Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

10:40 25/12/2023

Quan tâm công tác bảo vệ môi trường, Thái Bình đã ban hành và tổ chức thực hiện các kế hoạch về bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2025, ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Thái Bình đến năm 2025, tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022 - 2025, thực hiện phong trào “Không xả rác thải nhựa ra biển” trên địa bàn tỉnh; duy trì nề nếp các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường, biển và biến đổi khí hậu.

Việc cấp phép hoạt động bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường các dự án được thực hiện đúng quy định; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền và tập trung kiểm soát các nguồn thải trên đất liền, từ đất liền ra biển, nhất là nguồn thải tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.

Cán bộ, chiến sĩ Trạm Kiểm soát biên phòng Cồn Vành, Tiền Hải tuần tra, kiểm soát bờ biển.

Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng tăng: Năm 2018 có 92,2% chất thải nguy hại được thu gom và 90,8% được xử lý; trong đó 83,0% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, 58,1% được xử lý. Năm 2022 có 93,7% chất thải nguy hại, 85% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động có hệ thống nước thải tập trung (đạt tỷ lệ 100%), bao gồm 02 khu công nghiệp thuộc các huyện ven biển, nằm trong Khu Kinh tế Thái Bình.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình quan trắc môi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025, trong đó có 15 điểm quan trắc môi trường nước biển ven bờ và 15 điểm quan trắc trầm tích biển; đầu tư, đưa vào vận hành 02 trạm quan trắc tự động tại huyện Thái Thụy. Thực hiện các hoạt động giám sát về bảo vệ môi trường thông qua quan trắc đối chứng số liệu hiển thị tại 20 trạm quan trắc tự động cơ sở, lấy mẫu kiểm soát ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất kinh doanh, quan trắc chất lượng môi trường tại các khu vực có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình tham gia phòng, chống lụt bão.

Hằng năm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đều ban hành Kế hoạch triển khai ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổng diễn tập lực lượng, vật tư, phương tiện phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia công tác phòng chống thiên tai cho trên 6.000 người trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai ở cấp xã, phường. Công tác thông tin, truyền tải các công điện, văn bản, bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai được thực hiện đa dạng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm cung cấp đầy đủ thông tin và khuyến cáo về rủi ro thiên tai có thể xảy ra ở khu vực cho người dân và doanh nghiệp; đảm bảo khả năng tiếp nhận thông tin thiên tai đến với các cấp chính quyền, người dân một cách hiệu quả; giúp người dân chủ động phòng tránh, giảm thiếu thiệt hại và sớm ổn định sản xuất.

Thái Bình cũng tăng cường công tác quản lý nhà nước và xử lý vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, công tác quản lý đê điều trước mùa lũ, bão và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu”, “Hạt quản lý đê điển hình” (đến nay có 25 đoạn đê với tổng chiều dài 63,6l km đê đảm bảo tiêu chí “Đoạn đê kiểu mẫu” và 7/8 Hạt quản lý đê đạt tiêu chí “Hạt quản lý đê điển hình”). Thường xuyên tổ chức nạo vét các sông trục nội đồng, tu bổ, nâng cấp các tuyến đê để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn. Từ năm 2018 đến năm 2022, toàn tỉnh đã nâng cấp, tu bổ, sửa chữa hoàn thành được khoảng 187 km đê, 43 km kè, 25 cống qua đê, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình tham gia ngày công giúp bà con khu vực biên giới biển sửa chữa nhà ở.

Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ ven biển, trồng cây phân tán nội đồng được triển khai thực hiện có hiệu quả, đã góp phần quan trọng bảo vệ các tuyến đê sông, đê biển và môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu. Thực hiện chương trình trồng mới một tỷ cây xanh, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã trồng được trên 5 triệu cây các loại. Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án phục hồi và phát triển rừng ven biển giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, từ năm 2019 đến nay đã trồng được 380,1 ha rừng phòng hộ ven biển. Đến năm 2022, tỉnh Thái Bình có 3.897,10 ha rừng trồng đã thành rừng trong quy hoạch phát triển rừng; 343,27 ha rừng trồng chưa thành rừng trong quy hoạch phát triển rừng; 7,69 ha rừng ngoài quy hoạch phát triển rừng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 2,49%.

Để tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, Thái Bình chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch số 199-KH/TU ngày 29/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 17/5/2019 thực hiện phong trào “không xả rác thải nhựa ra biển” trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Triển khai các dự án đầu tư, ứng dụng công nghệ viễn thám phòng, chống xâm thực, xói lở bờ biển, ngập lụt, xâm nhập mặn; Chương trình quan trắc, giám sát, dự báo, cảnh báo tự động, bán tự động về chất lượng môi trường biển, ứng phó có hiệu quả các vấn đề về ô nhiễm, sự cố môi trường biển. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch ứng phó sự cố môi trường, sự cố hóa chất, sự cố tràn dầu. Kiểm soát các nguồn thải trên biển, từ đất liền ra biển, tập trung kiểm soát các nguồn thải tại các khu công nghiệp, khu kinh tế. Quản lý và bảo vệ chặt chẽ nguồn nước, môi trường các lưu vực sông, xử lý ô nhiễm khu vực cửa sông ven biển; triển khai các dự án bảo tồn đa dạng sinh học và các khu vực đất ngập nước. Điều tra bổ sung thu thập số liệu đa dạng sinh học tại khu vực Cồn Đen, Cồn Vành và vùng lân cận....

Có thể bạn quan tâm
Lãnh đạo Cục Trồng trọt: 'Nguồn hàng lúa gạo trong nước vẫn dồi dào'

Lãnh đạo Cục Trồng trọt: 'Nguồn hàng lúa gạo trong nước vẫn dồi dào'

08:20 08/08/2023

Trả lời VTC News về thông tin nhiều ý kiến cho rằng nguồn cung gạo trong nước có dấu hiệu khan hiếm, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) khẳng định, nguồn cung gạo hiện nay vẫn dồi dào ở các vùng Bắc Trung bộ, đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Nam Trung Bộ, Thái Bình, trung du miền núi phía Bắc, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Lý giải về các khó khăn trong công tác...

Cận cảnh khu dân cư 'treo' sổ đỏ của hơn 300 người dân ở Quảng Nam

Cận cảnh khu dân cư 'treo' sổ đỏ của hơn 300 người dân ở Quảng Nam

09:40 16/09/2023

Theo tìm hiểu của PV VTC News, dự án Khu dân cư số 1 mở rộng (viết tắt KDC số 1) ở phường Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam do Công ty CP Xây dựng Minh Hoàng Long làm chủ đầu tư, ông Trần Quang Hy - Chủ tịch HĐQT của công ty là người đại diện.

Hiệp hội VKBIA tăng cường kết nối địa phương Hàn Quốc và Việt Nam

Hiệp hội VKBIA tăng cường kết nối địa phương Hàn Quốc và Việt Nam

07:00 14/11/2023

Ngày 8/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S tiếp và làm việc với đoàn công tác Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc (VKBIA) cùng các địa phương của Hàn Quốc.

Siêu dự án công viên nghĩa trang Bắc Giang chỉ có một nhà đầu tư nộp hồ sơ

Siêu dự án công viên nghĩa trang Bắc Giang chỉ có một nhà đầu tư nộp hồ sơ

14:50 17/09/2023

Dự án Khu công viên nghĩa trang sinh thái xã Đông Hưng (Lục Nam, Bắc Giang) thực hiện trên hơn 150 ha gần như đất rừng với chi phí thực hiện gần 4.000 tỷ đồng chỉ có duy nhất một doanh nghiệp 2 năm tuổi nộp hồ sơ đăng ký thực hiện.

Đèo Cả đặt mục tiêu đầu tư 400 km đường cao tốc

Đèo Cả đặt mục tiêu đầu tư 400 km đường cao tốc

08:50 01/06/2024

Giai đoạn 2024 - 2030, Công ty cổ phần Hạ tầng Đèo Cả sẽ nghiên cứu đầu tư hơn 400 km đường cao tốc với tổng số vốn gần 120.000 tỷ đồng.

Xây dựng PHD nhà thầu quen mặt của BQL dự án đầu tư xây dựng quận 7

Xây dựng PHD nhà thầu quen mặt của BQL dự án đầu tư xây dựng quận 7

19:40 21/04/2024

Công ty TNHH Xây dựng PHD có địa chỉ ở 730/28 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM. Đây là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, người đại diện theo pháp luật là Nguyễn Thị Tuyết Hằng, chức vụ Giám đốc. Theo hồ sơ, Công ty TNHH Xây dựng PHD đã tham gia 7 gói thầu, trong đó trúng 7 gói, trượt 0 gói, 0 chưa có kết quả, 0 gói đ...

Nông dân trồng dừa ở Bến Tre vui mừng khi thị trường mở rộng trở lại

Nông dân trồng dừa ở Bến Tre vui mừng khi thị trường mở rộng trở lại

12:20 16/08/2023

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre cho biết toàn tỉnh có hơn 15.000ha diện tích trồng dừa tươi; dừa xiêm xanh của Bến Tre đã có chỉ dẫn địa lý, mang lại tiềm năng xuất khẩu trái dừa tươi rất lớn.

Thanh Hóa ra tối hậu thư đối với Dự án Intimex Sầm Sơn

Thanh Hóa ra tối hậu thư đối với Dự án Intimex Sầm Sơn

21:50 06/11/2023

Theo UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 6.11, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - vừa ký quyết định cho Công ty CP Intimex Việt...

BOT Đường tỉnh 830 được điều chỉnh phí sử dụng dịch vụ về phương án tài chính ban đầu

BOT Đường tỉnh 830 được điều chỉnh phí sử dụng dịch vụ về phương án tài chính ban đầu

02:00 20/02/2024

Sau gần 6 năm áp dụng mức phí thấp hơn phương án được duyệt, từ ngày 01/3/2024, phí dịch vụ sử dụng đường bộ dự án BOT Đường tỉnh 830 sẽ được UBND tỉnh Long An điều chỉnh về mức ban đầu như hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư. Sau khi điều chỉnh giá, thời gian thu phí của dự án sẽ rút ngắn từ 19 năm xuống còn 17 năm 7 tháng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra