Các cuộc biểu tình vào ngày 28-2 cho thấy sự tức giận ngày càng tăng của người Hy Lạp về vụ tai nạn đường sắt khiến 57 người chết cách đây hai năm.
Ngày 28-2, hàng trăm ngàn người đã tập trung tại các thành phố và thị trấn trên khắp Hy Lạp để đòi công lý, đúng ngày tròn hai năm vụ tai nạn tàu hỏa chết chóc nhất từ trước đến nay ở quốc gia châu Âu này.
Trong khi đó người lao động đình công, buộc hủy nhiều chuyến bay cũng như tạm dừng hoạt động vận tải đường biển và đường sắt.
Ngày 28-2-2023, một đoàn tàu chở khách va chạm với một đoàn tàu chở hàng gần làng Tempi ở miền trung Hy Lạp, khiến 57 người thiệt mạng.
Hai năm sau, các lỗ hổng an toàn gây ra vụ tai nạn này vẫn chưa được giải quyết. Cuộc điều tra tư pháp vẫn chưa hoàn tất và chưa có ai bị kết án trong vụ tai nạn.
Người dân đã lên kế hoạch biểu tình tại hàng chục thành phố trên khắp Hy Lạp. Tất cả chuyến bay quốc tế và nội địa đều bị tạm dừng khi các nhân viên kiểm soát không lưu cùng các thủy thủ, nhân viên lái tàu, bác sĩ, luật sư và giáo viên tham gia cuộc tổng đình công kéo dài 24 giờ để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ tai nạn.
Các doanh nghiệp đóng cửa, trong khi nhà hát hủy các buổi biểu diễn.
Sáng sớm 28-2 (giờ địa phương), hàng chục ngàn người đã tụ tập tại quảng trường Syntagma ở trung tâm thủ đô Athens, trong khi cảnh sát mặc đồ chống bạo động được triển khai để giám sát.
"Chính quyền của những kẻ giết người" - Reuters dẫn lại dòng chữ trên một tấm bảng.
Chính quyền Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis - người đã tái đắc cử tháng 6-2023 sau vụ tai nạn nói trên - đã đối mặt với nhiều lời chỉ trích từ người thân của các nạn nhân, vì không khởi xướng một cuộc điều tra của Quốc hội về trách nhiệm chính trị.
Các cuộc biểu tình cho thấy sự tức giận ngày càng tăng của người Hy Lạp về thảm họa nói trên. Chính phủ Hy Lạp phủ nhận hành vi sai trái và cho biết cơ quan tư pháp phải điều tra vụ tai nạn.
"Chính phủ chưa làm gì để đòi lại công lý. Đây không phải là một vụ tai nạn, mà là một vụ giết người" - ông Christos Main (57 tuổi), nhạc sĩ tham gia cuộc biểu tình ở Athens, chia sẻ.
Trong bài đăng trên Facebook vào ngày 28-2, Thủ tướng Mitsotakis cho biết chính phủ của ông sẽ nỗ lực hiện đại hóa mạng lưới đường sắt và làm hệ thống an toàn hơn.
Trong cuộc thăm dò của Pulse thực hiện tuần này, 82% người Hy Lạp được hỏi cho biết thảm họa tàu hỏa nói trên là "vấn đề quan trọng nhất hoặc một trong những vấn đề quan trọng nhất" ở quốc gia này và 66% nói rằng họ không hài lòng với các cuộc điều tra về vụ tai nạn.
Nhà Trắng mời các phi công B-2 và người thân tới dự cuộc picnic ở Bãi cỏ phía Nam nhân dịp Quốc khánh Mỹ, nơi ông Trump khuyến khích họ tiết lộ danh tính.
Tổng thống Trump nói rất không hài lòng về cuộc điện đàm với ông Putin, đề cập tới khả năng siết lệnh trừng phạt Nga khi đàm phán bế tắc.
Cuộc thử nghiệm tên lửa của Nhật Bản được xem là thiết yếu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.