Biên soạn một bộ sách giáo khoa của bộ có trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa?

16:20 24/10/2023

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu rõ việc yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ SGK vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) - Ảnh: NHƯ Ý

Sáng 24-10, phát biểu ý kiến tại phiên họp tổ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết nghị quyết 88/2014 của Quốc hội đã nêu rõ việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Có nên bỏ ra khoảng 400 tỉ đồng từ ngân sách làm thêm một bộ sách giáo khoa?

Theo bà Thúy, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đầy đủ sách giáo khoa của tất cả các môn học.

Tới nay, bà Thúy nói đã triển khai đổi mới đến những lớp cuối cùng của cả ba cấp học và chưa xảy ra tình trạng thiếu sách. Số tiền mà các doanh nghiệp bỏ vào để làm sách giáo khoa cũng đã lên hơn 1.200 tỉ đồng.

Trước tình hình này, bà Thúy đặt vấn đề có cần bỏ ra trên dưới 400 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước để làm thêm một bộ sách giáo khoa nữa hay không?

  • Đề nghị xem xét trách nhiệm việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không biên soạn một bộ sách giáo khoa

  • Đổi mới từ chọn sách giáo khoa

  • Nhìn lại 10 năm xã hội hóa sách giáo khoa

"Việc ra đời một bộ sách giáo khoa "của bộ" có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa không? Đó là điều mà chúng ta cần cân nhắc, bà Thúy nêu.

Nữ đại biểu chỉ rõ chưa lường trước được khả năng của tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn bảo đảm có đầy đủ, kịp thời, phục vụ cho đổi mới, nên bên cạnh việc xã hội hóa, nghị quyết 88 đã đưa ra yêu cầu.

Cụ thể "để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn".

Tuy nhiên, việc tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa của bộ không thực hiện được do không huy động được đủ số lượng tác giả cần thiết.

Bộ đã kịp thời chuyển sang chỉ đạo việc biên soạn sách giáo khoa theo hướng xã hội hóa, không sử dụng ngân sách nhà nước (trả lại cho Ngân hàng Thế giới khoản tiền vay 16 triệu USD để làm bộ sách này).

Đề nghị đánh giá tác động việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa

Bà Thúy nêu rõ qua xem xét báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quốc hội đã ban hành nghị quyết 122/2020 quy định:

"Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó".

Bà nêu thêm Luật Giáo dục, ban hành sau nghị quyết 88/2014 thời gian 5 năm cũng chỉ quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.

Không quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa "của bộ" nữa. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ các bộ.

Do đó, bà Thúy cho rằng nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa thì điều đó vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

"Vào thời điểm này, việc quyết định giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn. Nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên và người dân không đồng tình với sự thay đổi này.

Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trước khi quyết định", bà Thúy nêu.

Bởi theo bà Thúy, cái mới luôn là cái khó, ý kiến trái chiều không tránh khỏi, nên chăng để thực hiện hết 1 chu kỳ (sau năm học 2024-2025) rồi tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông, lúc bấy giờ điều chỉnh sẽ phù hợp và thuyết phục hơn.

Có thể bạn quan tâm
15 năm tù cho kẻ nhận làm dịch vụ đất đai rồi lừa chiếm đoạt 923 triệu đồng

15 năm tù cho kẻ nhận làm dịch vụ đất đai rồi lừa chiếm đoạt 923 triệu đồng

19:00 07/12/2023

Bà Rịa - Vũng Tàu - Đối tượng nói dối về việc có quen biết nhiều cán bộ và cam kết sẽ thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích...

Miền Bắc không còn nhà máy thủy điện dừng vận hành vì thiếu nước

Miền Bắc không còn nhà máy thủy điện dừng vận hành vì thiếu nước

14:10 28/06/2023

Thông tin với VTC News, đại diện EVN cho biết: 'Nhiều vừa qua, những cơn mưa lớn mang lại lượng nước rất quý giá cho các hồ thủy điện phía Bắc. Mực nước được cải thiện hơn khiến không còn nhà máy nào phải dừng vận hành do nước về mức nước chết'. Trong khi đó, theo ông Phạm Văn Vương, Giám đốc Nhà máy thủy điện Hòa Bình: 'Với mực nước hiện tại, nhà máy thủy điện Hòa Bình đang phát 3 tổ máy và không phải gánh thay cho nhà máy thủy điện khác. Do...

Mưa trắng trời, đường mòn Hồ Chí Minh biến thành sông

Mưa trắng trời, đường mòn Hồ Chí Minh biến thành sông

14:50 30/10/2023

Do mưa lớn kéo dài, đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập sâu, phương tiện giao thông qua lại khó khăn.

Ưu tiên hàng đầu trong hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam

Ưu tiên hàng đầu trong hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam

00:40 03/07/2024

Chiều 2.7, các ông: Nguyễn Đình Khang – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và ông Leth Xayyaphone - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Trung ương Liên hiệp Công đoàn Lào (LFTU) chủ trì Hội đàm. Tại Hội đàm, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang khẳng định Công đoàn Việt Nam coi quan hệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với LFTU là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động đối ngoại.

Công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh về công tác cán bộ

Công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh về công tác cán bộ

10:50 08/05/2024

Công an tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức lễ công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ.

Lạng Sơn khánh thành 11 đường kiểm tra cột mốc bảo vệ biên giới

Lạng Sơn khánh thành 11 đường kiểm tra cột mốc bảo vệ biên giới

11:30 07/05/2024

Chiều 6/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) và các ban ngành địa phương tổ chức khánh thành 11 đường kiểm tra cột mốc bảo vệ biên giới trên địa bàn huyện Cao Lộc.

Khởi tố người chồng đầu độc vợ con bằng khí CO tội 'giết người'

Khởi tố người chồng đầu độc vợ con bằng khí CO tội 'giết người'

13:00 25/08/2023

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam để điều tra tội 'giết người' đối với người đàn ông dùng khí CO đầu độc vợ con làm 4 người chết.

Điểm chuẩn phương thức xét tuyển hot nhất Đại học Bách khoa Hà Nội 2024

Điểm chuẩn phương thức xét tuyển hot nhất Đại học Bách khoa Hà Nội 2024

13:00 14/06/2024

Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét tuyển tài năng, gồm xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, xét chứng chỉ quốc tế và hồ sơ kết hợp phỏng vấn. Trường dành 20% trong tổng số 9.260 chỉ tiêu cho diện này. Diện xét hồ sơ kết hợp phỏng vấn, được nhiều thí sinh đăng ký nhất - gần 4.600 em. Dẫn đầu về điểm chuẩn là ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IE-E10) với 104,58/110 điểm, tăng 6,16 so với năm...

Chi tiết đề thi và đáp án kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia

Chi tiết đề thi và đáp án kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia

17:00 18/03/2023

Ngày 18/3, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã công bố đề thi và đáp án kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm nay.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới