Bài 3: Giáo dục - 'Ngôi sao sáng nhất' của tỉnh nghèo cực Tây Tổ quốc

08:30 03/05/2024

Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên Trần Quốc Cường khẳng định giáo dục là điểm sáng nhất của tỉnh miền núi Điện Biên dù tỉnh còn rất nhiều khó khăn.

Giờ học của cô và trò Trường Trung học cơ sở Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Điện Biên có nhiều cái nhất như tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội khiêm tốn nhất, nhưng trong bối cảnh nhiều khó khăn đó, một điểm sáng nhất của Điện Biên là giáo dục và đào tạo. Đây là khẳng định của Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên Trần Quốc Cường.

Tỉnh nghèo lọt tốp dẫn đầu

Giáo dục Điện Biên đã có những bước tiến dài, đạt nhiều thành tựu nổi bật. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Từ những nỗ lực của lớp lớp thế hệ nhà giáo Điện Biên trong hàng chục năm qua, từ chỗ 99% dân số mù chữ, các bản làng "trắng trường trắng lớp", ngành giáo dục Điện Biên đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng ở tất cả các cấp học.

Theo Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên Nguyễn Văn Hoạt, quy mô mạng lưới trường lớp của tỉnh phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Tỉnh hiện có 486 cơ sở giáo dục và đào tạo các cấp, từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục dạy nghề, trung tâm giáo dục hòa nhập. Số trường đạt đạt chuẩn quốc gia chiếm 78,1%; số trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục chiếm 76,3%.

Thiếu giáo viên đang là một trong những bài toán khó của tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Phạm Mai

[Bài 2: Phát huy truyền thống, chủ động đổi mới, sáng tạo trong dạy và học]

Tỉnh đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường. Năm 2014, Điện Biên đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Năm 2015, tỉnh phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2. Năm 2020, Điện Biên phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và xoá mù chữ mức độ 2.

Đặc biệt, Điện Biên là tỉnh sớm nhất trong cả nước đã thực hiện nâng cấp các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông từ năm 2009. Đến nay, toàn tỉnh có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông; có 135 trường phổ thông dân tộc bán trú; có 89 trường phổ thông có học sinh bán trú.

Bên cạnh bài toán về giáo viên, vấn đề cơ sở vật chất cũng là một khó khăn của tỉnh. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục mũi nhọn tiếp tục được nâng lên.

Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên Trần Quốc Cường tự hào cho biết năm 2023 là năm ghi dấu mốc nhiều cái “nhất” trong thành tích của giáo dục Điện Biên: tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt cao nhất từ trước tới nay, đạt 99,51%; số lượng học sinh đạt giải và chất lượng giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia cao nhất từ trước đến nay với 26 giải (gồm 3 giải nhì, 8 giải ba và 15 giải khuyến khích; xếp thứ 4 trên 7 tỉnh thuộc khu vực biên giới miền núi phía Bắc); số giáo viên được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú cao nhất từ trước đến nay với 43 nhà giáo - nhiều hơn tổng số nhà giáo ưu tú của tỉnh trong suốt 15 lần phong tặng danh hiệu này trước đây cộng lại.

Cũng năm 2023, Điện Biên được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cờ thi đua xuất sắc, ghi nhận là một trong 8 địa phương đi đầu trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Toàn tỉnh hiện có 15.746 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học của tỉnh có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn khá cao.

Hệ thống trường lớp cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập với tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 74%; hơn 78% trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Điện Biên đã thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học để đảm bảo tinh gọn, hiệu quả theo chủ trương của Trung ương. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường của các cấp học từ mầm non đến phổ thông đều đạt mức cao.

“Kết quả đó có được là nhờ sự quan tâm của Trung ương, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự nỗ lực, quyết tâm của địa phương qua nhiều thế hệ,” Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên Trần Quốc Cường nói.

Cũng theo ông Cường, với các kết quả trên, tỉnh càng quyết tâm hơn trong việc trình Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm thành lập Trường Đại học Điện Biên trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên để học sinh 19 dân tộc anh em trong tỉnh có điều kiện thuận lợi hơn trong việc học lên cao hơn nữa.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, đây là những thành quả rất ấn tượng và đáng khích lệ, đặc biệt đối với địa phương có nhiều khó khăn như Điện Biên.

Nỗ lực giải bài toán thiếu giáo viên, cơ sở vật chất

Những kết quả trên của Điện Biên càng đáng khích lệ khi địa phương vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để phát triển giáo dục, đặc biệt là tình trạng thiếu giáo viên và cơ sở vật chất.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Đoạt, hiện toàn tỉnh thiếu hơn 2.000 giáo viên, nhân viên trường học trong khi nguồn tuyển rất khó khăn, đặc biệt là các môn học mới trong chương trình 2018 như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật.

Chương trình mới, môn học mới cũng kèm theo những yêu cầu mới về cơ sở vật chất như phòng học, thiết bị dạy học trong khi ngân sách Trung ương cấp có hạn, nguồn lực của tỉnh còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu, chỉ riêng việc kiên cố hóa trường lớp đã là bài toán khó với tỉnh nghèo.

Theo Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên Trần Quốc Cường, hiện Điện Biên vẫn còn nhiều phòng học, phòng nội trú, phòng công vụ, nhà bếp, nhà ăn… đang là phòng tạm hoặc bán kiên cố. Ước tính nhu cầu kinh phí để tỉnh Điện Biên có thể thay thế toàn bộ số phòng tạm, bán kiên cố là khoảng 2.600 tỷ đồng.

Địa phương đang nỗ lực để tìm giải pháp cho các khó khăn này. Để tạo nguồn giáo viên lâu dài, Điện Biên đang dành toàn chỉ tiêu đào tạo cử tuyển được Chính phủ giao cho ngành sư phạm, đặc biệt với các môn còn thiếu. “Nếu tuyển giáo viên từ nơi khác, các thầy cô sẽ chỉ công tác một thời gian rồi xin chuyển vì ở Điện Biên đời sống khó khăn. Với đào tạo cử tuyển, giáo viên là người địa phương nên sẽ cống hiến lâu dài cho tỉnh,” Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Đoạt phân tích.

Cũng theo ông Đoạt, Điện Biên đã thực hiện rà soát lại toàn bộ đội ngũ, huy động giáo viên trẻ ở các môn còn thừa, dôi dư để bố trí, sắp xếp đi học văn bằng 2 các môn còn thiếu để về giảng dạy các môn này.

“Bên cạnh đó, chúng tôi đang tham mưu với tỉnh phải có chính sách tuyển các cháu học sinh tốt nghiệp lớp 12 học khá, giỏi và có nguyện vọng đi học tại chức tập trung, ký hợp đồng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín như Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm Hà Nội để đào tạo và về công tác tại địa phương,” ông Đoạt chia sẻ.

Về cơ sở vật chất, tỉnh cố gắng ưu tiên bố trí nguồn lực và huy động xã hội hoá.

Cùng với sự cố gắng của địa phương, lãnh đạo tỉnh Điện Biên cũng đề nghị sự chung tay hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ thông qua các chính sách như không thực hiện cắt giảm số lượng người làm việc được hưởng lương từ ngân sách nhà nước đối với các tỉnh còn nhiều khó khăn và không có khả năng thành lập các trường ngoài công lập như tỉnh Điện Biên; có chính sách hỗ trợ cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm làm công tác phổ cập giáo dục; nâng mức hỗ trợ cho giáo viên mầm non dạy lớp ghép, dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số…

Điện Biên cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm triển khai Đề án kiên cố hóa trường, lớp học tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có các chương trình, đề án đặc thù về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học; ưu tiên tỉnh Điện Biên được tham gia các chương trình, dự án đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ thiết bị dạy học.

Bên cạnh đó là việc nâng mức hỗ trợ học sinh nội trú, bán trú, mức hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ mầm non và học sinh bán trú; kéo dài thời gian được hưởng chính sách hỗ trợ tại các xã đặc biệt khó khăn khi xã được công nhận nông thôn mới; tăng lương cho giáo viên…

Trước những khó khăn của tỉnh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị Điện Biên huy động bằng mọi cách để có trường học kiên cố, trang thiết bị dạy học. Cũng theo Bộ trưởng, đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục sẽ giải quyết được cả hai vấn đề đang đặt ra với tỉnh hiện nay là địa hình phân tán, nhiều điểm trường lẻ và thiếu giáo viên.

Nỗ lực để xứng đáng với mảnh đất anh hùng

Chia sẻ về những định hướng phát triển của giáo dục Điện Biên trong giai đoạn tới, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Đoạt cho hay mục tiêu của giáo dục Điện Biên là cố gắng phấn đấu lọt tốp 40/63 tỉnh thành. Xác định cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số của tỉnh là các trường thống trường phổ thông dân tộc nội trú, Điện Biên đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô hệ thống đào tạo của tỉnh, các huyện, thị.

Các chỉ số cụ thể như nâng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,9%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương đạt 98,2%; tỷ lệ tốt nghiệp các trường cao đẳng đạt 100%.

Trong phổ cập giáo dục, tỉnh phấn đấu duy trì 100% số đơn vị cấp xã và 100% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3; xóa mù chữ mức độ 2, tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3­, 4 tuổi.

Về cơ sở vật chất, Điện Biên đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 90% số trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó bậc mầm non đạt trên 89%; tiểu học 97,8%; trung học cơ sở đạt trên 96% trường, trung học phổ thông đạt 100%).

Tỉnh cũng đặt mục tiêu 100% phòng học, phòng ở nội trú, phòng hỗ trợ học tập, nhà đa năng, phòng quản trị hành chính được xây dựng kiên cố hóa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ các hoạt động giáo dục; 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; 20% cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu.

Điện Biên cũng đang kỳ vọng vào việc thành lập Trường Đại học Điện Biên Phủ với định hướng trường đại học đa ngành để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Điện Biên nói riêng và các tỉnh lân cận đồng thời giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các bạn Lào.

“Phải đảm bảo dạy thật, học thật, làm sao chất lượng giáo dục được nâng lên, cả giáo dục mũi nhọn và đại trà, phấn đấu xứng đáng với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng, xứng đáng với những cống hiến, hy sinh của hàng trăm giáo viên năm xưa đã vượt mọi gian lao, xung phong đến những bản làng xa xôi nhất dựng lớp, mở trường, đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành giáo dục Điện Biên, ” ông Đoạt nói./.

Có thể bạn quan tâm
Báo Cà Mau có Tổng Biên tập mới

Báo Cà Mau có Tổng Biên tập mới

16:30 08/09/2023

Cà Mau - Chiều ngày 8.9, ông Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, đã đến dự hội nghị và trao...

Kiểm định cầu Cửa Lấp sau vụ cần cẩu đổ lên cầu gây tai nạn chết người

Kiểm định cầu Cửa Lấp sau vụ cần cẩu đổ lên cầu gây tai nạn chết người

18:20 07/03/2024

Bà Rịa - Vũng Tàu - Sau vụ tai nạn gây chết người, cơ quan chức năng đã yêu cầu ngừng thi công, tổ chức kiểm định độ an toàn...

Một học sinh lớp 2 ở Đắk Nông tử vong vì trượt chân rơi xuống hồ nước

Một học sinh lớp 2 ở Đắk Nông tử vong vì trượt chân rơi xuống hồ nước

19:50 15/11/2023

Một học sinh lớp 2 ở xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil ( Đắk Nông ) trong lúc đi chơi không may bị trượt chân rơi xuống hồ nước, tử...

Một phường ở Đà Nẵng rao thưởng 1-3 triệu đồng cho người phát hiện xe đổ xà bần

Một phường ở Đà Nẵng rao thưởng 1-3 triệu đồng cho người phát hiện xe đổ xà bần

13:50 30/11/2023

Trước việc kênh rạch, khu dân cư bị bịt kín từ các xe tải đổ xà bần trái phép, một phường ở Đà Nẵng đã yêu cầu tăng cường xử lý ngăn chặn; đồng thời sẽ thưởng nóng 1-3 triệu đồng cho người cung cấp thông tin dẫn tới kết quả xử lý.

Phá đường dây vận chuyển, buôn bán pháo nổ liên tỉnh

Phá đường dây vận chuyển, buôn bán pháo nổ liên tỉnh

09:40 22/01/2024

Cần tiền tiêu xài, nhóm của Hòa mua số lượng lớn pháo nổ về bán lại với giá cao hơn để kiếm lời. Lực lượng chức năng thu giữ gần 400kg pháo nổ và 1 khẩu súng.

Lâm Đồng điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

Lâm Đồng điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

09:50 17/12/2023

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức lễ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lâm Đồng.

Cán bộ địa chính xã bị lừa, bà cụ 72 tuổi bị đánh nhập viện

Cán bộ địa chính xã bị lừa, bà cụ 72 tuổi bị đánh nhập viện

16:30 15/04/2023

Nghệ An - Cán bộ địa chính xã Diễn Bích (huyện Diễn Châu) cho rằng có 2 người mạo danh cán bộ điện lực yêu cầu thu hồi đất của...

Cảnh báo, ngăn chặn nạn lừa đảo đưa lao động đi Australia

Cảnh báo, ngăn chặn nạn lừa đảo đưa lao động đi Australia

07:00 01/06/2024

TP - Trước tình trạng xuất hiện tổ chức, cá nhân mạo danh để đưa người đi Australia làm việc nông nghiệp theo chương trình PALM, các cơ quan chức năng, địa phương tỉnh Nghệ An đã đồng loạt phát công văn cảnh báo, tuyên truyền để người dân không bị lừa.

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An được thăng cấp hàm Thiếu tướng, nhận trọng trách mới

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An được thăng cấp hàm Thiếu tướng, nhận trọng trách mới

06:00 01/03/2024

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An Bùi Quang Thanh vừa được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăng cấp hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng; Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An.

Co loi xay ra
Co loi xay ra