Ngày 29/7, Bộ Ngoại giao Venezuela yêu cầu Argentina, Chile, Costa Rica, Peru, Panama, Cộng hòa Dominicana và Uruguay “rút ngay lập tức các đại diện trên lãnh thổ" của quốc gia Nam Mỹ này.
Bầu cử Venezuela: Tổng thống Maduro tố phe đối lập âm mưu 'đảo chính', ra lệnh trục xuất đại sứ 7 nước Mỹ Latinh |
Tổng thống Venezuela Nicolas (phải) ăn mừng chiến thắng với cử người ủng hộ sau khi có kết quả cuộc bầu cử hôm 28/7. (Nguồn: Prensa Latina) |
Đài phát thanh Havana Cuba (Radio Havana Cuba) dẫn tuyên bố của Caracas cho hay, động thái này nhằm mục đích phản đối “những hành động và tuyên bố can thiệp” liên quan cuộc bầu cử tổng thống hôm 28/7.
Tin liên quan |
Bầu cử tổng thống Venezuela: Phép thử hòa giải Bầu cử tổng thống Venezuela: Phép thử hòa giải |
Trong thông báo chính thức, Ngoại trưởng Yván Gil cho biết, Caracas cũng đã yêu cầu rút tất cả quan chức ngoại giao tại Đại sứ quán ở 7 quốc gia Mỹ Latinh nói trên về nước.
Ông Gil khẳng định, chính phủ Venezuela sẽ "đảm bảo mọi hành động pháp lý và chính trị để buộc tôn trọng, bảo tồn và bảo vệ quyền tự quyết bất khả xâm phạm" của quốc gia Nam Mỹ.
Caracas "sẽ đối đầu với mọi hành động đe dọa bầu không khí hòa bình và cùng tồn tại mà người dân Venezuela đã phải rất nỗ lực thực hiện".
Trước đó cùng ngày, Hội đồng bầu cử quốc gia Venezuela tuyên bố, Tổng thống Nicolas Maduro đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử trước đó một ngày, tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo quốc gia thêm nhiệm kỳ 6 năm 2025-2031.
Cũng liên quan tình hình bầu cử ở quốc gia Nam Mỹ, hãng tin Al Mayadeen dẫn lời Tổng thống Maduro tố cáo rằng, hiện có âm mưu “áp đặt một cuộc đảo chính” ở nước này, sau khi phe đối lập bác bỏ kết quả bầu cử hôm 28/7, với việc ông Maduro tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ 6 năm, bắt đầu từ tháng 1/2025.
Trong khi đó, Tổng Chưởng lý Venezuela Tarek William Saab cáo buộc thủ lĩnh đối lập Maria Corina Machado dính líu đến âm mưu tấn công hệ thống kiểm phiếu của đất nước.
Chia sẻ với báo giới, Tổng Chưởng lý Saab xác nhận, cơ quan của ông đang điều tra vụ tấn công mạng và nghi phạm chính là các chính trị gia đối lập, trong đó có bà Machado.
Sau cuộc bầu cử ở Venezuela, các nước đã gửi lời chúc mừng chiến thắng của đương kim Tổng thống Maduro.
Trong thông báo trên trang mạng X ngày 29/7, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Cane cho biết, ông đã thay mặt đảng, chính phủ và nhân dân Cuba gửi tới ông Maduro lời chúc mừng nồng nhiệt về "chiến thắng lịch sử".
Từ Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng gửi lời chúc mừng ông Maduro tái đắc cử, nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, đồng thời khẳng định sẵn sàng hợp tác với nhà lãnh đạo Venezuela trong các vấn đề song phương và quốc tế.
Cùng ngày, tại một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm gửi lời chúc mừng thành công của cuộc bầu cử Venezuela cũng như việc ông Maduro tái đắc cử, khẳng định, nước này "sẵn sàng làm phong phú thêm mối quan hệ đối tác chiến lược" giữa hai nước.
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ của Hội đồng Bầu cử quốc gia Venezuela cho thấy Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, 61 tuổi, tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 2025-2031, với 51,2% số phiếu ủng hộ.
Trong khi đó, ứng cử viên đối lập Edmundo González Urrutia, đại diện cho Hội nghị bàn tròn thống nhất dân chủ (MUD), một liên minh tập hợp những người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội Thiên chúa giáo, xã hội và bảo thủ, giành được 44,2% số phiếu bầu.
Chủ tịch quốc hội Ukraine bác tin đồn về căng thẳng giữa Tổng thống Zelensky với chỉ huy quân đội, cho rằng đây là 'hoạt động tuyên truyền' của Nga.
Đến hẹn lại lên, thường là hai năm một lần, vào dịp cuối năm, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ngoại giao và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc nhằm tổng kết lại các thành tựu đối ngoại sau mỗi kỳ Hội nghị và đề ra phương hướng cho thời gian tới.
Nhật Bản đánh giá, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên phóng sáng 31/10 có thời gian bay lâu nhất so với các tên lửa thử nghiệm trước đây.
Sau chính xác một năm ba tháng chiến sự, nhiều qua chức Nga lại bắn tiếng về các điều kiện cho ngừng tiếng súng.
Ngày 24/7, chính phủ Cuba cho biết, một nhóm tàu thuộc Hạm đội Baltic của Hải quân Nga sẽ đến thăm Havana từ ngày 27-30/7.
Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích người phát ngôn chính sách đối ngoại EU 'kích động khủng bố' khi ủng hộ Ukraine tấn công cầu Crimea.
30 năm qua, UNCLOS đã là khuôn khổ pháp lý vững chắc để thúc đẩy hợp tác, bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của các quốc gia trên biển...
Ông Putin ký lệnh nâng trần quân số chiến đấu của Nga lên 1,5 triệu người, đánh dấu lần thứ ba động thái này diễn ra kể từ năm 2022.
Tổng thống Putin được cho là đã chuyển lời qua Thư ký Hội đồng An ninh Sergei Shoigu, kêu gọi Iran tránh gây thương vong dân thường nếu đáp trả Israel.