Bao nhiêu người đứng đầu đã bị xử lý liên quan cán bộ sợ sai, không dám làm?

12:30 31/05/2023

Đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng phải tổng kết xem đã xử lý được bao nhiêu người đứng đầu liên quan cán bộ sợ sai, không dám làm và bao nhiêu người đã "đứng sang một bên" khi không làm được việc.

Đại biểu Trần Hữu Hậu - Ảnh: GIA HÂN

Không biết sợ thì có lẽ là "điếc không sợ súng"

Tranh luận với đại biểu Trần Quốc Tuấn tại phiên thảo luận sáng 31-5, đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) nhận định thêm về nhóm cán bộ sợ sai, đùn đẩy: Nếu trong thực thi công vụ, đã có các quy định, hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp để làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, chắc chắn phần đông cán bộ sẽ "nỗ lực để năng động, sáng tạo tìm những cách làm hiệu quả hơn, chẳng có gì phải sợ".

"Nhưng thực tế, trong không ít các việc lớn, việc nhỏ, nếu quyết định thực hiện để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đem đến hiệu quả cho dân, cho nước thì phải vi phạm, các quy định, pháp luật. Những người thấy làm sai quy định, sai quy định, dù vì lợi ích chung, mà không biết sợ thì có lẽ là 'điếc không sợ súng' hoặc thiếu ý thức tổ chức kỷ luật", ông Hậu nói.

Việc bảo vệ người dám nghĩ, dám làm cũng vì thế mà trở thành bất khả thi, theo đại biểu, bởi trong nhiều trường hợp sẽ là bảo vệ việc làm sai quy định, trái pháp luật. Khi đó lại cần bảo vệ người bảo vệ, cứ theo bậc thang có thể phải lên đến Quốc hội.

"Vì thế, việc cấp dưới hỏi xin ý kiến, chờ chỉ đạo của trên, thậm chí được giao nhiệm vụ rõ ràng rồi nhưng càng đi sâu vào thực hiện càng thấy vướng nên lại chuyển ngược lên cấp trên xin ý kiến rồi mới làm đang trở thành phổ biến", đại biểu Hậu phản ánh.

Ông nêu ví dụ chính việc xây dựng nghị định về khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm: Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã có định hướng, chỉ đạo rất rõ ràng, nhưng sau 3 lần chỉnh sửa dự thảo, lấy ý kiến, Bộ Nội vụ vẫn thấy "vướng rất nhiều quy định của pháp luật". Bộ lại phải báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội để tới đây có nghị quyết thí điểm, sau đó Thủ tướng mới ban hành nghị định.

Ông Trần Hữu Hậu thẳng thắn cho rằng cần làm sao để cán bộ không phải dám nghĩ, dám làm, cấp trên không phải khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, mà cán bộ chỉ cần tập trung công sức và trí tuệ để "năng động, sáng tạo", thực hiện công việc hiệu quả nhất cho dân, cho nước trong khuôn khổ pháp luật...

Ông bày tỏ thấm thía việc Thủ tướng trả lời một chất vấn của ông rằng "luật là do chúng ta, trong thực tiễn đang vướng mà vướng là do chúng ta đặt ra, vậy chúng ta sửa". Tuy nhiên, để sửa những quy định bất hợp lý do chính chúng ta đặt ra lại quá khó khăn.

Do đó, ông mong Quốc hội xem xét để có cách làm, trình tự thủ tục phù hợp hơn nữa để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh, để cán bộ bớt phải "dám nghĩ, dám làm".

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Ảnh: GIA HÂN

Có bao nhiêu người đã "đứng sang một bên"?

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cũng tranh luận, nhận định hiện tượng cán bộ né trách nhiệm đã có từ lâu nhưng dường như gần đây nặng hơn, phức tạp hơn. Do đó, phải rà soát tỉ lệ để xử lý số cán bộ, bộ phận này.

Về giải pháp, ngoài cá thể hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ, theo đại biểu, cần cá thể hóa cả trách nhiệm trong tham mưu, đề xuất, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, vì việc chậm ban hành văn bản chi tiết chưa được khắc phục.

Cũng tranh luận nội dung này, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng điều quan trọng là bắt thế nào cho đúng bệnh sợ sai, sợ trách nhiệm.

Ông Hạ lấy ví dụ việc giải ngân vốn đầu tư công trung hạn năm nay mới chỉ đạt khoảng 14%, trong khi đáng lẽ ở những năm giữa nhiệm kỳ, khi các thủ tục đầu tư hoàn thiện, việc giải ngân phải càng cao, càng dễ hơn.

Để khắc phục nguyên nhân ở quy định pháp luật, Quốc hội đã đồng hành khi có các kỳ họp bất thường để ra quyết sách nhanh, Chính phủ đã phân cấp, phân quyền mạnh. Dù vậy, trong khi nhiều tỉnh giải ngân rất tốt thì nhiều tỉnh vẫn ì ạch.

"Tôi trao đổi với cơ sở, cán bộ tâm sự cái khó là tham mưu làm sao vừa đúng quy định vừa đúng ý chỉ đạo của sếp, lãnh đạo. Cho nên khó xử lý cán bộ không chịu tham mưu. Tôi cho rằng trách nhiệm chính là ở người đứng đầu.

Chúng ta phải quyết tâm, quyết liệt xử lý những người đứng đầu. Phải tổng kết xem đã xử lý được bao nhiêu người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ này và bao nhiêu người đã 'đứng sang một bên' khi không làm được việc. Đây mới là điều chính", đại biểu Hạ đặt vấn đề.

Có thể bạn quan tâm
Vụ chuyến bay giải cứu: Bị cáo Hoàng Văn Hưng kháng cáo kêu oan

Vụ chuyến bay giải cứu: Bị cáo Hoàng Văn Hưng kháng cáo kêu oan

16:40 17/08/2023

Bị cáo Hoàng Văn Hưng là một trong hai bị cáo kháng cáo kêu oan; trước đó, chiều 28/7, Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên án phạt Hoàng Văn Hưng mức án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.'

Những chuyến xe “sum họp”

Những chuyến xe “sum họp”

08:40 06/02/2024

TP - “Tôi cũng không nhớ đã bao lần về quê bằng chuyến xe hỗ trợ của Công đoàn Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội”, chị Phạm Thị Tươi (39 tuổi), công nhân Cty Denso, nói với phóng viên Tiền Phong.

Xuyên đêm đưa thi thể nạn nhân ra khỏi nhà trọ 5 tầng sau vụ cháy

Xuyên đêm đưa thi thể nạn nhân ra khỏi nhà trọ 5 tầng sau vụ cháy

07:10 24/05/2024

Khoảng 0h30 ngày 24/5, ngôi nhà tại ngõ 119 Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội) bốc cháy dữ dội. Chỉ trong ít phút, lửa bùng lên dữ dội kèm nhiều tiếng nổ. Hiện trường nhanh chóng được phong toả để phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ.

Sở Giáo dục Đồng Tháp lên tiếng vụ học sinh lớp 4 bị đánh hội đồng và phải nộp tiền cho bạn

Sở Giáo dục Đồng Tháp lên tiếng vụ học sinh lớp 4 bị đánh hội đồng và phải nộp tiền cho bạn

09:30 20/03/2024

Phát hiện con học lớp 4 bị bạn đánh và đòi tiền từ trước Tết, phụ huynh yêu cầu trường giải quyết, nhưng chờ vẫn không thấy, gần đây con tiếp tục bị bạn bạo hành, phụ huynh phải 2 lần vào trường, vào lớp của con gây sức ép. Phương án cuối, phụ huynh đành phải tìm phương án chuyển trường cho con. Sự việc xảy ra tại trường liên cấp Tương Lai ở Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Lãnh đạo Quốc hội lưu ý 10 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ

Lãnh đạo Quốc hội lưu ý 10 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ

06:30 13/03/2024

Chiều 12/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Văn phòng Quốc hội về công tác cán bộ năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Cấm hoạt động nguy hiểm trên sông Pô Kô sau vụ 3 người chết đuối

Cấm hoạt động nguy hiểm trên sông Pô Kô sau vụ 3 người chết đuối

21:20 01/05/2024

Sau vụ 3 người chết đuối trên sông Pô Kô trưa 30-4, ngày 1-5, chính quyền huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã nghiêm cấm hoạt động tiềm ẩn nguy hiểm trên khúc sông này.

Quảng Trị: Vận chuyển 8.000 viên ma túy từ biên giới vào nội địa

Quảng Trị: Vận chuyển 8.000 viên ma túy từ biên giới vào nội địa

21:50 22/06/2023

Theo Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Trần Lâm Bình và Nguyễn Đăng Quảng khai nhận vận chuyển thuê 8.000 viên ma túy tổng hợp từ biên giới vào nội địa để lấy tiền công.

Giữ ba người đàn ông liên quan vụ hành hung người trên quốc lộ 1

Giữ ba người đàn ông liên quan vụ hành hung người trên quốc lộ 1

16:40 24/08/2023

Công an huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã bắt giữ ba người liên quan vụ hành hung, đánh đập một nam thanh niên xảy ra trên quốc lộ 1.

78 người bị khởi tố từ vụ 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines xách ma túy

78 người bị khởi tố từ vụ 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines xách ma túy

12:30 12/05/2023

Trước thành tích của Công an triệt phá, mở rộng và khởi tố 78 người từ vụ 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines xách ma tuý, Thứ trưởng Bộ công...

Co loi xay ra
Co loi xay ra