ái, có nhiều nghĩa cử cao đẹp, giúp dân đóng thuyền, bốc thuốc chữa bệnh, giúp dân chài trong sóng to gió lớn, cảm hóa được cả thú dữ… được dân làng mến mộ.

Từ lễ hội nhỏ của làng trở thành lễ hội lớn của khu vực, từ lực lượng hội viên chủ yếu là người làng đến những hội viên trong và ngoài tỉnh, từ Dinh Thầy Thím xuống cấp trầm trọng sau chiến tranh đến di tích được bảo tồn chu đáo là cả một quá trình.

Quá trình đó đã trải qua bao thăng trầm, bao biến cố của lịch sử, song nó đã thể hiện được một định hướng lâu dài của sự phát triển di tích, thể hiện tư duy đổi mới của những người kế tục.

Tập tục cúng tế là tín ngưỡng dân gian, một sinh hoạt tâm linh truyền thống, dù có những thay đổi về hình thức cũng nhằm phù hợp với quá trình phát triển của xã hội nhưng vẫn bảo tồn được không khí linh thiêng và ý nghĩa nhân văn.

Trong phần nghi thức lễ có những nội dung cơ bản của nghi lễ cúng tế đình làng. Phần lễ chính là lễ Thỉnh sắc, lễ Tĩnh sanh, lễ Túc yết, lễ Tiền hiền hậu hiền… Nhưng với Dinh Thầy Thím, lễ Thỉnh sắc được thay bằng lễ Nghinh thần với nghi thức thỉnh linh Thầy Thím từ mộ cách dinh theo đường vòng khoảng 7 cây số.

Trước khi nhập điện thờ tại dinh, đoàn xe kiệu hoa, hương án đi qua làng Tam Tân nơi xưa Thầy Thím đã có thời gian sinh sống và làm việc thiện cứu giúp dân nghèo.

Lễ Nhập điện an vị không chỉ diễn ra với những nghi lễ trang trọng mà còn có những tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân gian như chèo bả trạo, tuồng cổ, hò vè. Tiếp theo là những nghi lễ khác rất quan trọng như cúng ngọ, phát lộc, phóng chim, giỗ tiền hiền…

Đêm khai hội đầy sắc màu văn hóa dân gian, trở thành một phần hội hoành tráng nhất trong chuỗi lễ hội. Nghi thức lễ trang trọng bắt đầu từ lễ dâng hương tri ân công đức Thành hoàng, tiền hiền hậu hiền, với mục đích giáo dục lòng yêu quê hương, sống đạo nghĩa, tỏ lòng biết ơn các bậc tiền bối cũng như tạo điểm nhấn văn hóa thu hút du khách.

Chương trình sân khấu hóa về sự tích Thầy Thím; mô hình giới thiệu cuộc đời và công đức của Thầy-Thím; quầy khám chữa bệnh và cấp phát thuốc Đông y miễn phí; giới thiệu những kỹ năng đóng thuyền đi biển của Thầy; những địa danh gắn liền với truyền thuyết như Bàu Cát, tượng Bạch Hổ, Hắc Hổ, nhà ông Hai Hộ... được miêu tả bằng những nội dung, hình thức mang ý nghĩa nhân đạo.

Rạng ngày 16/9 Âm lịch lễ Thỉnh sanh bắt đầu (thực ra là lễ Tĩnh sanh bởi tĩnh có nghĩa là trong sạch, tinh khiết) bằng một con heo sống thường là heo có bộ lông trắng tuyền đễ làm lễ vật. Qua ngày hôm sau, các phẩm vật cúng lễ được làm bằng món mặn cho đến hết chiều 16/9 với nghi thức lễ sanh “Tạ thần cúc cung bái” và cũng là lễ “Tiền hiền hậu hiền” để tưởng nhớ các vị có công với làng mang ý nghĩa “Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ.”

Ngoài các nghi thức truyền thống như lễ nghinh Thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia… Lễ hội Dinh Thầy Thím còn tổ chức các trò chơi dân gian đậm nét xứ biển như khiêng thúng ra khơi, hội thi gánh cá, đan lưới, kéo co, đánh cờ người.

Lễ hội Dinh Thầy Thím từ lâu được coi là Lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu không chỉ của cộng đồng người dân địa phương mà còn là di sản văn hóa chung. Không gian Lễ hội còn là nơi củng cố, tăng cường mối đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư; nâng cao ý thức về cội nguồn dân tộc, giá trị đạo đức, nhân cách sống, tinh thần hòa hợp để gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau, hình thành nên một nếp sống cao đẹp và tình làng nghĩa xóm ngày càng bền chặt hơn.

Năm 1997, Dinh Thầy Thím được công nhận Di tích cấp Quốc gia. Năm 2022, Lễ hội Dinh Thầy Thím được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Đặc sắc Lễ hội Văn hóa-Du lịch Dinh Thầy Thím năm 2023

Lễ hội Dinh Thầy Thím năm nay được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 28-30/10, trong không gian văn hóa đặc trưng, đậm nét dân gian với nhiều hoạt động đặc sắc.

Phần lễ là một chuỗi các nghi thức truyền thống như Lễ nghinh Thần, rước sắc phong và bằng công nhận di tích, lễ nhập điện an vị, dâng cỗ bánh cúng Thầy Thím, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia…

Phần hội gồm các trò chơi dân gian đậm nét miền biển như: trò chơi khiêng thúng ra khơi, hội thi gánh cá, đan lưới, kéo co, thi đấu cờ người, làm bánh… Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, ca nhạc tạp kỹ và trưng bày hình ảnh về sự tích Thầy Thím…

Theo Ban tổ chức, Lễ hội Dinh Thầy Thím năm nay được tổ chức trong không khí hân hoan, náo nhiệt hơn mọi năm nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2023 “Bình Thuận-Hội tụ xanh;” vì vậy lượng du khách về dinh rất đông. Không chỉ trong ngày diễn ra lễ hội mà từ đầu tháng Chín Âm lịch, du khách, người hành hương đã tìm về dinh để cầu mong bình an, may mắn.

Ban Tổ chức cũng bố trí khu sinh hoạt cộng đồng để khách hành hương có không gian rộng để nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi… Đồng thời, Ban Quản lý Dinh phối hợp với các lực lượng tăng cường kiểm tra, khắc phục tối đa nạn ăn xin, bán hàng rong chèo kéo du khách./.

Có thể bạn quan tâm
Đổ tiền mua 'thuốc thần kỳ' chữa cận thị cho con

Đổ tiền mua 'thuốc thần kỳ' chữa cận thị cho con

08:50 31/05/2024

Khi nhận thấy đứa con 6 tuổi bị cận thị cách đây hai năm, Li Yun quyết tâm làm mọi thứ có thể để bảo vệ thị lực của con.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

09:00 23/03/2024

Năm nay, Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh tròn 93 tuổi (26/3/1931-26/3/2024). Dù ở giai đoạn nào, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vẫn luôn nêu cao tinh thần xung kích, tình nguyện, với sức trẻ và nhiệt huyết cháy bỏng...

Khám phá Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Khám phá Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

10:50 08/08/2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Nhân dịp này, xin được giới thiệu đôi nét về quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ, một địa điểm có vai trò rất quan trọng với lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Tổng quan về quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ Quần thể di tích chiến...

Lan tỏa thông điệp hòa bình, hội nhập và phát triển đến Liên hoan Thanh niên thế giới 2024

Lan tỏa thông điệp hòa bình, hội nhập và phát triển đến Liên hoan Thanh niên thế giới 2024

22:30 26/02/2024

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương cho biết, đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam tham gia Liên hoan Thanh niên thế giới năm 2024 với thông điệp hoà bình, hội nhập và phát triển. Đây là dịp quảng bá hình ảnh của Việt Nam; về vai trò của thanh niên và tổ chức Đoàn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hội ngộ chiến sĩ tình nguyện TP.HCM các thời kỳ

Hội ngộ chiến sĩ tình nguyện TP.HCM các thời kỳ

17:20 04/08/2023

Thành Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM mời chiến sĩ tình nguyện TP.HCM các thời kỳ họp mặt dịp 30 năm tình nguyện hè (1994 - 2023).

Tuổi trẻ Hà Tĩnh hỗ trợ thí sinh có hoàn cảnh khó khăn trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tuổi trẻ Hà Tĩnh hỗ trợ thí sinh có hoàn cảnh khó khăn trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

19:30 23/06/2024

Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT cận kề, lực lượng thanh niên Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tiếp sức hỗ trợ thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đề phòng nhà chồng, tôi muốn đứng tên gần hết tài sản

Đề phòng nhà chồng, tôi muốn đứng tên gần hết tài sản

09:30 22/05/2024

Tôi bất an khi nghĩ đến việc nếu có gì bất trắc, phần tài sản tôi kiếm từ máu, mồ hôi, nước mắt lại phải chia cho bố mẹ chồng.

3 lần bỏ phố về quê, khó khăn tự mình chịu đựng

3 lần bỏ phố về quê, khó khăn tự mình chịu đựng

09:00 22/05/2024

Có bạn đọc của Tuổi Trẻ Online đã 3 lần bỏ phố về quê, giờ đây cuộc sống mới tạm ổn. Những câu chuyện kinh nghiệm đã được kể lại.

Vụ cháy khiến 4 bà cháu tử vong diễn ra thế nào?

Vụ cháy khiến 4 bà cháu tử vong diễn ra thế nào?

16:00 17/06/2024

Lửa từ phòng ngủ tầng 4 bốc lên ngùn ngụt, tràn ra ban công tầng 4-5 và tầng thượng, việc cứu hộ khó khăn do nhà xây kiên cố và chất đầy hàng hóa.

Co loi xay ra
Co loi xay ra