Giám đốc Công ty TNHH vận chuyển 115 Xuyên Việt nói giá chuyển cấp cứu 16 triệu đồng là phù hợp, không thể gọi là “chặt chém”.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng phòng công tác xã hội (Bệnh viện Nhi đồng 1) - xác nhận với Tuổi Trẻ Online việc vừa ghi nhận trường hợp anh T.M.G. (36 tuổi) phải trả số tiền lớn khi thuê chuyển cấp cứu con từ Cà Mau lên TP.HCM.
Đây là trường hợp mà phòng công tác xã hội ghi nhận từ việc hỏi thông tin về trường hợp khó khăn cần hỗ trợ tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Theo phản ánh của anh G., gia đình bị xe cấp cứu thu với giá 16 triệu đồng cho quãng đường chuyển con từ Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau lên đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). (Hợp đồng ghi lên Bệnh viện Nhi đồng TP).
Trước đó, vợ anh G. sinh non con lúc 23 tuần tuổi. Đến ngày 5-8 tình hình bé trở nặng, gia đình xin được chuyển lên TP.HCM cấp cứu, điều trị.
Lúc này, cha bệnh nhi được một bác sĩ của bệnh viện giới thiệu, cho số điện thoại của một người phụ nữ "điều" xe cấp cứu từ TP.HCM xuống chở bé.
Theo hợp đồng, đơn vị vận chuyển cấp cứu là Công ty TNHH vận chuyển 115 Xuyên Việt (có trụ sở quận 11, TP.HCM). Công ty này có giấy phép hoạt động cấp cứu do Sở Y tế cấp phép.
Thông tin trên giấy phép đều ghi rõ thông tin tài xế, số điện thoại, biển số xe, giá cả giao kèo, cùng 5 "dịch vụ" đi kèm theo xe gồm bác sĩ, điều dưỡng, máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, oxy.
"Họ báo giá luôn là 16 triệu đồng, phải chuyển khoản 50%, tức 8 triệu đồng thì xe mới cho xe từ TP.HCM đến đón bé. Khi xe đến tới Cà Mau gia đình phải đưa luôn số tiền còn lại. Bác sĩ của bệnh viện giới thiệu nên vợ chồng tôi rất tin tưởng…" - anh G. cho hay.
Đến ngày 8-8, bé qua đời tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. "Khi bé mất gia đình cạn tiền, tôi tính bỏ con vào thùng xốp để đi xe đò về. Thấy hoàn cảnh khó khăn nên bệnh viện đã hỗ trợ đưa cả gia đình về Cà Mau miễn phí bằng xe cứu thương" - anh G. nói.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhận định giá xe cứu thương từ Cà Mau lên đến TP.HCM không đến mức 16 triệu đồng. Đặc biệt, đối với những hoàn cảnh khó khăn bệnh viện sẽ hỗ trợ chi phí điều trị và lo hết tiền xe cấp cứu.
Ngày 14-8, Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Công ty TNHH vận chuyển 115 Xuyên Việt - đơn vị nhận vận chuyển cấp cứu một bệnh nhi từ Bệnh viện Sản nhi Cà Mau lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 cấp cứu ngày 5-8.
Liên quan đến thông tin phản ánh vận chuyển cấp cứu "chặt chém", ông Sơn lý giải với chi phí 16 triệu đồng chuyển cấp cứu một bé sơ sinh, có đầy đủ nhân viên y tế và trang thiết bị cấp cứu chạy từ TP.HCM xuống Cà Mau chuyển lên là hợp lý. "Tôi thấy giá đó hợp lý mà, không thể gọi là chặt chém" - ông Sơn khẳng định.
Về giá cả vận chuyển cấp cứu, theo ông Sơn "giá cả hai bên tự thỏa thuận, đồng ý đơn vị mới vận chuyển".
Tại sao không điều xe từ Cà Mau lên TP.HCM mà lại phải điều ngược lại, ông Sơn nói: "Ở dưới đó các nhà xe tư nhân chưa chắc có xe đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị vận chuyển cấp cứu bé được an toàn"!?
Ông này cho biết khi vận chuyển trường hợp này đơn vị không tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, do đó mới thu chi phí đúng 16 triệu đồng.
"Nếu gia đình trình bày hoàn cảnh quá khó khăn, chúng tôi sẵn sàng miễn phí hoàn toàn chi phí vận chuyển cấp cứu cho gia đình mà không cần xác minh" - ông Sơn nói và khẳng định đơn vị đã miễn phí cho nhiều trường hợp xuyên việt như thế.
Trong 16 triệu đồng thu từ người nhà bệnh nhi, ông Sơn không tiết lộ về số tiền mà đơn vị được hưởng và nói "còn tùy" do còn phải trả chi phí trang thiết bị máy móc, cũng như chi phí cho bác sĩ, điều dưỡng.
Cùng ngày, ông Võ Thành Lợi - giám đốc Bệnh viện Sản nhi Cà Mau - cho biết ông vừa mới nghe thông tin về trường hợp này và đang yêu cầu khoa giải trình.
Khi được hỏi về giá vận chuyển 16 triệu đồng/lượt là có cao không, vị giám đốc bệnh viện này cho biết mức giá đó là bình thường đối với xe từ bệnh viện TP.HCM xuống có máy thở, có trang thiết bị và nhân viên y tế đi cùng.
"Đối với những ca bệnh chuyển tuyến theo đúng quy trình thì trung bình chỉ khoảng 5-6 triệu đồng, còn những ca người dân tự đi là rất cao" - ông Lợi nói.
THANH HUYỀN
Lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập của Hàn Quốc Lee Jae-myung bị đâm vào cổ trong chuyến thăm thành phố cảng Busan sáng nay.
Giữa nắng nóng cực điểm, nhiều người Hàn Quốc lại mặc áo khoác, trùm khăn len khi vào quán cà phê.
Diễn đàn “Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương đóng góp ý kiến về công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng” đã thu nhận được 40 tham luận, ý kiến đóng góp. Các ý kiến, đề xuất tương đối toàn diện đã góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ Khối với công tác xây dựng Đảng và việc thi hành Điều lệ Đảng.
Lê Thị Hiền bị bắt sau gần 8 tiếng bỏ chạy khỏi phân trại 1 Trại giam số 6 của Bộ Công an đóng tại huyện Thanh Chương.
Chùa Hương Lãng có tên chữ là Viên Giác Tự, người dân địa phương quen gọi là chùa Lạng hay chùa Ông Sấm. Gọi là chùa Ông Sấm vì tòa...
Đến trưa nay, con số tiếp xúc gần với bệnh nhân bạch hầu ở Thanh Hóa đã lên 21 người.
Số người Hồi giáo thực hiện chế độ đa thê hợp pháp giảm gần một nửa trong 5 năm qua, với hơn 1/3 số đơn xin lấy thêm vợ bị tòa án từ chối.
Việc xây dựng Hồ sơ quần thể Yên Tử để đệ trình UNESCO có phạm vi triển khai trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang được kỳ vọng là Di sản Thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam.
Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa có thư gửi các cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong ban bay ngày 6-11 của Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân và 2 phi công gặp nạn.