Bài 4: Nghị quyết 23 tạo bước đột phá cho Tây Nguyên

20:30 12/07/2023

Phát triển Tây Nguyên nhanh và bền vững, trong đó kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh..., là quan điểm được đặt lên hàng đầu.

Ở Tây Nguyên những ngày cuối tháng Sáu vừa qua, những cơn mưa dông rải rác tưới mát cho các nương rẫy, cánh rừng, làm bừng lên sức sống trù phú của vùng đất đỏ bazan. Trên nương rẫy, bà con chuẩn bị cho một vụ mùa mới.

Trong căn nhà gỗ còn tuềnh toàng, đơn sơ, vẫn giữ phong cách sống của đồng bào dân tộc Mông, Lầu A Say, xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, cho biết anh vừa đi làm rẫy về.

Cuộc sống ở quê còn nhiều khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khó canh tác, năm 2015, theo người quen, anh Lầu A Say đưa cả gia đình 5 người di cư từ Lào Cai vào đây sinh sống, làm rẫy, trồng càphê. Tuy cái nghèo vẫn đeo bám, nhưng với sự ưu đãi của thiên nhiên, cộng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, gia đình anh đã có cuộc sống ổn định hơn xưa, không còn cảnh đứt bữa.

Cầm chiếc thẻ bảo hiểm y tế trên tay, anh Lầu A Say rưng rưng: "Cảm ơn Nhà nước nhiều lắm." "Không có nhà nước, không có thẻ bảo hiểm, mình không có tiền chữa bệnh đâu. Có thẻ bảo hiểm, mình đỡ được tiền mua thuốc, có Nhà nước lo cho."

"Thằng con mình té xe khi nó đi mua kẹo bị người ta tông vào, nằm 20 ngày ở Bệnh viện tỉnh Đắk Nông. Mình cũng nằm viện 15 ngày ở Bệnh viện huyện Đắk Glong," anh Say kể về thời điểm tháng 2 và tháng 7/2019, hai bố con anh phải nhập viện và chiếc thẻ Bảo hiểm y tế trở thành cứu cánh cho gia đình trong lúc nguy nan.

Không biết tổng chi phí điều trị trong thời gian nằm viện của hai bố con hết bao nhiêu tiền, nhưng nếu không có bảo hiểm y tế thì riêng việc mổ chân đã phải chi 20-25 triệu đồng. Ngoài tiền viện phí được Nhà nước chi trả hoàn toàn, anh còn được hỗ trợ tiền ăn với mức hơn 20.000 đồng/ngày.

Chính sách cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong rất nhiều chính sách nhân văn, ưu việt của Đảng, Nhà nước ta. Nhờ chính sách này, nhiều người như anh Say yên tâm đi khám, chữa bệnh.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, vùng Tây Nguyên nói riêng.

Năm 2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết 120/2020/QH14, mở đường cho Chính phủ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong đó, tập trung vào những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số như đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu...; đồng thời cũng hướng tới những vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển bền vững đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn văn hóa, thông tin tuyên truyền, bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe…

Riêng giai đoạn 1 (2021-2025), Chương trình được bố trí từ ngân sách nhà nước gần 115.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất về nguồn lực cho các chương trình mục tiêu quốc gia.

Gần đây nhất, tháng 10/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn 2045, với kỳ vọng tạo sức bật cho vùng đất giàu tiềm năng này.

Phát triển Tây Nguyên nhanh và bền vững; trong đó kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại, là quan điểm được đặt lên hàng đầu.

Sáu nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã được Bộ Chính trị đặt ra, bao gồm phát triển kinh tế với trọng tâm, trụ đỡ là nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến là động lực; du lịch là đột phá. Đi liền với đó là phát triển văn hóa-xã hội và nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống tốt đẹp.

Và một yếu tố quan trọng khác là bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, tạo thế chủ động trong phòng ngừa và đấu tranh, kiên quyết làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình," bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Đặc biệt quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị... Xác định buôn làng là một bộ phận rất quan trọng và là địa bàn chủ yếu ở cấp cơ sở ở Tây Nguyên.

Ổn định để phát triển

Là vùng đất rộng, trù phú, dân cư còn thưa thớt, nên những năm qua, lượng người di cư ngoài kế hoạch từ các tỉnh, thành phố trong cả nước tới vùng Tây Nguyên khá nhiều, tạo nên đặc trưng riêng có của vùng đất này.

Năm tỉnh Tây Nguyên là nơi hội tụ của cộng đồng 54 dân tộc anh em, hình thành bức tranh đặc sắc, đa dạng về dân tộc, tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng, đòi hỏi phải thực hiện tốt các chính sách phát triển, thực hiện hài hòa các chính sách dân tộc, tôn giáo.

Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 2013, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước luôn khẳng định quan điểm cốt lõi là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển; chống kỳ thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi; bảo đảm các tôn giáo bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật; đoàn kết tôn giáo gắn với đoàn kết dân tộc. Đồng thời, Đảng, Nhà nước ta cũng thể hiện tinh thần kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá chế độ, chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tại Hội nghị đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến địa bàn Tây Nguyên diễn ra chiều 7/7/2023, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh Tây Nguyên cần đặc biệt quan tâm giải pháp căn cơ nhất là phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, chăm lo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số phù hợp đặc điểm tình hình địa bàn, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị.

"Phải toàn tâm toàn ý, hết lòng hết sức làm thế nào để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thoát nghèo bền vững," Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

Bài toán ổn định và phát triển cho Tây Nguyên không thể thực hiện trong ngày một, ngày hai, mà cần sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho rằng vấn đề đầu tiên là phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần để đồng bào nhận thấy được quan tâm và được thụ hưởng các chính sách của Đảng, Nhà nước, được phát huy vai trò, vị thế.

Cần đảm bảo an sinh xã hội, quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào, thực hiện tốt chính sách đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, xử lý kịp thời các mâu thuẫn phát sinh, không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động gây chia rẽ.

Trong công tác cán bộ, phải đặc biệt chú trọng vai trò, vị trí của đồng bào dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị, trong đoàn thể xã hội, tôn trọng ý kiến của đồng bào. Trong công tác dân vận, Mặt trận, cần phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín, chức sắc, chức việc. Đồng thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường công tác nắm tình hình, diễn biến dư luận, xây dựng thế trận lòng dân, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân.

Về phía người dân, cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của chính bản thân và gia đình mình, cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch; đoàn kết, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phong trào toàn dân

Cùng với nhân dân cả nước, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã đứng lên trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, có truyền thống yêu nước, thấu hiểu được giá trị của tự do, hòa bình, thống nhất đất nước.

Hòa hợp, đoàn kết dân tộc, tôn giáo là điều kiện căn cốt tạo nên sức mạnh đưa Tây Nguyên phát triển bền vững. Đi trên con đường quốc lộ 14 thênh thang với những hàng thông xanh mát, những rặng hồ tiêu mướt mắt, vườn càphê bạt ngàn, những lời ca đẹp trong bài hát "Nỗi nhớ cao nguyên" thêm vang vọng, thiết tha:

Rồi đi xa thấy nhớ

Nhớ cao nguyên chờ đợi...

Rồi đi xa thấy nhớ

Đêm cao nguyên lửa trại

Đêm âm thanh của rừng

Đêm rượu cần men say

Tôi như say tiếng cồng chiêng

Tôi như say hương cao nguyên đại ngàn

Tôi như say đất đỏ bazan

Tôi như say đất trời thênh thang…

Nơi đại ngàn hùng vĩ, tiếng chiêng, tiếng cồng vẫn rộn vang nơi buôn làng, những tiếng đàn T'rưng trong trẻo, thánh thót... như tăng thêm sức sống mãnh liệt của vùng đất Tây Nguyên kỳ bí.

Mai đây, những tuyến cao tốc Dầu Giây-Liên Khương, Nha Trang-Buôn Mê Thuột, Đắk Nông-Bình Phước, Quy Nhơn-Pleiku… nối các cực tăng trưởng được hình thành, cùng với những chính sách vượt trội, Tây Nguyên sẽ bứt phá vươn lên./.

Có thể bạn quan tâm
Người mẹ trẻ bất lực ôm con trai 2 tuổi thoi thóp chiến đấu với bệnh lạ

Người mẹ trẻ bất lực ôm con trai 2 tuổi thoi thóp chiến đấu với bệnh lạ

09:10 02/08/2023

Gần 2 năm qua, chị Lê Thanh Lam (33 tuổi, trú tại xã Đức Hương, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) không hôm nào có được giấc ngủ ngon. Chị luôn sống trong cảnh thấp thỏm, lo âu khi cậu con trai Gia Huy đang chiến đấu với căn bệnh lạ suy giảm miễn dịch. Cách vài ngày Huy lại phải lên viện lấy máu xét nghiệm do cơ thể xuất hiện các ổ áp xe ở mặt, lưng, lúc lại ở mông... Vết thương đau nhức khiến bé Gia Huy 22 tháng tuổi sốt cao, không thể ăn uống,...

Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn ra mắt Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ nữ công

Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn ra mắt Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ nữ công

15:30 28/02/2023

Hà Nội - Nhân kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, 1983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn ( Hà Nội ) đã ra...

TPHCM vẫn còn 18 tuyến đường ngập do mưa lớn và triều cường

TPHCM vẫn còn 18 tuyến đường ngập do mưa lớn và triều cường

07:00 10/05/2024

TPHCM - Theo Sở Xây dựng TPHCM, để giải quyết tình trạng ngập do mưa lớn và triều cường lên, TPHCM sẽ triển khai nhiều dự án, trong đó có...

Qua 5 buổi đối thoại, dân quận 12 vẫn chưa thống nhất dự án trạm xử lý nước thải

Qua 5 buổi đối thoại, dân quận 12 vẫn chưa thống nhất dự án trạm xử lý nước thải

08:20 29/03/2024

Dù trải qua 5 buổi đối thoại nhưng vẫn còn nhiều hộ dân chưa thống nhất vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải tại phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM.

Lịch cúp điện hôm nay ngày 23/06/2024 tại An Giang

Lịch cúp điện hôm nay ngày 23/06/2024 tại An Giang

18:30 22/06/2024

Lịch cúp điện hôm nay ngày 23/06/2024 tại An Giang VTC News cập nhật mới nhất lịch mất điện, cúp điện các khu vực tại An Giang ngày 23/06/2024 từ website cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện huyện Châu Thành Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 23/06/2024 từ 11h00 - 11h15 Mất điện một phần thị trấn An Châu (khu vực QL91 phía tay phải từ cầu Mương Út Xuân đến XNĐN Châu Thành), huyện Châu Thành. Điện lực Châu Thành Thực hiện công việc sửa...

'Bỏ giấy chuyển viện, hệ thống y tế sẽ bị phá vỡ'

'Bỏ giấy chuyển viện, hệ thống y tế sẽ bị phá vỡ'

16:10 24/11/2023

Theo BS.CKII Nguyễn Quốc Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, về lý thuyết bỏ giấy chuyển viện sẽ tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận với đội ngũ chuyên gia tay nghề cao và máy móc hiện đại, nhưng cần xem xét kỹ lưỡng việc này. 'Nếu cơ chế quá mở có thể sẽ trái với quan điểm của Chính phủ đưa y tế cơ sở hiện đại về gần dân. Khi thông tuyến, người dân sẽ bỏ lên hết tuyến trên thì lấy ai ở lại tuyến cơ sở?', ông Dũng nói....

Những trường hợp nào công an xã được dừng xe, xử phạt giao thông như CSGT?

Những trường hợp nào công an xã được dừng xe, xử phạt giao thông như CSGT?

14:00 02/10/2023

Xin hỏi công an xã có được dừng xe, xử phạt giao thông như Cảnh sát giao thông (CSGT) trong những trường hợp nào? - Độc giả Công Hậu

Kiên Giang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sau sạt lở vùng U Minh Thượng

Kiên Giang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sau sạt lở vùng U Minh Thượng

21:20 10/04/2024

Ngày 10/4, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - Lâm Minh Thành ký quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở, sụt lún đất do hạn hán khu vực vùng đệm U Minh Thượng. Đây là địa phương thứ 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán mùa khô năm nay.

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương tặng quà công nhân thi công đường dây 500kv mạch 3

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương tặng quà công nhân thi công đường dây 500kv mạch 3

18:40 12/06/2024

Chiều 12/6, ông Trần Đức Thắng – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương tới công trường Dự án đường dây 500kv mạch 3 Nhà máy nhiệt điện Nam Định I – Phố Nối, đoạn qua địa phận tỉnh Hải Dương kiểm tra, động viên công nhân thi công dự án.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới