Tổng thống Lukashenko nói Belarus tham gia diễn tập hạt nhân chiến thuật với Nga và hai nước không có ý định tấn công bên thứ ba nào.
Belarus tham gia diễn tập trong giai đoạn hai. Kết quả sẽ được tổng kết sau giai đoạn ba, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói ngày 9/5, thêm rằng nước này và Nga "không có ý định tấn công ai".
Theo ông Lukashenko, Nga và Belarus diễn tập chung trong bối cảnh căng thẳng thế giới leo thang, không chỉ ở Ukraine mà còn tại Trung Đông, khu vực Thái Bình Dương. Ông cảnh báo thế giới "đang gần một thảm họa hạt nhân hơn bao giờ hết".
Tổng thống Lukashenko cho biết Belarus tập trận hạt nhân chiến lược cùng Nga là sáng kiến của ông. "Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập vấn đề, tôi đã gọi điện và nói 'chúng ta cần đồng bộ hóa'", theo ông Lukashenko. "Mục đích là xem và học hỏi từ một cường quốc hạt nhân".
Tổng thống Putin ngày 6/5 lệnh cho quân đội Nga diễn tập hạt nhân nhằm "đáp trả đe dọa từ phương Tây". Quân đội Nga khẳng định đợt diễn tập nhằm bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đáp trả những tuyên bố khiêu khích và lời đe dọa nhằm vào Nga từ một số quan chức phương Tây.
Các đơn vị tên lửa thuộc Quân khu miền Nam được điều động tham gia, đặt mục tiêu tăng cường khả năng sẵn sàng và năng lực chiến đấu của lực lượng hạt nhân phi chiến lược. Nga không công bố cụ thể thời gian diễn tập, song cho biết không quân và hải quân cũng sẽ tham gia.
Ông chủ Điện Kremlin ngày 9/5 khẳng định cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga "không có gì bất thường" và "đã được lên kế hoạch trước". "Lần này, hoạt động có ba giai đoạn. Belarus tham gia diễn tập trong giai đoạn thứ hai", Tổng thống Putin cho biết.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật, còn gọi là vũ khí hạt nhân phi chiến lược, là loại đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, được sử dụng để đạt lợi ích chiến thuật cụ thể trên chiến trường, thay vì tàn phá trên diện rộng như đầu đạn chiến lược lắp cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hay bom cỡ lớn.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được gắn trên tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm, ngư lôi, phóng từ máy bay hoặc bắn từ pháo. Các cường quốc hạt nhân thường xuyên tiến hành diễn tập để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hạt nhân, nhưng hiếm khi công khai tuyên bố hoạt động này liên quan đến những sự kiện và mối đe dọa cụ thể.
Như Tâm (Theo TASS, Reuters)
Dữ liệu từ 84 quốc gia cho thấy tỉ lệ dương tính với vi rút SARS-CoV-2 'đang gia tăng trong nhiều tuần qua'.
Xung đột Nga - Ukraine, Tổng thống Putin cảnh báo Kiev đối diện đòn nghiêm trọng, chiến sự Israel-Hamas tại Dải Gaza, lạnh giá ở Mỹ, lũ tụt tại Mexico, lễ trao giải Emmy… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Khả năng Mexico sẽ có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử sau cuộc tổng tuyển cử vào ngày 2/6 tới và các chiến lược, hoạch định của hai ứng cử viên nữ đang được đặt lên bàn cân với nhiều kỳ vọng.
Thiết bị tác chiến điện tử Nga đang làm giảm hiệu quả của vũ khí phương Tây mà Ukraine nhận được, khiến Kiev cố gắng tấn công các tổ hợp và bắt kịp về công nghệ.
Trung Quốc hoàn thành xây dựng đường hầm cao tốc dưới biển đầu tiên của dự án xuyên biển Thâm Quyến - Trung Sơn.
Thụy Sĩ mở chiến dịch kéo dài 14 giờ, giải cứu hai người Việt Nam mắc kẹt khi leo núi Matterhorn, ở độ cao 3.500 m.
Thủ lĩnh Hezbollah tuyên bố nhóm này đã bước vào trận chiến với Israel và cảnh báo sẽ không giới hạn ở các cuộc giao tranh qua biên giới.
Tổng thống Putin thông báo giới khoa học Nga tiến gần đến thành tựu tạo ra vaccine ung thư và có thể sớm cung cấp cho bệnh nhân.
Xung đột triền miên, chia rẽ về vấn đề kinh tế, an ninh hay sắc tộc được coi là những nguyên nhân thúc đẩy cuộc đảo chính quân sự ở Niger.