Các phe phái đối lập ở Lebanon có thể tận dụng thời cơ khi Hezbollah đang chật vật đối phó với các cuộc tấn công của Israel.
Vụ ám sát thủ lĩnh Hassan Nasrallah vào ngày 27-9 vừa qua là đỉnh điểm trong chuỗi đòn giáng mạnh vào lực lượng vũ trang Hezbollah ở Lebanon trong những tuần gần đây.
Không chỉ vậy, Israel còn xâm nhập sâu vào mạng lưới liên lạc của Hezbollah, được minh chứng qua các cuộc tấn công sử dụng thiết bị liên lạc như máy nhắn tin và bộ đàm hồi giữa tháng 9.
Những thất bại lớn này, cả về mặt tinh thần lẫn năng lực của Hezbollah, đặt ra câu hỏi liệu tổ chức này có còn giữ được vai trò quyền lực trong chính trị nội bộ Lebanon và khả năng chống lại một cuộc tấn công của Israel hay không.
Theo các nhà phân tích của Đài Al Jazeera, khả năng duy trì sức mạnh của Hezbollah đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Theo Đài Aljazeera, kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 15 năm của Lebanon vào năm 1990, Hezbollah đã dần củng cố quyền kiểm soát vững chắc đối với chính trị trong nước bằng việc nhấn mạnh bản sắc, tôn giáo và kháng chiến, nhằm chống lại Israel và vai trò của Mỹ tại khu vực.
Tư tưởng của Hezbollah nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cộng đồng Hồi giáo dòng Shiite, đặc biệt khi tổ chức này đưa miền nam Lebanon ra khỏi sự chiếm đóng kéo dài 18 năm của Israel vào năm 2000.
Tuy nhiên, khi Hezbollah tích lũy quyền lực, tài sản và vũ khí, họ dần trở thành lực lượng thống trị trong chính trị Lebanon, biến mình thành một yếu tố gây tranh cãi.
Hezbollah bị cáo buộc liên quan đến vụ ám sát các đối thủ chính trị, bao gồm cả vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri năm 2005. Mặc dù Hezbollah liên tục phủ nhận, một tòa án quốc tế đặc biệt được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đã buộc tội ít nhất một thành viên cấp cao của nhóm này cùng với 3 nghi can khác liên quan đến vụ việc.
Vào năm 2008, Hezbollah đã sử dụng vũ khí chống lại các nhóm người Lebanon, dẫn đến một cuộc đối đầu suýt đưa đất nước vào nội chiến.
Vài năm sau, Hezbollah đã gửi quân đến hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Cuộc xung đột sau đó biến thành nội chiến và gây ra cái chết cho hàng trăm ngàn dân thường.
Việc kéo Lebanon vào các cuộc xung đột khu vực - chủ yếu do Iran hậu thuẫn - đã làm giảm uy tín của Hezbollah trong nước và khoét sâu rạn nứt với các phe phái đối lập.
Chuyên gia chính trị Lebanon Imad Salamey cho rằng việc vị thế của Hezbollah lung lay sẽ thúc đẩy các đối thủ của họ và những lực lượng chống Iran trong nước mạnh dạn hơn.
Các phe phái Thiên chúa giáo và Hồi giáo dòng Sunni từ lâu đã coi Hezbollah như một tổ chức chiếm dụng quyền lực của nhà nước Lebanon thông qua sức mạnh quân sự.
Cánh vũ trang của Hezbollah thậm chí còn mạnh hơn quân đội Lebanon, chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ từ Iran.
Trong bối cảnh Hezbollah được cho là đang suy yếu, các phe phái trong nước có thể nhân cơ hội này để cô lập tổ chức. Đã có những lời kêu gọi bầu ra một tổng thống mới không có sự liên kết chặt chẽ với Hezbollah.
Thủ tướng Lebanon Najib Mikati cũng tuyên bố sẵn sàng triển khai quân đội tới miền nam Lebanon để thực hiện nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về việc chấm dứt sự hiện diện vũ trang của Hezbollah tại khu vực này.
Dù Hezbollah yếu đi, các phe phái Thiên chúa giáo và Hồi giáo Sunni có thể không tận dụng được điểm yếu của Hezbollah trừ khi họ liên kết với Israel.
Chuyên gia Salamey lập luận rằng Israel có thể trở thành lực lượng thống trị mới ở Lebanon thông qua ưu thế trên không và có thể cung cấp hỗ trợ tài chính, vật chất cho các phe muốn cô lập Hezbollah.
Trong quá khứ, Israel từng hỗ trợ chính trị và tài chính cho Đảng Kataeb Thiên chúa giáo cánh hữu để đối phó với Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) trong thời kỳ nội chiến, dẫn đến hàng loạt vụ thảm sát và vi phạm nhân quyền.
Giờ đây, Israel có thể áp dụng chiến lược tương tự tại Lebanon, hợp tác với các phe phái bị gạt ra ngoài ở khu vực dưới sự thống trị của Iran.
Dù phải chịu tổn thất lớn, rất khó đánh giá chính xác mức độ suy yếu của Hezbollah. Lực lượng này đã bổ nhiệm thủ lĩnh mới sau khi người trước bị ám sát.
Tuy nhiên, nếu Israel quyết định tiến hành một cuộc tấn công dài hạn, Hezbollah có thể chuyển sang một hình thức hoạt động mới, vì các phong trào kháng chiến hiếm khi biến mất hoàn toàn sau khi thủ lĩnh bị tiêu diệt.
Mỹ thông báo tịch thu hơn 200 kiện chứa bộ phận tên lửa cùng các vũ khí tiên tiến nghi của Iran đang được chuyển cho Houthi ở Yemen.
Nga tuyên bố hệ thống tác chiến điện tử ép UAV Ukraine lao xuống đất ở ngoại ô thủ đô Moskva, không có thiệt hại dưới mặt đất.
Ngày 19/6, trong khuôn khổ chuyến thăm hai ngày tới Triều Tiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Cung điện Mặt trời ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Chính phủ Nga và Mỹ có kênh hành lang để thương lượng trao đổi tù nhân, với cả thành công cũng như bế tắc.
Hãng thông tấn IRNA đưa tin, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian chia sẻ với các phóng viên rằng hiện các bên đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tới Turkmenistan.
Chính quyền quân sự Burkina Faso kéo dài thời gian chuyển tiếp thêm 5 năm, hàng chục người thiệt mạng trong vụ tấn công ở miền Trung Mali, Niger-Benin thành lập ủy ban giải quyết căng thẳng chính trị là một số diễn biến mới ở Tây Phi.
Ngày 4/9, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, nếu vũ khí tầm xa được chuyển cho Ukraine, Moscow sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp trả đũa, kể cả việc lập vùng đệm tới biên giới Ba Lan.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến thăm Trung Đông vào tuần tới, để thúc đẩy kế hoạch ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hamas ở Dải Gaza.
Ngày 20/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã có cuộc thảo luận về tình hình xung đột và cuộc khủng hoảng lương thực tại Sudan.