17 đơn khiếu nại đã được đệ trình phản đối nghị quyết của Quốc hội bác bỏ việc tái đề cử ông Pita Limjaroenrat làm thủ tướng và tuyên bố đó là hành vi vi phạm quyền hiến định của họ.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 24/7, Thanh tra Quốc hội Thái Lan đã đề nghị Tòa án Hiến pháp nước này ra lệnh cho Quốc hội hoãn cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng dự kiến vào ngày 27/7 tới, đồng thời ra phán quyết về việc ngày 19/7 vừa qua, Quốc hội đã bỏ phiếu ngăn cản ông Pita Limjaroenrat, ứng cử viên thủ tướng của đảng Tiến bước (MFP), tái đề cử vào vị trí này.
Trung tướng cảnh sát Keerop Kritteeranont, Tổng thư ký Văn phòng Thanh tra Quốc hội, cho biết 17 đơn khiếu nại đã được đệ trình phản đối nghị quyết của Quốc hội bác bỏ việc tái đề cử ông Pita làm thủ tướng và tuyên bố đó là hành vi vi phạm quyền hiến định của họ.
Theo ông Keerop, các khiếu nại đến từ cả các thành viên của công chúng và các thành viên của quốc hội. Một số đơn khiếu nại đề nghị Tòa án Hiến pháp hoãn cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng tiếp theo dự kiến vào ngày 27/7 trong khi chờ phán quyết của tòa án.
Thanh tra Quốc hội đã đề nghị Tòa án Hiến pháp ra lệnh cho Quốc hội hoãn cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng trong khi chờ phán quyết để ngăn chặn mọi thiệt hại khó khắc phục trong tương lai.
Trước đó cùng ngày, Tổng thư ký đảng MFP Chaithawat Tulanon xác nhận đảng MFP đã kiến nghị Thanh tra Quốc hội đề nghị Tòa án Hiến pháp ra phán quyết liệu ông Pita có thể được tái đề cử hay không.
Trong cuộc họp ngày 19/7 về việc bầu chọn thủ tướng mới, Quốc hội đã bác bỏ việc tái đề cử ông Pita làm thủ tướng theo đa số phiếu, với lý do điều này trái với quy định 41 về hoạt động nghị viện, theo đó cấm đệ trình lại một kiến nghị đã bị bác bỏ trong cùng một phiên họp.
Ông Pita là ứng cử viên duy nhất được đề cử trong cuộc họp chung của Hạ viện và Thượng viện để bầu thủ tướng mới ngày 13/7, nhưng ông đã không giành được đủ số phiếu ủng hộ cần thiết để đắc cử.
Cuộc bỏ phiếu chiều 19/7 huỷ bỏ việc tái đề cử ông Pita diễn ra sau khi ứng cử viên của đảng giành nhiều ghế Hạ viện nhất này đã phải rời khỏi phòng họp Quốc hội vì bị Tòa án Hiến pháp đình chỉ tư cách nghị sỹ do liên quan đến cáo buộc ông sở hữu cổ phần của công ty truyền thông khi đăng ký tranh cử Hạ viện, vi phạm Hiến pháp.
Tuy nhiên, Hiến pháp Thái Lan cũng quy định rõ một ứng cử viên thủ tướng không nhất thiết phải là nghị sỹ và một ứng cử viên thủ tướng có thể được tái đề cử.
Cùng ngày 24/7, có 115 giảng viên luật từ 19 trường đại học ở Thái Lan đã bày tỏ phản đối việc Quốc hội thông qua nghị quyết vào ngày 19/7 ngăn chặn việc ông Pita được tái đề cử./.
Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Ông Narendra Modi sẽ thăm Áo từ ngày 9-10/7, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới quốc gia Trung Âu sau 41 năm.
Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican cho biết Giáo hoàng Francis luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam và mong muốn sớm đến thăm.
Cảnh sát chống bạo động dùng hơi cay đối phó hàng trăm người biểu tình tại Cộng hòa Bashkortostan thuộc Nga, sau khi một nhà hoạt động địa phương bị kết án.
Thủ tướng Đức hoan nghênh việc Nigeria nỗ lực mở rộng công suất khai thác khí thiên nhiên hóa lỏng, đồng thời cho rằng hợp tác năng lượng là lĩnh vực quan trọng trong quan hệ đối tác giữa hai nước.
Ngày 30/4, Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc cho biết không thể loại trừ khả năng Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công liên quan đến thiết bị bay không người lái (UAV) và dù lượn có động cơ.
Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử ở Áo được công bố cuối ngày 29/9 cho thấy đảng Tự do (FPOe) theo đường lối cực hữu đã giành chiến thắng mang tính lịch sử.
Tổng thống Erdogan tuyên bố sẽ áp dụng 'hành động cần thiết' để đáp trả vụ Mỹ bắn rơi UAV vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.
Cách dẫn dắt NATO vượt qua những thời kỳ sóng gió và xung đột Ukraine khiến Tổng thư ký Stoltenberg trở thành lãnh đạo không thể thiếu với liên minh.