Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đồng chủ trì hội nghị lắng nghe ý kiến của các tập đoàn, hiệp hội, doanh nghiệp về thúc đẩy thương mại hai chiều đối với nông lâm thủy sản Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ngày 9/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì hội nghị “Thúc đẩy thương mại mặt hàng Nông-Lâm-Thủy sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.”
Hội nghị nhằm lắng nghe ý kiến đề xuất của các tập đoàn, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp kinh doanh và xuất nhập khẩu về khả năng thúc đẩy thương mại hai chiều đối với ngành hàng nông lâm thủy sản, bao gồm việc nâng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản của Hoa Kỳ, thể hiện thiện chí của Việt Nam trong nỗ lực hài hòa cán cân thương mại hai chiều, hướng đến mục tiêu cuối cùng là duy trì ổn định thị trường Hoa Kỳ, bảo vệ lợi ích dài hạn của ngành hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết trước nguy cơ bị áp thuế đối ứng ở mức 46%, Chính phủ và các Bộ, ngành đã quyết liệt vào cuộc, tích cực tham vấn và đàm phán với Hoa Kỳ để tìm ra tiếng nói chung, mang lại lợi ích cho người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng cả hai nước.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng đã có nhiều phương án, đồng thời ban hành Đề án thúc đẩy xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trong đó nhấn mạnh các yếu tố: Minh bạch hóa chuỗi cung ứng và vùng nguyên liệu; Ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng; Xây dựng thương hiệu ngành hàng dựa trên tính tuân thủ và phát triển bền vững; Thúc đẩy các chương trình chuyển đổi xanh trong ngành nông nghiệp để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khe của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá về tình hình sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản từ Hoa Kỳ; xác định các vướng mắc mà các doanh nghiệp ngành hàng gặp phải khi giao dịch thương mại, nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản từ Hoa Kỳ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thương mại giữa hai nước.
Sau khi nghe các báo cáo tổng quan về tình hình nhập khẩu, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cùng với nhiều ý kiến phát biểu của doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông lâm thủy sản của Việt Nam với số lượng lớn, đồng thời cũng là thị trường có tiềm năng xuất khẩu lớn các sản phẩm ngũ cốc, thịt, sữa, gỗ…
Bộ trưởng cho biết, nhập khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản từ Hoa Kỳ không chỉ có tác dụng trong ngắn hạn là đáp ứng nhu cầu thị hiếu tiêu dùng trong nước của mỗi bên, góp phần cân bằng thương mại và thúc đẩy đàm phán đạt kết quả tốt nhất; mà còn cả trong dài hạn bởi đây là cơ sở, nền tảng để Việt Nam-Hoa Kỳ có thể hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực nông lâm thủy sản theo hướng công nghệ cao, tuần hoàn và phát triển bền vững.
Theo đó, để nâng kim ngạch xuất nhập khẩu trong lĩnh vực nông lâm thủy sản giữa hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng của hai nước cần sớm rà soát, gỡ bỏ các rào cản thương mại; đồng thời, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích đủ mạnh và khả thi (như chính sách về thuế, ưu đãi vốn, hỗ trợ logistics…) để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực phát triển.
Bộ trưởng cũng đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản khẩn trương kết nối với đối tác Hoa Kỳ để tìm kiếm cơ hội nhập khẩu nhiều hơn từ thị trường này. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản giữa hai nước, cần tranh thủ tìm kiếm sự hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ trong lĩnh vực xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng xanh, sạch, giá trị tăng cao và bền vững, trong đó, chú trọng cả khâu sản xuất và chế biến tiêu thụ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng kêu gọi các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cùng đoàn kết, đồng hành và thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ổn định, bền vững, đồng thời khẳng định, Chính phủ, các Bộ ngành nhất là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Môi trường luôn cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp trong các nỗ lực nêu trên.
Trước hết là việc khẩn trương, kiên quyết gỡ bỏ rào cản kỹ thuật, mở cửa cho các sản phẩm nông lâm thủy sản của Hoa Kỳ, đơn giản hóa thủ tục hành chính để các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng có điều kiện gia tăng giao thương với thị trường này./.
Công ty TNHH Long Gia An bị xử phạt 500 triệu đồng và đình chỉ hoạt động kinh bất động sản hơn 4 tháng đối với dự án Khu dân cư Gia An.
Gần đây mạng xã hội xuất hiện những thông tin chào hàng, mua bán lòng se điếu giá hàng triệu đồng mỗi kg. Tuy nhiên, rất nhiều người 'trong nghề' đã lên tiếng phản bác điều này. Chủ một cửa hàng chuyên bán lòng trên phố Đặng Văn Ngữ (quận Đống Đa, Hà Nội) khẳng định, món lòng se điếu vô cùng hiếm, không phải lúc nào cũng có được để bán cho khách. Muốn có thì thường phải nhờ các mối tại lò mổ thì may ra thỉnh thoảng mới được một ít vì không phải...
Mạng xã hội lan truyền thông tin về vụ cháy tại lò cao ở Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), gây hoang mang trong dư luận. Nhưng đây là tin đồn thất thiệt.
Theo thông báo của Rosatom và các tài liệu từ tòa án, tranh chấp giữa Rosatom và các đối tác Phần Lan nổ ra từ tháng 5/2022, khi phía Phần Lan hủy bỏ hợp đồng sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát.
Một số tin tức đáng chú ý: REE bị phạt vì nhiều giao dịch chưa được thông qua; Nhiều doanh nghiệp 'chốt' cổ tức trước nghỉ lễ; Doanh nghiệp giảm mua lại trái phiếu trước hạn...
Quảng Ninh - Đã có khoảng 70 chuyến tàu biển siêu sang đăng ký đưa khách đến Hạ Long năm 2025, trong đó có nhiều tàu mới lần đầu cập...
Ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình trên toàn thế giới đang chao đảo vì tuyên bố của Tổng thống Trump rằng ông có kế hoạch áp thuế 100% đối với các bộ phim được sản xuất bên ngoài nước Mỹ.
Brazil bị chỉ trích bởi kế hoạch phá rừng xây đại lộ ở thành phố Belém, nơi tổ chức hội nghị khí hậu COP30 vào tháng 11 tới.
Đắk Lắk đang vào mùa thu hoạch vải thiều. Năm nay thời tiết thuận lợi, cây vải sai quả, nông dân phấn khởi vì được mùa được giá.