Bồ Đào Nha dường như đã sơn một số chiến đấu cơ F-16 hình cọp để tạo cho chúng vẻ hung dữ, làm dậy sóng mạng xã hội.
Trong một nhiệm vụ ở Tây Ban Nha, chiến đấu cơ F-16 của Không quân Bồ Đào Nha đã bay cùng máy bay ném bom B-52H Stratofortress của Mỹ.
Lực lượng Không quân Mỹ đã chia sẻ bức ảnh này trên Facebook, thu hút sự chú ý.
Theo tạp chí EurAsia Times, việc sơn hổ lên máy bay chiến đấu đã có từ đầu những năm 1960. Các nước thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khởi xướng xu hướng này.
Theo trang web của NATO, một hiệp hội không chính thức mang tên "NATO Tigers" được hình thành nhằm khuyến khích hợp tác và làm việc theo nhóm giữa các phi đội máy bay chiến đấu của các quốc gia thành viên.
Hiệp hội này ban đầu do các phi đội không quân của Mỹ, Anh, Pháp thành lập năm 1961, sau mở rộng ra 24 thành viên chính thức, 10 thành viên danh dự và 7 thành viên đã ra khỏi hiệp hội tính đến tháng 5-2016. Tất cả đều có hình con hổ trên chiến đấu cơ như một loại huy hiệu của họ.
Ngoài Bồ Đào Nha, một chiếc Eurofighter Typhoon của Ý, một chiếc F/A-18C Hornet của Thụy Sĩ và một chiếc F-16C Block 52+ của Ba Lan cũng đã được phát hiện có hình con hổ trên thân máy bay.
Ngoài chủ đề hổ, lực lượng không quân của các nước NATO đã sử dụng các hình ảnh khác có liên quan đến hoạt động và các mối đe dọa của họ.
Ví dụ, chiếc F-16 của Mỹ đã có lúc được sơn chủ đề “f ma quái", một phép ẩn dụ cho các mối đe dọa trong tương lai trên bầu trời không thân thiện.
"Chim ưng chiến đấu" màu xanh lam cũng được xuất hiện nhiều trên chiến đấu cơ.
Câu chuyện sơn hổ trên chiến đấu cơ bắt đầu từ các thành viên sáng lập Hiệp hội "NATO Tigers", đặc biệt là với phi đội số 74 của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh hồi Thế chiến thứ nhất.
Năm 1960, phi đội 74 vừa nhận được một vài chiếc chiến đấu cơ tia chớp English Electric mới.
Trưởng phi đội John Howe đã cho sơn hình ảnh con hổ trên những chiếc máy bay English Electric khi tham gia huấn luyện cùng với phi đội chiến đấu chiến thuật số 79 của Lực lượng Không quân Mỹ, thường được gọi là “Những chú hổ” tại RAF Woodbridge, Anh.
Chủ đề hổ tiếp tục được nhân rộng, trong cuộc gặp gỡ của Hiệp hội "NATO Tigers" khu vực châu Mỹ tại căn cứ không quân Buckley, Colorado (Mỹ) vào năm 2001, chiếc F-16C của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Colorado (Mỹ) cũng đã mang sọc vằn của hổ.
Mỗi phi đội thành viên đều có đầu của hổ trên huy hiệu phi đội của họ. Con hổ là biểu tượng của sức mạnh, tốc độ và khả năng săn mồi.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo Phó thủ tướng vụ hàng trăm học viên cai nghiện ma túy ở tỉnh Sóc Trăng bỏ trốn.
Đây là khẳng định của lãnh đạo Cục Đăng kiểm xoay quanh thông tin một trung tâm yêu cầu đối tượng đưa xe đến kiểm định là chính chủ hoặc...
Hai nút giao thông tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) chuẩn bị được lắp đặt thiết bị hệ thống giao thông thông minh, trong đó có camera phạt nguội ,...
Tại cuộc gặp ngày 30/4, Ngoại trưởng Saudi Arabia và Đặc phái viên LHQ thảo luận các biện pháp thúc đẩy tiến trình chính trị ở Libya và xem xét các nỗ lực của LHQ nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Israel không gây thiệt hại ở Isfahan, Iran; Triều Tiên thử đầu đạn tên lửa hành trình; Nổ lớn tại căn cứ quân sự do Iraq sử dụng... là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 20-4.
Nhiều chiến binh người dân tộc Guarkha của Nepal được cho là đã gia nhập lực lượng Wagner sau khi Ấn Độ thắt chặt các quy định chiêu mộ binh sĩ Nepal.
Đường hoa Tết dọc hai bên bờ sông Hàn sẽ được duy trì, chăm sóc để phục vụ người dân, du khách đến hết 24-2 (Tết Nguyên tiêu).
Ngày 12/3, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian tuyên bố nước này và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về trao đổi tù binh, đồng thời bày tỏ hy vọng thỏa thuận này sẽ sớm được triển khai.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang làm việc với 6 nước để ngăn chặn loại siro ho nhiễm độc, song không nói rõ danh tính các quốc gia này.