Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã dẫn đầu đoàn đại biểu Sudan tham dự Phiên họp thường kỳ của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tại New York ngày 20/9.
Tư lệnh quân đội Sudan, tướng Abdel Fattah Al Burhan tại cảng Sudan. |
Tướng Abdel Fattah al-Burhan xuất hiện tại cảng Sudan sau khi rời trụ sở quân đội ở Khartoum. (Nguồn: AFP) |
Hội đồng Chủ quyền Sudan cho hay, Tướng Burhan, nhà lãnh đạo trên thực tế của quốc gia châu Phi này kể từ cuộc đảo chính năm 2021, “sẽ dẫn đầu phái đoàn Sudan” tới dự và phát biểu tại phiên họp thường niên của Đại hội đồng LHQ. Đồng thời, ông Burhan dự định sẽ góp mặt trong "các cuộc họp cấp cao" bên lề.
Tin liên quan |
Lãnh đạo Ai Cập và Sudan thảo luận về đập thủy điện Đại phục hưng Lãnh đạo Ai Cập và Sudan thảo luận về đập thủy điện Đại phục hưng |
Nhà lãnh đạo này đã thực hiện một loạt chuyến thăm nước ngoài trong những tuần gần đây. Cuối tháng trước, ông đã chuyển căn cứ đến cảng Sudan từ trụ sở quân đội ở Khartoum, nơi ông đã ẩn náu trong vòng vây kể từ khi giao tranh nổ ra với Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) của cựu phó tướng Mohamed Hamdan Daglo vào ngày 15/4.
Theo quan điểm của giới chuyên gia, hoạt động ngoại giao của Tướng Burhan là nhằm thúc đẩy tính hợp pháp của mình trong trường hợp đàm phán để chấm dứt xung đột. Ông đã đến thăm Ai Cập, Nam Sudan, Qatar, Eritrea, Thổ Nhĩ Kỳ và Uganda.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và an ninh ở Khartoum Amin Magzoub cho biết, cần phải thành lập một chính phủ thực sự để thay thế chính quyền hiện tại, vốn được giao nhiệm vụ điều hành đất nước. Việc thiếu một chính phủ thực sự sẽ đưa Sudan vào con đường trở thành một quốc gia thất bại.
Dựa trên thống kê của tổ chức phi chính phủ Acled, giao tranh ở Sudan đã khiến ít nhất 7.500 người thiệt mạng và LHQ cho biết hơn 5 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa.
Saudi Arabia đã cùng Mỹ làm trung gian cho một loạt lệnh ngừng bắn giữa quân đội và RSF trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên, các lệnh ngừng bắn hoàn toàn bị phớt lờ hoặc không được tuân thủ đầy đủ, buộc Riyadh và Washington phải tạm dừng hòa giải cho đến khi hai bên thể hiện nguyện vọng chấm dứt xung đột.
Khu vực Nagorno-Karabakh từ lâu đã trở thành tâm điểm căng thẳng giữa Azerbaijan và Armenia, dẫn đến các cuộc xung đột.
Nga công bố video tên lửa Iskander-M tập kích hai đoàn tàu quân sự Ukraine, tuyên bố phá hủy khoảng 60 khí tài, hạ hơn 200 binh sĩ.
Chủ tịch Trung Quốc gửi thông điệp chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống, kêu gọi Mỹ - Trung hòa hợp, tăng cường đối thoại thay vì đối đầu.
Tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp mặt với các thành viên Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và chuyên gia người Việt Nam tại Mỹ. Chủ đề khởi nghiệp đã được nhắc đến trong cuộc gặp mặt.
Lực lượng Nga đang lập gọng kìm và bắt đầu tiến vào Selidovo, thành phố chốt chặn phía nam đô thị trọng yếu Pokrovsk ở tỉnh Donetsk.
Ít nhất hai tàu chiến Trung Quốc được ghi nhận đã hoạt động tại quân cảng Ream của Campuchia trong vài tháng qua.
Nhân kỷ niệm 15 năm quan hệ hợp tác giữa tỉnh Fukuoka với Hà Nội và 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, sự kiện “Ngày Hà Nội tại Fukuoka” được tổ chức từ ngày 10-12/11.
Ngày 3/7, trang The East Asia Forum đăng tải bài viết của tác giả Yokia Rahmad Isjchwansyah, Đại học Paramadina, Indonesia về việc quốc gia này tăng cường hạm đội tàu ngầm nhằm bảo vệ lãnh thổ biển rộng 6,4 triệu km2 với ngân sách quốc phòng hạn chế.
Ngày 5/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani tuyên bố, cuộc đàm phán trực tiếp giữa nước này với Mỹ về các vấn đề khu vực là không cần thiết.