Bệ phóng cho 'kỷ nguyên vươn mình'

09:45 29/01/2025

TP - Đối ngoại Việt Nam năm 2024 tiếp tục ghi dấu ấn với những bước tiến đáng kể trên trường quốc tế, tăng cường quan hệ với các đối tác quan trọng và tham gia công việc quản trị toàn cầu. Những nỗ lực đó sẽ tạo thành sức mạnh quan trọng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu đề ra trong “kỷ nguyên vươn mình”.

Đó là nhận định của các nhà nghiên cứu nước ngoài vào thời điểm năm cũ khép lại khi trao đổi với phóng viên Tiền Phong về những thời cơ và thách thức của Việt Nam trước ngưỡng cửa mới.

Những điểm nhấn quan trọng

Tiếp nối những thành công nổi bật của Ngoại giao cây tre, đối ngoại Việt Nam trong năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Ngay sau khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã sang thăm Trung Quốc và có cuộc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến thăm nhằm tái khẳng định những thỏa thuận đạt được nhân chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Việt Nam năm 2023. Vào tháng 9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có chuyến công tác đến Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai của Liên Hợp Quốc (LHQ) và Khóa họp thứ 79 của Đại hội đồng LHQ. Nhân chuyến thăm đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp một số giám đốc điều hành của các hãng công nghệ cao của Mỹ nhằm khuyến khích họ đầu tư vào Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại New York để tái khẳng định cam kết của Việt Nam đối với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện mà hai bên đã nhất trí tại Hà Nội vào tháng 9/2023.

Sau đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thực hiện chuyến thăm Cuba, Mông Cổ, Ireland và Pháp. Điều đáng chú ý là Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nâng quan hệ Việt-Pháp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Vào tháng 11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia và có cuộc gặp Thủ tướng Anwar Ibrahim. Hai nhà lãnh đạo nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Đánh giá chung về thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong năm 2024, GS Carlyle Thayer, nhà nghiên cứu công tác tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã kế thừa và phát triển hơn nữa di sản của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm củng cố vai trò của Tổng Bí thư trong quan hệ đối ngoại với các quốc gia, nhất là các nước phương Tây như Mỹ, Ireland và Pháp, đồng thời thể hiện rằng Việt Nam sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS Stephen Nagy, nhà nghiên cứu công tác tại Đại học Cơ đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, đánh giá Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trên trường quốc tế, đặc biệt là trong việc tăng cường quan hệ ngoại giao và tham gia quản trị toàn cầu. Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, đặc biệt là LHQ, đóng góp vào việc thảo luận về nhiều vấn đề toàn cầu như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu…, đóng góp cho những nghị quyết và sáng kiến quan trọng.

Sẵn sàng đồng hành

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước phát triển có công nghiệp hiện đại, gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình khá, và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Tiền Phong Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đối thoại với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại New York ngày 25/9/2024. Ảnh: TTXVN 1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đối thoại với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại New York ngày 25/9/2024. Ảnh: TTXVN

Để đạt được những mục tiêu này, Việt Nam phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên 7%/năm. Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra chủ trương thực hiện một cuộc cách mạng thể chế để tinh gọn hệ thống chính trị, giúp Việt Nam tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thúc đẩy sản xuất thông qua đổi mới công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

GS Thayer cho rằng, ngoại giao Việt Nam đóng góp vào quá trình này bằng cách tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác có trình độ khoa học công nghệ cao và đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Ấn Độ, Malaysia…

Theo các thoả thuận đã ký kết, Trung Quốc sẽ nâng cấp một số tuyến đường sắt của Việt Nam. Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Mỹ sẽ đầu tư phát triển ngành công nghệ cao của Việt Nam, nhất là chip bán dẫn. Đầu tháng 12/2024, tên tuổi hàng đầu của Mỹ trong ngành chip ký thoả thuận với Chính phủ Việt Nam về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của Nvidia và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

“Chiến lược hợp tác với nhiều cường quốc toàn cầu thông qua Ngoại giao cây tre giúp Việt Nam tận dụng các mối quan hệ để mang lại lợi ích kinh tế và an ninh, giảm phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào”.

GS Stephen Nagy

Tất cả các đối tác chiến lược toàn diện cũ và mới của Việt Nam đều nhất trí hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam trong kỷ nguyên số. Nhật Bản khẳng định sẵn sàng đào tạo nhân lực cho Việt Nam trong các lĩnh vực bán dẫn, lên kế hoạch liên kết các trường đại học Việt Nam với Nhật Bản để đào tạo nguồn nhân lực. Đại học Việt - Nhật đang chuẩn bị mở ngành đào tạo về bán dẫn cho sinh viên Việt Nam.

Thách thức

GS Thayer cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế, như dân số đông, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, vị trí chiến lược tại trung tâm của một khu vực kinh tế phát triển sôi động, nằm cạnh các tuyến vận tải toàn cầu… “Việt Nam cũng có nền văn hóa coi trọng giáo dục, chính trị ổn định, mạng lưới đối tác chiến lược sâu rộng, các nhà lãnh đạo có tầm nhìn dài hạn và quyết tâm đổi mới, uy tín và ảnh hưởng trong cộng đồng quốc tế ngày càng mở rộng”, ông nói.

GS Nagy nhấn mạnh, Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong các tuyến thương mại và cấu trúc an ninh khu vực, đặc biệt ở Biển Đông. Ông cho rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam ngày càng được coi là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt khi các công ty tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Bên cạnh nhiều yếu tố thuận lợi, các nhà nghiên cứu cho rằng, trong hành trình thực hiện những mục tiêu phát triển của mình, Việt Nam sẽ phải đối mặt một số thách thức lớn. Theo GS Thayer, trước tiên Việt Nam phải thực hiện thành công cuộc cách mạng thể chế và tinh giản hệ thống chính trị để thu hút thêm đầu tư nước ngoài, đưa Việt Nam tiến vào kỷ nguyên số. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực.

Tiền Phong Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Nvidia thăm khu phố cổ Hà Nội và gặp gỡ người dân. Ảnh: TTXVN 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Nvidia thăm khu phố cổ Hà Nội và gặp gỡ người dân. Ảnh: TTXVN

Việt Nam cũng phải chuẩn bị tốt để giảm thiểu hậu quả tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sau khi ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng, phải tìm ra cách làm việc hiệu quả với chính quyền mới ở Washington. Việt Nam cũng phải nỗ lực thúc đẩy hội nhập kinh tế thông qua RCEP, CPTPP và các hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), Liên minh Kinh tế Á-Âu và nhiều quốc gia.

“Tổng Bí thư Tô Lâm đã kế thừa và phát triển hơn nữa di sản của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm củng cố vai trò của Tổng Bí thư trong quan hệ đối ngoại với các quốc gia, nhất là các nước phương Tây…, đồng thời thể hiện rằng Việt Nam sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại đa dạng hóa và đa phương hóa”.

GS Carl Thayer

“Việt Nam cần ứng xử hiệu quả trước tình trạng phân cực và chia rẽ ngày càng tăng trong hệ thống quốc tế do sự cạnh tranh giữa các cường quốc, cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông, chạy đua vũ trang ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tình trạng bất ổn ở châu Âu do sự trỗi dậy của phe cánh hữu tại một số quốc gia như Pháp và Đức”, GS Thayer nói với phóng viên Tiền Phong. Theo ông, Việt Nam nên nỗ lực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương thông qua LHQ và ASEAN.

Chia sẻ ý kiến này, GS Nagy cũng cho rằng, Việt Nam sẽ phải đối mặt nhiều thách thức như căng thẳng địa chính trị và bất ổn kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, môi trường kinh tế toàn cầu hiện nay, nổi bật là vấn đề lạm phát và gián đoạn chuỗi cung ứng, có thể tác động đến nền kinh tế xuất khẩu của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm
Giáo viên nhận xét đề thi môn tự chọn: Tiếng Anh phân hóa cao, đề 'môn mới' vừa sức

Giáo viên nhận xét đề thi môn tự chọn: Tiếng Anh phân hóa cao, đề 'môn mới' vừa sức

06:45 04/07/2025

Lần đầu tiên thí sinh học chương trình 2018 thi môn tự chọn, giáo viên nhận xét gì về đề thi?

Ông Trần Lưu Quang kiểm tra công tác chuẩn bị vận hành chính quyền 2 cấp tại Ninh Thuận, Khánh Hòa

Ông Trần Lưu Quang kiểm tra công tác chuẩn bị vận hành chính quyền 2 cấp tại Ninh Thuận, Khánh Hòa

00:00 04/07/2025

Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đánh giá cao sự chủ động của phường Phan Rang (Ninh Thuận) và huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).

Quảng Ninh: Đồn Biên phòng Ngọc Vừng kịp thời cứu 6 ngư dân gặp nạn trên biển

Quảng Ninh: Đồn Biên phòng Ngọc Vừng kịp thời cứu 6 ngư dân gặp nạn trên biển

00:00 04/07/2025

Thông tin từ Đồn Biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) cho biết đơn vị vừa cứu 6 ngư dân gặp nạn trên vùng biển xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, đồng thời lai dắt tàu vào bờ để sửa chữa.

Chảo lửa Trung Đông: Iran nói ngoại giao không phải là lựa chọn; cộng đồng quốc tế kêu gọi hạ nhiệt; Nga, Trung Quốc lên tiếng

Chảo lửa Trung Đông: Iran nói ngoại giao không phải là lựa chọn; cộng đồng quốc tế kêu gọi hạ nhiệt; Nga, Trung Quốc lên tiếng

00:00 04/07/2025

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình xung đột tại Trung Đông.

Một đêm mưa, mái taluy sập xuống: Bi kịch trong căn nhà 4 người ở Yên Bái

Một đêm mưa, mái taluy sập xuống: Bi kịch trong căn nhà 4 người ở Yên Bái

00:00 04/07/2025

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra trong đêm tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái khiến một căn nhà đổ sập, thiếu nữ 15 tuổi bị vùi lấp và tử vong tại chỗ.

Sơ tán hàng trăm hộ dân khỏi biển nước đe dọa ngay trong đêm

Sơ tán hàng trăm hộ dân khỏi biển nước đe dọa ngay trong đêm

00:00 04/07/2025

Hàng trăm hộ dân bị cô lập ở Lạng Sơn, trong đó có nhiều người cao tuổi và trẻ em đã được lực lượng chức năng đưa đến nơi an toàn.

Giáo viên dự đoán Vật lý dễ có 'mưa điểm 10'

Giáo viên dự đoán Vật lý dễ có 'mưa điểm 10'

00:00 04/07/2025

>> Đáp án đề thi môn Vật lý tốt nghiệp THPT 2025 tất cả mã đề Thầy Lê Văn Trung, giáo viên chuyên ôn thi ở Hà Nội đánh giá, đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm nay khá vừa sức với học sinh, dự đoán nhiều bài thi đạt điểm 9 và dễ có 'mưa điểm 10'. Đề Vật lý tốt nghiệp cấu trúc 28 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 40 lệnh hỏi; thực hiện trong thời gian 50 phút), được chia làm 3 phần: Phần I gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn; Phần II gồm 4...

Công bố Quyết định thành lập LĐLĐ tỉnh Tây Ninh, ông Trần Lê Duy làm Chủ tịch

Công bố Quyết định thành lập LĐLĐ tỉnh Tây Ninh, ông Trần Lê Duy làm Chủ tịch

00:00 04/07/2025

Tây Ninh - Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh Tây Ninh có 28 người, Ban Thường vụ gồm 8 người, do ông Trần Lê Duy làm Chủ tịch.

Giám đốc Công ty biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người bị bắt

Giám đốc Công ty biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người bị bắt

00:00 04/07/2025

Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food Đặng Thị Phương bị bắt với cáo buộc biến hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale