Bà Kamala Harris, từng được truyền thông xướng tên là người phụ nữ, người da màu và người gốc Nam Á đầu tiên giữ chức Phó Tổng thống Mỹ, giờ đây đứng trước cơ hội ghi tên mình vào lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyết định làm 'đảo lộn mọi thứ' của ông Biden đưa bà Harris cơ hội đứng trước ngưỡng cửa quyền lực, 'yếu tố bí ẩn' nào sẽ giúp sức |
Quyết định bất ngờ rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã làm đảo lộn chiến dịch tranh cử đang diễn ra. (Nguồn: AP) |
Thời gian qua, chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ dường như chỉ là cuộc chiến đơn điệu của hai ứng cử viên: Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi vào buổi chiều Chủ Nhật, cách thời điểm diễn ra cuộc bầu cử 107 ngày.
Tin liên quan |
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh' |
Quyết định bất ngờ của Tổng thống Biden, công bố hôm 21/7, rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng và tuyên bố ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm người kế nhiệm đã khiến chiến dịch tranh cử phải thiết lập lại với tốc độ chưa từng có trong nền chính trị hiện đại của Mỹ.
Với động thái của ông Biden, cuộc bầu cử từng là cuộc đua giữa hai người đàn ông da trắng lớn tuổi, có khả năng sẽ khiến ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump phải cạnh tranh với một đối thủ trẻ hơn nhiều.
Hãng tin AP dẫn lời ông Dan Pfeiffer, cựu cố vấn của Tổng thống Barack Obama, nhận định về diễn biến trên: “Nó hoàn toàn làm đảo lộn mọi thứ".
Ở đảng Dân chủ, mặc dù chưa ai bước ra đối đầu bà Harris để giành đề cử, song Phó Tổng thống Mỹ vẫn phải đối mặt với thách thức chưa từng có là tiếp quản chiến dịch chỉ bốn tuần trước khi đảng này tổ chức đại hội toàn quốc tại Chicago từ 19-22/8.
Ngay sau khi nhận được sự ủng hộ của ông Biden, “phó tướng” của Tổng thống Mỹ đương nhiệm tuyên bố mong muốn giành được đề cử và khẳng định, bà “sẽ làm mọi thứ trong khả năng để đoàn kết đảng Dân chủ, đoàn kết đất nước và đánh bại ông Trump”.
Bà Harris nói: "Chúng ta còn 107 ngày nữa là đến ngày bầu cử. Cùng nhau, chúng ta sẽ chiến đấu. Và cùng nhau, chúng ta sẽ chiến thắng".
Khi nhìn vào bà Harris, bạn sẽ thấy bà là cơ hội tốt nhất của đảng Dân chủ hiện nay để tái thu hút cũng như tiếp thêm năng lượng cho liên minh cử tri trẻ tuổi và da màu. |
Trong khi đó, về phía đảng Cộng hòa, sau cả năm trời thiết kế chiến dịch "tái đấu" với ông Biden, giờ đây, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ phải chuyển hướng tập trung vào bà Harris.
Đăng tải trên mạng xã hội Truth Social, đề cập việc "phải bắt đầu lại từ đầu" với chiến dịch tranh cử, ông Trump đồng thời gợi ý, đảng Cộng hòa nên được nhận lại tất cả số tiền họ đã chi ra để chạy đua với Tổng thống Biden.
Tuy nhiên, tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa hồi tuần trước, cố vấn cấp cao kiêm chuyên gia thăm dò ý kiến Tony Fabrizio cho biết, chiến dịch đã "sẵn sàng 100%" để đối đầu với bà Harris trong trường hợp ông Biden rút lui sớm hơn.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyết định làm 'đảo lộn mọi thứ' của ông Biden đưa bà Harris cơ hội đứng trước ngưỡng cửa quyền lực, 'yếu tố bí ẩn' nào sẽ giúp sức |
Bà Kamala Harris đã phá vỡ nhiều rào cản và giờ đây, cái tên này có cơ hội được ghi vào lịch sử trong cuộc bầu cử Mỹ. (Nguồn: AP) |
Sau sự rút lui của ông Biden, ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ là cái tên sở hữu số tuổi lớn nhất được in trên lá phiếu bầu, khi năm nay ông đã 78 tuổi. Trong khi đó, bà Harris, mới chỉ 59 tuổi, có thể tự tin tuyên bố mình là đại diện cho sự thay đổi thế hệ mà cả ông Trump lẫn ông Biden đều không thể thực hiện được.
Theo AP, đảng Dân chủ đang "háo hức" biến chính vấn đề tuổi tác - điểm yếu chính trị khiến Tổng thống Biden đau đầu, trở thành đòn tấn công đối thủ.
Bà Harris còn là cựu công tố viên, lợi thế có khả năng tạo ra "đất diễn mới" cho Phó Tổng thống Mỹ để "tấn công" vào tình trạng pháp lý của ông Trump, người đã bị kết án với tất cả 34 cáo buộc làm giả hồ sơ nhằm che giấu việc chi tiền bịt miệng diễn viên phim người lớn Stormy Daniels trước thềm cuộc bầu cử năm 2016.
Ngoài ra, theo nhà thăm dò ý kiến Cornell Belcher, “yếu tố bí ẩn” của bà Harris chính là khả năng thu hút cử tri đa dạng của bà, đặc biệt là những cử tri da màu và người nhập cư, khi Phó Tổng thống Mỹ có bố là người Jamaica và mẹ là người Ấn Độ, một xuất thân càng làm tăng thêm sự tương phản với ông Trump.
Ông Belcher nói: “Khi nhìn vào bà Harris, bạn sẽ thấy bà là cơ hội tốt nhất của đảng Dân chủ hiện nay để tái thu hút cũng như tiếp thêm năng lượng cho liên minh cử tri trẻ tuổi và da màu”.
Bên cạnh đó, thành tích thực thi pháp luật và cách tiếp cận trung dung của bà Harris cũng được coi là điểm mạnh có thể thu hút những cử tri còn do dự đang muốn rời xa ông Trump, mặc dù bà cũng có lịch sử từng làm rung chuyển phe tiến bộ trong đảng Dân chủ.
Bà Jennifer Victor, Giáo sư tại Đại học George Mason, mô tả rằng, bà Harris là một “phó tổng thống rất điển hình”, khi ủng hộ các chính sách đặc trưng của chính quyền Tổng thống Biden, bao gồm luật về cơ sở hạ tầng, nhập cư, kiểm soát súng và nỗ lực bảo vệ quyền phá thai.
Mặc dù đang nổi lên là ứng cử viên sáng giá nhất để trở thành đại diện của đảng Dân chủ tranh cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, nhưng mọi chuyện đối với bà Harris sẽ không đơn giản như vậy.
Sau tuyên bố rút lui của ông Biden, Chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ Mỹ Jaime Harrison cho biết, trong những ngày tới, đảng này sẽ thực hiện quy trình “minh bạch và có trật tự” để lựa chọn ứng cử viên mới, nhấn mạnh rằng, sẽ không có một "lễ đăng quang tự động" cho người thay thế.
Bà Harris sẽ phải nhận được đề cử từ khoảng 4.700 đại biểu qua Đại hội đảng Dân chủ để có thể chính thức nhận đề cử của đảng.
Cho đến hiện tại, Phó Tổng thống Mỹ vẫn đang nhận được nhiều sự ủng hộ. Chỉ chưa đầy một ngày sau khi ông Biden rút lui, bà Harris đã huy động được 49,6 triệu USD cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà từ những công dân bình thường.
Trong khi đó, Hiệp hội các ủy ban đảng Dân chủ Mỹ cấp bang cho biết, tất cả lãnh đạo đảng này ở các bang ủng hộ bà Harris trở thành ứng cử viên "đối đầu" ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump.
Hàng loạt diễn biến chóng mặt ở chính trường Mỹ khiến giới chính trị phải nín thở để cố gắng thích nghi với thực tế mới và dù thế nào đi nữa, sau ngày 5/11, Mỹ cũng sẽ đón chào một Tổng thống mới, đồng thời nói lời chia tay ông Biden trên "vũ đài chính trị".
Quốc hội Thái Lan đã chặn đề cử Thủ tướng của đảng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5 - ông Pita Limjaroenrat - lãnh đạo Đảng Move...
Đại sứ Nguyễn Nam Tiến nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với Liên minh châu Phi trên nhiều lĩnh vực.
Iran lần đầu trưng bày mẫu UAV Gaza có khả năng mang 13 quả bom dẫn đường và bay xa hơn 2.000 km, đủ sức vươn tới Israel.
Israel và phong trào Hezbollah đều có những động thái mới sau vụ không kích khiến chỉ huy quân sự cấp cao Fouad Shukr của nhóm này tử vong ở thủ đô Beirut của Lebanon cách đây một tuần.
EU mở rộng lệnh cấm xuất khẩu sang Belarus nhằm vào Nga, Pakistan 'âm thầm' thông qua hiệp ước an ninh với Mỹ, Nga quảng cáo tuyển quân tại Kazakhstan, Mỹ điều tra an toàn 280.000 xe điện mới của Tesla… là một số tin quốc tế đáng chú ý trong 24 giờ qua.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam lần này có nhiều điểm đặc biệt, thể hiện sự trọng thị và kỳ vọng lớn cho quan hệ hai nước, theo chuyên gia.
Chủ tịch Johnson nói phe Cộng hòa tại Hạ viện sẽ 'dùng mọi thứ trong kho vũ khí' để đáp trả phán quyết nhằm vào cựu tổng thống Trump.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Virginia của Mỹ mắc vào lưới đánh cá của ngư dân ngoài khơi Na Uy, ngay sau khi rời cảng Tromso.
Ngày 25/8, Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao phối hợp với Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ tổ chức đoàn phóng viên, tuỳ viên báo chí nước ngoài đi thực tế tìm hiểu về môi trường đầu tư, tiềm năng phát triển du lịch tại tỉnh Phú Thọ.