Buồn ngủ khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. Việc này diễn ra chỉ trong vài giây nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Như Tuổi Trẻ Online thông tin: Thời gian qua, không ít vụ tai nạn giao thông do tài xế buồn ngủ. Theo số liệu thống kê, trong năm 2023 có tới 72 vụ tai nạn giao thông xảy ra do tài xế mệt mỏi, ngủ gật.
Là tài xế lâu năm, đồng thời nay là thầy giáo dạy lái xe ở một trung tâm dạy nghề, bạn đọc Trương Nhất Vương đã chia sẻ vài kinh nghiệm của anh và những biện pháp khắc phục.
Là tài xế, không ai không trải qua những giai đoạn này: hưng phấn cầm vô lăng, trạng thái bình thường, rồi tới lúc cố gắng, căng thẳng, mệt mỏi… và cuối cùng là buồn ngủ.
Có thể nói, buồn ngủ chính là một trong thủ phạm chính dẫn đến tai nạn giao thông. Không khó để nhận biết lúc tài xế mệt mỏi và rơi vào trạng thái gà gật.
Người đi xe lâu năm tinh ý chỉ cần nghe tiếng ga phập phù, sang số có tiếng kêu, kẹt hoặc òa ga (ga lớn) mà không đi số, ú ớ không thành tiếng, lúc nào cũng gật như kiểu đồng ý tất cả… là đủ hiểu.
Hên thì tỉnh kịp thời, hoặc được tiếng còi xe khác báo động hoặc có người ngồi bên nhắc nhở. Ngủ trong tâm là trạng thái nguy hiểm hay gặp ở những tài xế đường dài, thường những lúc như vậy xe chạy theo cảm tính.
Nếu bị đánh thức bất chợt, tài xế sẽ có biểu hiện giật thót hoảng hốt lái xe theo phản xạ, cũng rất nguy hiểm.
Những tài xế mới vào nghề chạy chung với chủ xe, hoặc cặp với tài xế cũ không bao giờ dám hoặc thừa nhận mình buồn ngủ dù đã được nhắc nhở, cảnh báo.
Biết mình buồn ngủ nhưng vẫn cố. Họ sợ bị đánh giá, sợ hành khách lên án, sợ chủ xe, tài xế cũ mỉa mai chê cười là yếu, "mới lái bấy nhiêu mà đã buồn ngủ thì về vườn cho khỏe chứ chạy quái gì"…
Lái xe đường dài thường được bố trí hai tài xế một xe nhưng không dễ tìm cặp đôi ăn ý.
Đi với nhà xe mà chủ cũng là tài xế thì càng khó, cái bài ca chia ly, chia tay có thể phát ra bất cứ lúc nào và bất cứ thời điểm nào trên chuyến vì không tư túi được gì, không có thu nhập thêm ngoài tiền lương (nói điều này không có nghĩa là quy chụp tất các tài xế đều như vậy, song, thực tế không hiếm những xung đột đã xảy ra).
Cặp đôi như ý là hai tài xế phải hợp tính cách, nói chuyện...
Nếu không có chủ xe đi theo thì họ sẽ biến chiếc xe chất lượng cao hay xe tải thành những chiếc xe của nhà mình, có thể bắt, trả khách, sẵn sàng nhồi nhét khách hoặc chở thêm hàng, chở hàng lậu, chở quá tải để kiếm thêm thu nhập.
Có lương tâm một chút thì báo về cho chủ xe thêm một vài người cho chủ đặt trọn niềm tin ở những chuyến sau, còn không thì cứ vậy ăn đồng chia đều.
Nhìn xe quay đầu, người bình thường đã muốn xỉu. Thử hỏi cánh tài xế thức thâu đêm suốt sáng liên tục như vậy liệu có mệt?
Ngoài đối phó với những nguy hiểm thường trực, lái xe còn phải lo đối phó với nhiều thứ khác, có cả việc bắn tốc độ.
Căng mắt ra nhìn đường, căng tai ra nghe ngóng, hệ thống thần kinh luôn trong trạng thái cảnh giới cao.
Ngoài những loại nước uống kích thích chống buồn ngủ hữu hiệu như trà đặc, cà phê, nước yến, nước bò húc… thì khách đón xe dọc đường chính là thần dược đem lại niềm vui, nguồn cảm hứng lâu dài, chạy không biết mệt mỏi, tỉnh hẳn cơn buồn ngủ!
Chở thêm được nhiều hàng, nhồi thêm nhiều hành khách đón xe dọc đường chính là liều "doping" giúp các tài xế xe khách, xe tải đường dài trở nên "mình đồng, da sắt" là vậy!
Luật Giao thông đường bộ đã quy định: Lái xe không được chạy quá 10 tiếng mỗi ngày và không được chạy liên tục quá bốn giờ. Điều này rất hợp lý, vừa để đảm bảo sức khỏe người lao động, vừa phòng tránh tai nạn thảm khốc xảy ra do quá mệt mỏi, buồn ngủ.
Tuy nhiên, thực tế rất khó áp dụng bởi có mấy ai giám sát, nhắc nhở. Ngay cả lái xe cũng đâu ai muốn làm nhiều, làm quá thời gian quy định; chẳng qua toàn ở cái thế làm thuê, đều đem sức ra mà cày kiếm cơm cả...
Không có con số thống kê chính xác nhưng đã là lái xe chuyên nghiệp, rất hiếm người tránh được các bệnh đau lưng, đau dạ dày, thần kinh toạ, thoái hóa đốt sống cổ, đau vai gáy, bệnh trĩ, bệnh viêm đại tràng, suy nhược thần kinh, ung thư…
Kết quả của những giờ phút chạy thêm, chạy cố, ráng làm, ráng cày là thế đấy!
Bị đối tượng gọi điện xưng công an uy hiếp, một phụ nữ ở Hà Tĩnh suýt mất 700 triệu đồng để chuyển khoản cho đối tượng lừa đảo này.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hàng ngàn bộ đội trở lại chiến trường gỡ mìn, dọn thép gai. Chiến hào xưa thành kênh thủy lợi, hố bom thành ruộng, chiến trường xưa thành nông trường trù phú.
Trong quá trình điều tra đến khi bị đưa ra xét xử, bị cáo trong vụ án 'chuyến bay giải cứu' và gia đình đã nộp tiền khắc phục hậu quả hơn 120 tỷ đồng và 1,85 triệu USD.
Ngày 24/4, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Cư Kuin giải cứu thành công một cô gái bị rơi xuống giếng sâu trong khi đi làm rẫy. Nạn nhân là chị Trần Thị Hoài Linh (19 tuổi, trú tại xã Ea Ning, huyện Cư Kuin). Chiều 23/4, chị Linh đi làm thuê cho người dân ở địa bàn xã Ea Ning. Đến khoảng 14h cùng ngày, chị Linh bị rơi xuống giếng trong vườn...
Quảng Trị - Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 (Quân khu 4) đã phát hiện nhiều hài cốt liệt sĩ ở trong hang...
Từ những 'viên gạch' đầu tiên được các giáo viên tình nguyện miền xuôi xây dựng, các thế hệ nhà giáo Điện Biên đã tiếp tục phát huy truyền thống, ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao.
Hà Nội – Chiều 18.10, Trường Đại học Công đoàn phối hợp với Học viện Công nghệ Melbourne (Australia) tổ chức Chương trình định hướng tuyển sinh cho sinh viên...
Thấy con gái bị con rể đánh, cụ ông vào can ngăn nhưng xảy ra xô xát với con rể. Trong lúc nóng giận, cụ ông đã lấy búa đập...
Cựu trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an An Giang và hai thuộc cấp bị cáo buộc bao che giúp bà Mười Tường cùng đàn em thoát tội buôn lậu.