Nhiều cây cầu treo dân sinh tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất nông sản và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bà con trong mùa mưa lũ sắp tới.
Nguy hiểm tiềm ẩn trên những nhịp cầu treo
Những chiếc cầu treo dân sinh chính là vật cứu cánh cho bà con trong việc di chuyển qua lại giữa các đoạn sông suối có địa hình hiểm trở. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Đăk Tô rất lo lắng trước tình trạng nhiều cầu treo các khu vực thôn Đăk Lung, thôn 6 (xã Kon Đào), thôn Đăk Tăng (xã Ngọk Tụ) đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Điều này càng trở nên nguy hiểm hơn khi mùa mưa lũ đang tới gần.
Phần lớn cầu treo ở những khu vực này đều được xây dựng từ cách đây nhiều năm, chủ yếu là từ các dự án hỗ trợ và một số hộ dân tự vận động xây dựng. Như cầu treo đi qua khu sản xuất tại thôn Đăk Lung (xã Kon Đào) có chiều dài khoảng 40m, cao hơn 10m đã xuống cấp trầm trọng.
Đây cũng là cây cầu treo duy nhất bắt qua sông Đăk Sing và là con đường di chuyển chủ yếu của 40 hộ dân tại thôn Đăk Lung qua khu sản xuất, có diện tích gần 50ha. Vào mùa mưa lũ, bà con phải để xe bên này bờ và di chuyển một đoạn xa qua khu đất sản xuất.
Anh A Hoàng (thôn Đăk Lung, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô) chia sẻ: “Phía bên kia cầu là đất sản xuất của gần 40 hộ dân. Vào mùa khô thì người dân có thể lái xe tải, xe máy lội qua suối để chở nông sản. Nhưng vào mùa mưa lũ thì không thể di chuyển qua được, mọi người phải để xe máy bên này bờ rồi cõng nông sản lội qua dòng suối.”
Cầu phải làm mới mỗi năm
Tương tự tại thôn Đăk Tăng (xã Ngọk Tụ), cây cầu trèo được lắp ráp từ hàng nghìn cây tre được người dân tự chặt trong rừng để đóng, ghép lại. Các cột trụ trống là những cây tre đan chéo lại với nhau được cơi nới bằng những dây thép nhỏ, có chiều dài hơn 20m. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, vì mưa lũ lớn hoàn toàn có thể cuốn trôi cây cầu này bất kỳ lúc nào.
Ông A Giáo (67 tuổi, trú thôn Đăk Tăng) chia sẻ, nhà ông có gần 1ha trồng cà phê ở phía bên kia cầu. Mỗi lần muốn di chuyển thì phải cõng qua suối. Trước đó, dân có kiến nghị lên chính quyền để xây dựng cầu mới nhưng được phản hồi chưa có điều kiện làm. Vì thấy tình hình đi lại khó khăn, nên tháng 12 năm ngoái bà con đã huy động quyên góp dựng tạm cầu tre. Có khoảng 50 hộ quyên góp, mỗi hộ tầm 200.000 đồng để dựng tạm cầu chủ yếu bằng vật liệu gỗ, tre, nứa...
“Chúng tôi chỉ mong muốn có một cây cầu nhỏ kiên cố để người dân đi lại mùa mưa đỡ vất vả. Cách đây vài trăm mét cũng có một cây treo tự phát do dân làm, nhưng đã bị gãy do mùa mưa lũ trước” - ông A Giáo cho hay.
Ông Nguyễn Thành Triệu - Phó Chủ tịch UBND xã Kon Đào (huyện Đăk Tô) - cho biết, trên địa bàn hiện tại có 3 cây cầu treo dân sinh (2 cầu treo tại thôn Đăk Lung, 1 cầu treo tại thôn 6) đã xuống cấp. Các cầu treo này phục vụ cho khoảng 100 hộ dân, trên 200ha (càphê, caosu, rừng, lúa). Vào mùa mưa, việc di chuyển qua các cây cầu này ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm, còn hoa màu phải bỏ lại chờ đến khi nước rút mới thu hoạch được.
“Trước đó, trong buổi tiếp xúc với HĐND tỉnh, cử tri thôn Đăk Lung cũng đã ý kiến. Sau đó, UBND huyện Đăk Tô cũng đã cử đoàn công tác xác minh, tuy nhiên do kinh phí chưa bố trí được nên chưa thể xây cầu” - ông Triệu cho hay.
Anh Nguyễn Thành Luân - Phó Chủ tịch UBND xã Ngọk Tụ - chia sẻ thêm: “Trận mưa lớn kèm gió lốc vào ngày 5.5 tại thôn Kon Pring đã khiến hàng cây bên cạnh cầu gãy, đổ xuống phần đầu cầu làm đứt mối nối và cong dầm cầu. UBND đã cho cắm biển cảnh báo nguy hiểm ở 2 bên đầu cầu để người dân hạn chế qua lại.”
“Trên địa bàn xã hiện tại có 3 cây cầu dân sinh đang được người dân sử dụng, phục vụ cho gần 190ha đất sản xuất. Tuy đã nhiều lần đề xuất xây cầu mới, nhưng khi chính quyền huyện xuống kiểm tra, khảo sát thì thấy dự án không khả thi nên chưa thể xin được kinh phí. Vì vậy, nhiều hộ gia đình đã vận động tự bỏ kinh phí và xây dựng" - ông Luân bày tỏ.
Sau hơn 2 tuần liên tiếp xả tràn để điều tiết hồ chứa, đúng 13h ngày 25-8, Thủy điện Trị An sẽ kết thúc xả nước qua tràn xuống hạ du.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Hưng Yên sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy, sự đổi mới như quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 vừa công bố, xứng danh 'thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến'.
Một nhóm thanh thiếu niên khoảng trên 50 xe đã tụ tập thành nhóm chạy tốc độ cao, lạng lách, rú ga liên tục trên tuyến đường Võ Văn Kiệt gần Trung tâm bồi dưỡng Chính trị thành phố Sóc Trăng.
Tin từ UBND huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ sạt lở khiến 2 phụ nữ và 1 trẻ em mất tích.
Ngày 2-2, đoàn đại biểu do ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, làm trưởng đoàn đã thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách tại tỉnh Tây Ninh và chúc tết tại TP.HCM.
Trong khi đang hoạt động trên vùng biển gần Côn Đảo, tàu cá gặp nạn. 10 thuyền viên trên tàu đã được cứu sống đưa vào bờ
Vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra tại ga Bahanaga Bazar, bang Odisha, miền Đông Ấn Độ vào ngày 2/6 đã làm 288 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.
Lịch cúp điện hôm nay ngày 23/07/2023 tại Tiền Giang Lịch cúp điện, cắt điện các khu vực tại Tiền Giang ngày 23/07/2023 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện thành phố Mỹ Tho Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 23/07/2023 từ 05h00 - 17h00 Một phần xã Thạnh Phú, Long Hưng, Long Định, Tam Hiệp, huyện Châu Thành. Một phần xã Tân Lý Đông huyện Châu Thành; Một phần xã Tân Lập 1, Tân Tập 2 huyện Tân Phước. Điện lực Mỹ Tho Tiến...
Trong hai ngày 22 và 23/7, TAND TP Đà Nẵng xét xử sơ thẩm vụ án “Tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) Đà Nẵng, trong đó bị cáo Lâm Thị Hồng Tâm bị tuyên án tử hình. Theo cáo trạng, năm 2016, Lâm Thị Hồng Tâm (51 tuổi, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), thủ quỹ trường ĐHBK Đà Nẵng quen biết với Phạm Thị Huỳnh Như...