Có tới 75% các bộ phận của tên lửa do công ty được thành lập ở Mỹ thiết kế và bán ra.
Lính cứu hỏa dập tắt lửa từ phần còn lại của tên lửa không xác định, mà chính quyền Kiev tuyên bố là do Triều Tiên sản xuất, ở Kharkov, Ukraine, ngày 2/1. (Nguồn: Reuters) |
Phần còn lại của tên lửa không xác định do Nga sử dụng, mà chính quyền Kiev tuyên bố là do Triều Tiên sản xuất, ở Kharkov, Ukraine, ngày 2/1. (Nguồn: Reuters) |
Kênh truyền hình CNN (Mỹ) ngày 20/2 dẫn kết quả nghiên cứu cho hay, một tên lửa đạn đạo được cho là của Triều Tiên do Nga bắn vào Ukraine hồi tháng trước có nhiều bộ phận có nguồn gốc từ các công ty ở Mỹ và châu Âu.
Tin liên quan |
Ảnh ấn tượng (12-18/2): Ukraine nói Moscow có lợi thế pháo binh ở tiền tuyến, muốn tịch thu tài sản Nga; Dải Gaza đổ nát giữa chiến sự Israel-Hamas Ảnh ấn tượng (12-18/2): Ukraine nói Moscow có lợi thế pháo binh ở tiền tuyến, muốn tịch thu tài sản Nga; Dải Gaza đổ nát giữa chiến sự Israel-Hamas |
Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí Xung đột (CAR) có trụ sở tại Anh đã công bố báo cáo đánh giá 290 bộ phận lấy từ xác tên lửa nói trên thu được tại khu vực Kharkov ở Ukraine, theo đó phát hiện có tới 75% các bộ phận do công ty được thành lập ở Mỹ thiết kế và bán ra.
Báo cáo của CAR cũng cho thấy, 16% linh kiện của tên lửa có liên quan đến các công ty được thành lập ở châu Âu và 9% liên quan các công ty ở châu Á.
Các thành phần được đề cập chủ yếu bao gồm hệ thống định vị của tên lửa và có thể được truy xuất nguồn gốc đến 26 công ty có trụ sở tại Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Singapore, Thụy Sỹ và Đài Loan (Trung Quốc).
CNN dẫn lời người phát ngôn của CAR cho biết, báo cáo không nêu tên các công ty cụ thể vì không có bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp này cố tình vận chuyển các bộ phận sang Triều Tiên.
Theo nhận định của kênh truyền hình Mỹ, các thành phần có thể đã được chuyển hướng đến một nơi nào đó trong chuỗi cung ứng toàn cầu rộng lớn sau khi các công ty bán chúng cho nhiều nhà phân phối quốc tế khác nhau.
Theo thông báo của Quân đội Myanmar, ngày 22/4, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử Myanmar đã bị các tay súng phiến quân bắn chết ở Yangon.
Nhiều linh kiện phương tây trong vũ khí Nga dùng ở Ukraine, Mỹ tiếp tục phủ quyết dự thảo nghị quyết về Dải Gaza, Israel sẽ tiếp tục tấn công Hamas, EU áp đặt gói trừng phạt 13 lên Moscow... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt tại Đông Nam Á, đóng góp đáng kể vào nỗ lực chung xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở khu vực.
Hezbollah cảnh báo sẽ đáp trả Israel trên chiến trường, sau khi phó thủ lĩnh Hamas bị hạ sát ở Lebanon, nghi do Tel Aviv thực hiện.
Ngày 8/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thông báo cách chức Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang nước này Valery Zaluzhny, trong cuộc cải tổ quân đội lớn nhất từ khi xảy ra xung đột với Nga (tháng 2/2022).
Ngày 13-9, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân (Dong Jun) nói rằng 'đàm phán' là giải pháp duy nhất cho các cuộc xung đột như xung đột Nga - Ukraine và cuộc chiến ở Dải Gaza.
Điện Kremlin xác nhận ông Putin trả lời cuộc phỏng vấn của nhà báo Mỹ Tucker Carlson, đánh dấu sự kiện đầu tiên như vậy từ khi chiến sự Ukraine bùng phát.
Ông bà Wurie ở Maryland, Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ cho chuyến hành hương đến Mecca, nhưng cuối cùng gục ngã do sốc nhiệt dưới nắng nóng như thiêu đốt.
Trên Twitter, đài truyền hình tư nhân Uganda NTV cho hay số người thiệt mạng trong vụ tấn công hiện là 41, trong khi tờ báo nhà nước New Vision cho biết con số này hiện là 42 người.