Với sự vận động, tuyên truyền của chính quyền địa phương và các già làng, người có uy tín, bà con dân tộc thiểu số đã hiểu rõ tác hại của việc cầm cố đất, bán điều non để tập trung lao động, sản xuất.
Tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, sang nhượng đất trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn biến phức tạp. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền người dân không cầm cố, sang nhượng đất đai, bán điều non, cảnh giác "tín dụng đen" nhằm đảm bảo ổn định đời sống.
Gia đình anh Điểu Be ở xã biên giới Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập) là một trong những hộ đã từng cầm cố đất, bán điều non.
Do cuộc sống khó khăn, gia đình có 5 người con nên năm 2016, anh đã bán 0,5ha điều non trong thời gian 5 năm với giá chỉ có 30 triệu đồng.
Theo anh Be, trong thời gian bán điều non, vợ chồng anh chủ yếu đi cạo mủ cao su thuê cho tư nhân để có thêm thu nhập nuôi gia đình.
Được chính quyền địa phương vận động, đến nay, anh đã lấy lại mảnh đất và khẳng định không cầm cố đất, từ đó tập trung canh tác, có thêm thu nhập.
Anh Điểu Be cho biết: "Cuộc sống gia đình tôi trước kia khó khăn nên phải cầm cố đất, bán điều non. Lúc đó, gia đình kẹt tiền đi chữa bệnh, ngoài ra, còn có mấy đứa con đi học. Sau khi hết hạn cầm cố, được chính quyền tuyên truyền, tôi giữ đất canh tác để có nguồn thu nhập thêm."
Thông qua những đợt tuyên truyền của các cấp chính quyền địa phương, giờ đây, vợ chồng anh Điểu Be đã tập trung lao động, sản xuất, có nguồn thu nhập ổn định hơn.
Hộ gia đình ông Điểu Xen ở xã biên giới Đắk Ơ được Nhà nước cấp cho 0,5ha đất sản xuất năm 2011. Gia đình ông có một căn nhà khá kiên cố khang trang. Được chính quyền địa phương tích cực vận động, tuyên truyền, gia đình ông không cầm cố, sang nhượng đất, không bán điều non.
Ông Điểu Xen chia sẻ: “Ở đây, đồng bào thiểu số còn nhiều khó khăn. Họ chủ yếu làm thuê, cuốc mướn. Một số hộ đã cầm cố đất. Nhiều gia đình khác bán điều non 4 năm hay 10 năm, tùy theo hoàn cảnh. Gia đình tôi được các cấp chính quyền vận động, tuyên tuyền nên không cầm cố.”
Cùng với chính quyền địa phương tuyên truyền, người có uy tín, già làng đã trở thành “cầu nối” quan trọng góp phần tuyên truyền, vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ông Khằm Thanh Sơn, người uy tín huyện Bù Gia Mập cho biết trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trước kia, nhiều hộ đã cầm cố, sang nhượng đất, bán điều non. Bốn năm qua, ông không ngừng tuyên truyền, vận động, đến nay, hầu như không thấy bà con bán đất hay cầm cố nữa. Một số hộ đã lấy lại đất cầm cố, canh tác bình thường trở lại.
Theo Phó Chủ tịch xã Đắk Ơ Nguyễn Mậu Hải, tại địa phương, trước kia, nhiều trường hợp bán điều non, cầm cố đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây, được chính quyền các cấp, các già làng tiêu biểu, người có uy tín tích cực vận động, tuyên truyền nên tình trạng này đã giảm hẳn.
Trong năm 2022, theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, số hộ người dân tộc thiểu số bán điều non là 90 hộ, cầm cố đất sản xuất 21 hộ; sang nhượng đất ở 95 hộ; sang nhượng đất sản xuất 208 hộ…
Để giảm tình trạng trên, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước đã đề nghị các đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức, phát huy tối đa vai trò của già làng tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tới người dân về tác hại của việc vay nặng lãi, bán điều non, cầm cố đất sản xuất trong thời gian dài.
Địa phương tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về các dịch vụ tài chính, ngân hàng nhằm từng bước thay đổi tư duy của người có nhu cầu về vốn, đặc biệt, bà con cần cảnh giác với “tín dụng đen” đang len lỏi nhiều nơi hiện nay.
Trưởng Phòng Dân tộc-Tôn giáo huyện Bù Gia Mập Điểu Kiêng cho biết chính quyền địa phương cùng các già làng, người uy tín luôn tuyên truyền, vận động người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiểu được tác hại của việc cầm cố, sang nhượng đất, bán điều non, tác hại của "tín dụng đen."
Hiện nay, tình trạng cầm cố đất, bán điều non tại Bình Phước đã hạn chế. Việc tăng cường tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, của các già làng tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng vùng dân tộc thiểu số đã và đang mang lại hiệu quả tích cực./.
'Triển lãm quốc tế về kỹ thuật và phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thiết bị an ninh, an toàn bảo vệ năm 2024' diễn ra tại TPHCM vào tháng 8/2024, có sự tham gia của hơn 450 thương hiệu hàng đầu về kỹ thuật, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, thiết bị an ninh, an toàn bảo vệ đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tàu Tuấn Tú 09 đang trên hành trình từ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đi huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) thì bị chìm tại vị trí cách đảo Phú Quý khoảng 28 hải lý về hướng Tây, 2 thuyền viên đang mất tích.
Bộ Giao thông Nga xác nhận cầu Crimea đã tạm đóng và đã xảy ra hư hại trên các nhịp đường bộ, nhưng cơ quan này bác bỏ thông tin các trụ đỡ của cầu bị ảnh hưởng.
Nhóm người cải trang giống thầy trò Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du Ký thường đứng trước chợ đêm Phú Quốc đã được mời làm việc, nhắc nhở về tình hình an ninh trật tự, không được chèo kéo, vòi tiền khách vô lý.
Ngày 6-8, một đoàn tàu chở khách bị trật bánh ở miền nam Pakistan, làm ít nhất 28 người thiệt mạng và hơn 80 người bị thương.
Sáng 12/4, Đoàn đại biểu Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, làm Trưởng đoàn lên đường sang Trung Quốc tham dự các hoạt động trong khuôn khổ chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8. Lễ đón Bộ trưởng Phan Văn Giang và Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam được tổ chức trang trọng tại Cửa khẩu Hà Khẩu (Trung...
Người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc từ chối đề nghị của Mỹ về việc tiến hành hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại Singapore.
Việt Nam sẵn sàng cùng với Trung Quốc nỗ lực đưa quan hệ song phương bước vào giai đoạn phát triển mới với tin cậy chính trị cao hơn, hợp...
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho hay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có 4 nguồn lực lớn, là đóng góp rất quan trọng cho...