Cả một quả đồi ở ngay trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã bị băm nát.
Đầu tháng 4-2023, không khí đào bới và xây dựng tại khu vực Đồi Chuối (tổ dân phố 7, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) rất tấp nập, bất chấp cái nóng hơn 38oC ngoài trời.
Từ một quả đồi đất nông nghiệp, nơi đây đã bị đào bới, làm đường bê tông, xây nhiều biệt thự và khu nghỉ dưỡng...
Vào tháng 4-2022, để thực hiện loạt bài "Họa phân lô bán nền", nhóm phóng viên Tuổi Trẻ có mặt tại khu vực Đồi Chuối thì nơi đây vẫn là những rẫy cà phê, chuối.
Một vài căn nhà cấp 4 xây trên đồi đá do bị xử phạt nên bỏ hoang. Nhiều thửa đất vi phạm đã bị phong tỏa, không cho giao dịch để khôi phục hiện trạng...
Thế nhưng tháng 4-2023, khi quay trở lại đây, không khí san lấp và xây dựng náo nhiệt còn hơn 1 năm trước đó. Khu vực này đã bị máy móc băm nát, đất trên cao bị giật xuống thấp, thêm nhiều ngôi nhà xây trái phép ngang nhiên xuất hiện.
Thậm chí, một tuyến đường bê tông nối từ chân đồi lên các khu biệt thự, nhà gỗ đã được lén xây dựng. Chủ đầu tư lén đổ bê tông xong lấy đất lấp lại để ngụy trang, khi mọi việc yên ắng thì cào đất lên. Con đường hoành tráng hiện rõ mồn một.
Ông Phạm Mạnh Tiến, cán bộ địa chính UBND phường Tân Lợi, nói đã "làm rất mạnh tay" nhưng hàng loạt công trình hoành tráng xây trái phép vẫn mọc lên rất nhanh trong thời gian ngắn.
Trong số này có công trình của gia đình ông Đặng Như Ý (85 tuổi, trú phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột) đã tự ý chuyển đổi gần 270m2 (thửa 752, tờ bản đồ số 16) đất nông nghiệp để xây dựng nhà kiên cố trái phép, bị xử phạt hành chính 13 triệu đồng, buộc khôi phục hiện trạng từ năm 2022.
Tuy nhiên, hiện nay công trình này vẫn tồn tại, bên cạnh một công trình khác rất hoành tráng cũng của gia đình ông.
Gần nhà ông Ý, công trình bề thế của gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ (24 tuổi, trú huyện M'Đrắk, Đắk Lắk) cũng đã bị UBND TP Buôn Ma Thuột xử phạt vi phạm hành chính 17,5 triệu đồng vì có diện tích xây dựng vượt hơn 565m2 so với giấy phép được cấp.
Tương tự, ông Trương Vinh Quang (57 tuổi, trú phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột) được cấp giấy phép xây dựng hơn 126m2, trên thửa đất 219 (đất ở, 300m2) nhưng tổng thực tế lên đến 400m2, vượt 147m2. Toàn bộ diện tích xây dựng vượt đều nằm trên thửa đất 218, đất nông nghiệp nên buộc phải tháo dỡ, khắc phục hiện trạng, xây dựng đúng giấy phép...
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Thái, chủ tịch UBND phường Tân Lợi, cho biết đang cho kiểm tra thông tin người dân tự ý làm đường bê tông dẫn lên khu biệt thự xây sai phép, vi phạm. Đối với các công trình vi phạm, phường đã xử phạt, kiên quyết yêu cầu khôi phục hiện trạng.
Về việc khu Đồi Chuối bị băm nát, xây dựng khu nghỉ dưỡng, biệt thự, ông Thái nói do khu vực này nằm giáp ranh giữa phường Tân Lợi và xã Cư Êbur nên có chuyện một công trình mà nằm trên đất hai địa phương, việc xử lý khá khó khăn.
Không hiểu vì sao khu vực này "được cho" rất nhiều chỉ tiêu đất ở trong thời gian ngắn. Có những công trình trái phép trước đó bị xử phạt nay cũng đã được hợp thức hóa.
Không chỉ ở phường Tân Lợi, việc vi phạm về đất đai, xây dựng xảy ra nhiều nơi trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và có những "điểm nóng" như Cư Êbur, Ea Kao, Hòa Thắng...
Tại xã Hòa Thắng, UBND TP Buôn Ma Thuột xác định có 53 trường hợp vi phạm về đất đai, xây dựng, trong đó có 20 trường hợp đến nay chưa khắc phục hậu quả. Dây dưa nhất là vụ hủy hoại đất tại Buôn Kom Leo của ông Phan Ngọc Diễn (giám đốc chi nhánh một ngân hàng tại Đắk Lắk).
Ông Diễn có sang nhượng đất nông nghiệp, đất rừng bằng giấy tay, chưa sang tên phần lớn diện tích. Tại đây ông đã có hành vi hủy hoại đất, trong đó có khoảng 1,7ha đất rừng. UBND tỉnh Đắk Lắk đã xử phạt hai lần với tổng số tiền 165 triệu đồng, ông Diễn đang khiếu nại quyết định xử phạt thứ hai (60 triệu đồng).
Ông Lê Đại Thắng, phó chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột, cho biết đang chờ Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến lần cuối để xử lý sai phạm của ông Diễn. Riêng diện tích rừng ông Diễn tự ý mua bán, hủy hoại sẽ cương quyết không hợp thức hóa.
Liên quan đến các sai phạm này, UBND TP Buôn Ma Thuột đã ra bốn quyết định kỷ luật các lãnh đạo, cán bộ xã Hòa Thắng (đều ở mức khiển trách) gồm ông Quang Văn Tuy (chủ tịch), ông Ngô Quang Tiến (phó chủ tịch) và hai cán bộ địa chính.
Hay như tại phường Thành Nhất, nơi xảy ra tình trạng san ủi đất và có 60 hộ làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp. UBND TP Buôn Ma Thuột tiến hành cưỡng chế 10 căn nhà trong số này khiến dư luận dấy lên nghi ngờ có tiêu cực.
Sự việc khiến Chủ tịch UBND phường Thành Nhất Lê Thị Loan và Phó chủ tịch Vũ Tiến Thành bị cách chức, hai cán bộ địa chính bị hạ bậc lương.
Theo lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột, từ năm 2021 đến nay tình trạng vi phạm về đất đai, xây dựng trên địa bàn khá phức tạp và thành phố xử lý rất nghiêm.
Đã có 15 lãnh đạo, cán bộ địa chính các xã bị xử lý kỷ luật vì để xảy ra tình trạng "phân lô bán nền", xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra và thành phố vẫn tiếp tục chỉ đạo siết chặt kỷ cương.
Liên quan đến vụ khu du lịch Đoàn Thành Horse Farm (Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) xây dựng trái phép vẫn ung dung hoạt động, ông Lê Đại Thắng, phó chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột, cho biết sẽ cương quyết xử lý.
TP Buôn Ma Thuột cho phép khu du lịch này tự giác tháo dỡ, nếu không thực hiện sẽ cưỡng chế trong tháng 4 này.
Tương tự, ông Nguyễn Anh Tú, chủ tịch UBND huyện Cư Jut (Đắk Nông), cũng ra quyết định yêu cầu khôi phục hiện trạng đối với ông Lê Tiến Dũng (trú thị trấn Ea T'linh, Cư Jut).
Ông Dũng có khu biệt thự trái phép xây trên một cù lao giữa sông Sêrêpốk đã bị buộc phải tháo dỡ từ lâu nhưng không chấp hành. Trong tháng 4-2023, nếu gia đình ông Dũng vẫn tiếp tục ngoan cố thì huyện sẽ cưỡng chế.
Trong nỗ lực hàn gắn quan hệ với Nhật Bản giữa lúc tình hình bán đảo Triều Tiên đang nóng, Hàn Quốc công bố bồi thường cho các công dân nước này bị cưỡng bức làm việc cho các công ty Nhật Bản trong thời chiến.
Trong vụ án, cơ quan tố tụng cáo buộc Bùi Văn Hà cùng đồng phạm có hai lần thực hiện hành vi lén ghi hình Cảnh sát giao thông làm việc, rồi tống tiền 120 triệu đồng.
Bị cáo Nguyễn Tấn Phát (vai trò chủ mưu) bị xử phạt 14 năm tù; Đinh Hoàng Anh Tuấn bị xử phạt 11 năm tù và Hồ Thành Danh bị xử phạt 8 năm tù cùng về tội “Giết người.'
Viện kiểm sát đánh giá, ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) chủ mưu vụ án nên đề nghị mức phạt cao nhất; nhóm đồng phạm giúp sức bị đề nghị ít ít nhất từ 18 tháng tù, người cao nhất lên đến 19 năm tù.
Công an huyện Hoài Đức phối hợp với phòng nghiệp vụ Công an TP Hà Nội phát hiện sai phạm và khám xét Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-21D tại xã An Khánh để điều tra về hành vi nhận hối lộ, giả mạo trong công tác. Đây là trung tâm đăng kiểm thứ 16 tại Hà Nội bị điều tra vì 'dính' nghi vấn tiêu cực.
Bệnh sốt xuất huyết đã lần đầu tiên xuất hiện tại thủ đô Khartoum và Sudan đang phải đối phó với đợt bùng phát dịch bệnh lớn nhất từ trước đến nay do hệ thống y tế thiếu kinh phí.
Một vụ cháy nhà dân ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam xảy ra lúc rạng sáng khiến hai vợ chồng tử vong.
Ngày 27.11, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân một vụ cháy tại huyện Bình Tân ( tỉnh Vĩnh...
Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan vừa khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dược phẩm Nhất Quang (104 Nguyễn Công Trứ, phường Lộc Hòa, TP Nam Định, tỉnh Nam Định).