Ngày 14/5, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát việc sản xuất hệ thống tên lửa chiến thuật - thiết bị sẽ được lắp đặt mới tại các đơn vị tên lửa của quân đội nước này.
Bán đảo Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong-un nhấn mạnh bước đột phá cho quân đội, Mỹ nói bất đắc dĩ tăng gấp đôi hợp tác cùng Nhật-Hàn |
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong buổi thị sát việc sản xuất hệ thống tên lửa chiến thuật vào ngày 14/5. (Nguồn: KCNA) |
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng thuộc Ủy ban Kinh tế thứ hai đã triển khai kế hoạch sản xuất quân sự trong nửa đầu năm nay và sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất hệ thống vũ khí tên lửa chiến thuật do Quân ủy Trung ương đảng Lao động đặt hàng vào cuối năm.
Tin liên quan |
Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân |
Tại sự kiện trên, ông Kim Jong-un bày tỏ sự hài lòng với hoạt động sản xuất nửa đầu năm, nhấn mạnh việc thực hiện kế hoạch sản xuất quốc phòng trong năm 2024 là yêu cầu quan trọng.
Nhà lãnh đạo cho rằng, điều này sẽ mang lại bước đột phá về khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội quốc gia Đông Bắc Á.
Theo KCNA, các bệ phóng tên lửa được sản xuất trong nửa đầu năm nay sẽ được lắp đặt tại các đơn vị hỏa lực phía Tây chịu trách nhiệm thực hiện "các nhiệm vụ tấn công quan trọng".
Tuần trước, Chủ tịch Kim Jong-un đã kiểm tra hệ thống vũ khí pháo binh của quân đội Triều Tiên và thị sát buổi thử nghiệm các loại vũ khí này.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 14/5, Yonhap dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink cho biết, nước này không còn lựa chọn nào khác ngoài việc "tăng gấp đôi" hợp tác an ninh với Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như thực thi các biện pháp trừng phạt Triều Tiên.
Phát biểu tại một diễn đàn do Viện Brookings có trụ sở tại Washington tổ chức, ông Kritenbrink nhấn mạnh, Washington chắc chắn sẽ tập trung vào vấn đề Triều Tiên bởi đây là một trong những thách thức an ninh "quan trọng nhất" ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Lưu ý rằng Mỹ đã theo đuổi đối thoại với Triều Tiên "không cần điều kiện tiên quyết", quan chức trên nhấn mạnh cam kết an ninh của Washington với các đồng minh và nêu rõ, sự hợp tác ba bên với Tokyo và Seoul đã đạt đến mức độ chưa từng có và phần lớn nhằm ứng phó Bình Nhưỡng.
Nhận xét của ông Kritenbrink được đưa ra khi có nhiều ý kiến cho rằng, cách tiếp cận của Tổng thống Joe Biden đối với Bình Nhưỡng không có nhiều tiến triển trong khi Triều Tiên lại kiên trì theo đuổi các chương trình vũ khí tiên tiến và hợp tác quân sự với Nga.
Ngày 12/3, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp ông Komura Masahiro, Hạ nghị sĩ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhân chuyến thăm Việt Nam từ ngày 10-13/3.
Nga sẽ quay trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nếu các điều kiện của Moskva liên quan đến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này ra thị trường toàn cầu được đáp ứng.
Tàu hộ vệ Sahand, chiến hạm hiện đại bậc nhất của Iran, bị lật, chìm một phần trong lúc đang sửa chữa, khiến một số người bị thương.
Bà Harris đang cố gắng thuyết phục cử tri dao động ở những thành phố nhỏ thay vì tập trung vào các khu vực lớn.
Các nước thành viên NATO có thể yêu cầu ông Stoltenberg đảm nhận vị trí Tổng thư ký nhiệm kỳ thứ tư.
Ngày 29/7, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra thông báo bằng văn bản cho hay, nước này đã chuẩn bị 2 gói viện trợ vũ khí mới cho Ukraine, với tổng giá trị lên đến 1,7 tỷ USD.
Ngày 12-7, Chính quyền Nhật Bản đã kỷ luật hơn 200 nhân viên quốc phòng, bao gồm các quan chức cấp cao của quân đội, vì sai phạm trong đảm bảo thông tin mật.
'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao đang khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Trung Quốc vào tuần sau.