Sự tham gia tích cực của Đoàn Việt Nam tại Khóa họp 54 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) đã thể hiện rõ nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị thành viên HĐNQ Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và các thành viên Đoàn Việt Nam tại một phiên họp của Khóa 54 HĐNQ, tháng 9/2023. |
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và các thành viên Đoàn Việt Nam tại một phiên họp của Khóa 54 HĐNQ, tháng 9/2023. |
Ngày 13/10, tại trụ sở Văn phòng LHQ ở Geneva, Thụy Sỹ, Khóa họp lần thứ 54 HĐNQ LHQ đã kết thúc, khép lại 3 khóa họp thường kỳ và nhiều hoạt động của HĐNQ năm 2023, đánh dấu sự tham gia tích cực và đóng góp thiết thực của Việt Nam với việc chủ trì một số sáng kiến và tham gia đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, trong đó có một số phát biểu chung của ASEAN.
Kết quả nổi bật sau 5 tuần họp liên tiếp của Khóa họp 54 HĐNQ bao gồm: 37 Nghị quyết được thông qua; 5 phiên thảo luận chuyên đề về các biện pháp cưỡng chế đơn phương và nhân quyền, lồng ghép bình đẳng giới trong công tác của HĐNQ, quyền của người bản địa, thanh niên và quyền con người, bắt nạt trẻ em trên không gian mạng; hàng loạt phiên thảo luận về 87 báo cáo chuyên đề; các phiên thảo luận, đối thoại với 37 Thủ tục đặc biệt của HĐNQ và các cơ chế nhân quyền của LHQ; các phiên thảo luận, đối thoại về tình hình nhân quyền tại một số nước, bao gồm Afghanistan, Belarus, Campuchia, Myanmar, Nga, Ukraine, Sri Lanka, Syria; hoàn thành thủ tục thông qua các Báo cáo Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của 14 nước; bầu 07 thành viên Ủy ban Tư vấn của HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2026; và Quyết định bổ nhiệm 12 nhân sự cho các Thủ tục đặc biệt của HĐNQ.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và Đoàn Việt Nam cùng Chủ tịch và 3 Phó Chủ tịch HĐNQ năm 2023 và một số Đại sứ các nước tại phiên bế mạc Khóa họp 54 HĐNQ. |
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và Đoàn Việt Nam cùng Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch HĐNQ năm 2023, một số Đại sứ các nước tại phiên bế mạc Khóa họp 54 HĐNQ. |
Đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp 54 HĐNQ do Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva dẫn đầu, đã tích cực tham dự Khóa họp, triển khai 2 sáng kiến. Trong đó, Việt Nam chủ trì xây dựng và trình bày Phát biểu chung về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, đồng thời đã phối hợp với Brazil và Gavi - Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng chủ trì tổ chức Tọa đàm quốc tế về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng.
Phát biểu chung này được đông đảo các nước ủng hộ, đến nay đã có 60 nước từ tất cả các châu lục chính thức bảo trợ. Phát biểu chung nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiêm chủng và quyền sức khỏe; tầm quan trọng của vaccine; vai trò của HĐNQ trong việc tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo tiếp cận vaccine công bằng, giá thành hợp lý và kịp thời, cũng như việc thúc đẩy quyền được tiêm chủng, thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng.
Ngoài ra, phát biểu chung kêu gọi các quốc gia và các bên liên thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm đảm bảo tất cả mọi người dân, ở mọi nơi và mọi lứa tuổi, được tiêm chủng, được thụ hưởng quyền sức khỏe, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương.
Tọa đàm quốc tế nêu trên do Việt Nam chủ trì tổ chức đã thu hút đông đảo đại biểu đến từ gần 30 quốc gia, các tổ chức quốc tế tham dự.
Phát biểu tại Tọa đàm, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh chính sách và thành tựu của Việt Nam về đảm bảo quyền con người được tiếp cận vaccine, tiêm chủng, góp phần quan trọng thúc đẩy sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội; khẳng định trong giai đoạn hiện nay, các nước cần tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình tiêm chủng, qua đó thúc đẩy và bảo vệ quyền sức khỏe.
Các diễn giả và đại biểu đều chia sẻ quan điểm của Việt Nam; nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm chủng và của vaccine trong việc giảm bớt bất bình đẳng về sức khỏe, cải thiện kết quả giáo dục và việc thụ hưởng các quyền con người khác; nêu bật vai trò, thách thức đối với chương trình tiêm chủng.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia cùng Ấn Độ đồng bảo trợ và tổ chức Tọa đàm quốc tế về “75 năm Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế và 30 năm Chương trình hành động Viên: Triển khai quyền phát triển nhằm bảo đảm quyền con người và Chương trình nghị sự 2030”, tiếp nối sáng kiến của Việt Nam hồi tháng 2 năm nay về Nghị quyết của HĐNQ về kỷ niệm hai văn kiện quốc tế quan trọng nêu trên.
Ngoài ra, Đoàn Việt Nam đã tích cực phát biểu tại nhiều phiên họp, phiên thảo luận về nhiều chủ đề như thúc đẩy và bảo vệ quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong bối cảnh giải quyết bất bình đằng trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19; quyền phát triển; thanh niên và quyền con người; bắt nạt trẻ em trên không gian mạng...
Tại các phát biểu, Đoàn Việt Nam nêu rõ chủ trương của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của mọi người dân; giới thiệu những biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19, bảo đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, giảm bớt gánh nặng tài chính do đại dịch Covid-19gây ra đối với nhóm dễ bị tổn thương,
Đoàn Việt Nam nhấn mạnh cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, hiện đang đe dọa đến việc thụ hưởng quyền con người của người dân trên khắp thế giới, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương cũng như khả năng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững; khẳng định cần phải giải quyết những chia rẽ, khác biệt về chính trị và thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin, bao gồm thông qua hoạt động của HĐNQ, để đảm bảo người dân trên toàn thế giới được thụ hưởng đầy đủ các quyền con người.
Cùng với các nước ASEAN, Đoàn Việt Nam cũng đã có một số phát biểu chung về các chủ đề ASEAN cùng quan tâm, chia sẻ như hợp tác kỹ thuật và xây dựng năng lực, lồng ghép bình đẳng giới trong công tác của HĐNQ, UPR.
Trong suốt Khóa họp, Đoàn Việt Nam tích cực tiếp xúc, trao đổi, tham vấn với các Đoàn đại diện của các nước, tham gia xây dựng nội dung các văn kiện, đồng bảo trợ nhiều sáng kiến trên tinh thần đối thoại và hợp tác, thể hiện quan điểm, chính sách nhất quán, thành tựu của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, góp phần cùng các nước đảm bảo hoạt động của HĐNQ phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Sự tham gia tích cực của Đoàn Việt Nam tại Khóa họp 54 của HĐNQ, nổi bật là việc đưa ra 2 sáng kiến xây dựng Phát biểu chung và tổ chức Tọa đàm quốc tế nêu trên cũng như đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, đã thể hiện rõ nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Chuyến thăm UAE, Arab Saudi, Qatar của Thủ tướng đã đạt nhiều kết quả, nâng tầm quan hệ giữa Việt Nam với ba nước, theo Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn.
Kiev sớm nhận xe tăng Leopard 1, Romania tăng cường năng lực quốc phòng, tài liệu Mỹ ‘gây sốc’ về Ai Cập… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Israel cảnh báo quan hệ với Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha đối mặt hậu quả nghiêm trọng, sau khi ba nước này thông báo sẽ công nhận nhà nước Palestine.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một ngày 22-6 (giờ địa phương) bận rộn với hai bài phát biểu tại Philadelphia, thành phố lớn nhất thuộc bang chiến trường Pennsylvania.
Tàu thuyền tiếp tục bị tấn công ở vịnh Aden, Hàn Quốc-Trung Quốc đàm phán chiến lược cấp cao, Azerbaijan tố Pháp gây căng thẳng tại Caucasus, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thăm Anh, Thụy Điển, cựu Tổng thống Trump nói về quan hệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa Mỹ chọn ứng viên tổng thống và phó tổng thống, đồn đoán về tương lai Ukraine nếu ông Donald Trump thành ông chủ Nhà Trắng, Hội nghị các nhà lãnh đạo quần đảo Thái Bình Dương tại Nhật Bản... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Từng là phó tướng của Donald Trump, Mike Pence giờ kiên quyết từ chối ủng hộ cựu tổng thống trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.
Nga truy nã tướng lĩnh Ukraine, Kiev đợi ‘bước quan trọng’ từ London và Berlin… là một số diễn biến mới nhất về tình hình Ukraine.
Tối 24/2, chương trình Tết cộng đồng 'Chào Xuân Giáp Thìn 2024' dành cho những người Việt xa quê hương đang sinh sống và làm việc tại Indonesia đã diễn ra tại thủ đô Jakarta.