Ngày 7/7, Pháp tiến hành bầu cử Quốc hội vòng 2, bầu ra 501 thành viên còn lại trong 577 ghế. Đây là vòng quyết định của cuộc bầu cử Quốc hội sớm.
Bầu cử Quốc hội Pháp: Tiến hành vòng hai |
Lhoảng 49,5 triệu cử tri đăng ký tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội Pháp vòng hai. (Nguồn: Reuters) |
Bầu cử Quốc hội (Hạ viện) Pháp sẽ quyết định giữa ba khối chính trị lớn nhất, gồm đảng Tập hợp quốc gia (RN) và các đồng minh, liên minh Mặt trận bình dân mới (NFP) và liên minh trung tả sắp mãn nhiệm của Tổng thống Emmanuel Macron.
Có khoảng 49,5 triệu cử tri đăng ký tham gia bỏ phiếu vòng 2 này. Hơn 1.000 ứng cử viên tham gia cạnh tranh 501 ghế còn lại trong tổng số 577 ghế tại Quốc hội, sau khi đã có 76 ứng cử viên trúng cử trong vòng một.
Kết quả vòng một của cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 30/6 do Bộ Nội vụ Pháp công bố cho thấy, đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN) đang dẫn đầu khi giành được 37 ghế. Theo sau là NFP giành được 32 ghế, trong khi liên minh trung tả của Tổng thống đương nhiệm Macron chỉ giành được 2 ghế.
Theo kết quả khảo sát do hãng tư vấn Elabe công bố ngày 5/7, có khoảng 33% số người dân Pháp được hỏi cho biết mong muốn RN giành được nhiều số ghế nhất tại Hạ viện trong cuộc bầu cử lần này. Trong khi đó, tỷ lệ này đối với NFP và liên minh của Tổng thống Macron lần lượt là 24% và 18%.
Trước đó, liên minh trung tả của Tổng thống Macron đã hợp tác với liên minh cánh tả nhằm ngăn chặn lực lượng cực hữu chiếm đa số tuyệt đối Quốc hội. Theo đó, hơn 200 ứng cử viên theo đường lối cánh tả và trung dung đã từ bỏ cuộc đua ở vòng bầu cử thứ hai, nhằm ngăn cản thắng lợi của RN.
Bất kỳ đảng nào muốn thành lập chính phủ sẽ cần đạt được đa số tuyệt đối 289 ghế trong Quốc hội gồm 577 ghế. Những dự đoán mới nhất cho thấy RN sẽ có được nhiều ghế nhất trong Quốc hội, song không giành được đa số tuyệt đối.
Ông Macron trước đó tuyên bố ông sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai của mình cho đến cuối năm 2027, cho dù bất kỳ bên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp này.
Trước đó, do lo ngại tình trạng bạo lực có thể xảy ra sau khi công bố kết quả bầu cử, Bộ Nội vụ Pháp cho biết sẽ triển khai 30.000 cảnh sát và hiến binh tại các điểm bầu cử, trong đó có 5.000 nhân viên ở thủ đô và các vùng ngoại ô Paris.
Các địa điểm bỏ phiếu mở cửa từ 8h sáng 7/7 theo giờ địa phương (tức 13h giờ Việt Nam) và đóng cửa vào 18h (tức 23h giờ Việt Nam) cùng ngày. Các địa điểm bỏ phiếu ở các thành phố lớn như Paris, Lyon và Marseille sẽ kết thúc muộn hơn, vào lúc 20h giờ địa phương.
Ngày 29/5, tại thủ đô Bucharest, trên cơ sở đề nghị của Bộ Tư pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania đã đại diện, long trọng tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương 'Vì sự nghiệp Tư pháp' cho ông Nicolas Warnery, nguyên Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam.
Lãnh đạo vùng Chechnya của Nga Ramzan Kadyrov đăng video con trai đánh một nghi phạm bị cáo buộc đốt kinh Koran và nói rằng ông tự hào về con.
Trong điện mừng gửi tới Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác và trao đổi văn hóa với Vương quốc Anh.
Tàu hải cảnh Trung Quốc trang bị pháo lần đầu áp sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, khiến Tokyo lên tiếng phản đối.
Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Quân đội Ukraine thông báo rút lui khỏi nhiều điểm nóng dọc tiền tuyến ở Kharkov do sức ép từ lực lượng Nga.
4 thành viên gia đình Hinduja giàu nhất nước Anh bị tuyên án tù ở Thụy Sĩ vì bóc lột người giúp việc Ấn Độ tại dinh thự ở Geneva.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 26/9 kêu gọi Mỹ gây sức ép, buộc Israel chấp nhận kế hoạch ngừng bắn 21 ngày và cảnh báo cuộc tấn công vào Lebanon là sai lầm nghiêm trọng.
Nga điều tra khủng bố với vụ rơi máy bay Il-76 ở tỉnh Belgorod khiến hơn 60 tù binh Ukraine thiệt mạng, cáo buộc Kiev đứng sau sự việc.