Hội đồng Thống đốc gồm 35 quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đã thông qua nghị quyết yêu cầu Iran cải thiện hoạt động hợp tác với tổ chức giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc (LHQ) này.
Trụ sở Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tại Vienna (nguồn ảnh: Leonhard Foeger/Reuters |
Trụ sở IAEA tại Vienna, Áo. (Nguồn: Reuters) |
Hãng tin Reuters cho hay, nghị quyết đã nhận được 19 phiếu thuận, 12 phiếu trắng, 3 phiếu chống của Trung Quốc, Nga, Burkina Faso trong khi một thành viên không bỏ phiếu.
Tin liên quan |
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran ‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran |
Theo các nguồn tin ngoại giao, Hội đồng Thống đốc IAEA đã thông qua nghị quyết này vào ngày 21/11, đồng thời đề nghị cơ quan giám sát của LHQ đưa ra báo cáo “toàn diện” về Iran vào mùa Xuân năm tới.
Đây là lần thứ hai IAEA thực hiện động thái tương tự trong vòng 5 tháng qua.
Theo các nguồn tin, các quốc gia châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức (nhóm E3) đã đề xuất nghị quyết, với sự ủng hộ của Mỹ, nhằm mục đích gây áp lực buộc Iran phải tham gia đàm phán về những quy định hạn chế mới đối với hoạt động hạt nhân của nước này.
Động thái diễn ra giữa lúc có những nghi ngờ về việc liệu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có trở lại bàn thương lượng sau khi ông nhậm chức vào tháng 1/2025 hay không. Bên cạnh đó, Iran cũng có xu hướng phản đối các nghị quyết chống lại nước này.
Trước đó, ngày 20/11, Iran và IAEA đã tái khẳng định cam kết tiếp tục đối thoại và tương tác để giải quyết bất đồng cùng những vấn đề khác trong chương trình nghị sự song phương.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iran, trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng nước này Seyed Abbas Araghchi và Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi cùng ngày, hai bên đã nhấn mạnh sự cần thiết phải kiềm chế những cách tiếp cận đối đầu và không mang tính xây dựng.
Ngoại trưởng Araghchi cũng nên rõ Iran sẽ phản ứng “thích đáng” khi các cường quốc phương Tây đề xuất nghị quyết chống Tehran nêu trên.
Đến nay, sau khi IAEA thông qua nghị quyết bỏ qua cảnh báo của Iran, Tehran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm "mới và tiên tiến thuộc nhiều loại khác nhau" để đáp trả.
Nông dân Ba Lan đụng độ với cảnh sát trên đường phố Warsaw, khi các cuộc biểu tình phản đối chính sách môi trường của EU và ngũ cốc Ukraine tăng nhiệt.
Nga trong đêm và cho đến sáng nay 16-10 đã tấn công nhiều vùng của Ukraine bằng drone, trong đó có vùng Kiev sát thủ đô.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất phương châm 'ba mới', tạo đột phá cho hợp tác giữa Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.
Chính phủ Israel cũng đã công bố một sự thay đổi mới về quyền lực của Bộ trưởng Bezalel Smotrich đối với khu Bờ Tây.
Ngày 23/1, Bộ Ngoại giao Syria ra tuyên bố, “không một lời bào chữa nào” có thể biện minh cho những cuộc không kích vào lãnh thổ nước này hôm 18/1 gây thương vong cho dân thường là phụ nữ và trẻ em.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 21-28/10.
UAV Nga phát hiện bệ phóng S-300 của Ukraine tại tỉnh Kharkov và chỉ thị mục tiêu cho tiêm kích bom Su-34 phóng tên lửa hành trình tập kích.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Trung Quốc sẽ không cung cấp vũ khí cho Nga vì đã biết rõ những hậu quả của quyết định này.
Các gian hàng của Việt Nam năm nay vinh dự được đón Chủ tịch Đại hội đồng Dennis Francis và Phu nhân dành thời gian ghé thăm.