Ghi nhận từ chuyến đi của hai đoàn cứu hộ, cứu nạn Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tại Thổ Nhĩ Kỳ, phóng viên TTXVN đã thực hiện chùm 4 bài viết “Nghĩa cử quốc tế cao đẹp và tình người trong thảm họa."
Ngay sau khi thảm họa động đất xảy ra và Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên cử lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công an, sau đó là Bộ Quốc phòng tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng của Việt Nam tham gia cứu hộ, cứu nạn ở Adiyaman và Hatay, những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam triển khai lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn đối với thảm họa thiên tai xảy ra ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.
Những kết quả đạt được trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của Đoàn công tác cứu hộ quốc tế Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện tính nhân văn, chuyên nghiệp, tinh thần hiệp đồng chiến đấu cao, khẳng định năng lực tham gia và khả năng hoàn thành các nhiệm vụ quốc tế của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Ghi nhận từ chuyến đi của hai đoàn cứu hộ, cứu nạn Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tại Thổ Nhĩ Kỳ, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã thực hiện chùm 4 bài viết “Nghĩa cử quốc tế cao đẹp và tình người trong thảm họa".
Bài 1: Chủ động, kịp thời, chuyên nghiệp
Ngày 6/2, trận động đất mạnh có độ lớn 7,9 đã vùi lấp hàng chục ngàn người dưới đống đổ nát của các tòa nhà. Người sống sót phải đối mặt với thời tiết lạnh bất thường. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ban bố báo động cấp 4 và kêu gọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế.
“Ngay từ ngày 6/2, khi trận động đất xảy ra, chúng tôi đã nhận được thông tin từ Chính phủ, Bộ Công an Việt Nam muốn trợ giúp Thổ Nhĩ Kỳ. Dù tình trạng khu vực xảy ra động đất đang rất nhiều khó khăn, nhưng Bộ Công an đã cử những cán bộ, chiến sỹ tinh nhuệ sang hỗ trợ," Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Haldun Tekneci cho biết.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên cử lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công an, sau đó là Bộ Quốc phòng tới Thổ Nhĩ Kỳ. Các đội của Việt Nam tham gia cứu hộ, cứu nạn ở Adiyaman và Hatay, những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất. Quy mô và mức độ tàn phá nghiêm trọng của các trận động đất vừa qua đã vượt ra ngoài khả năng của Thổ Nhĩ Kỳ, nên rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
"Việc nhanh chóng cử đoàn công tác Bộ Công an tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật, tinh thần hiệp đồng chiến đấu cao, tinh thần trách nhiệm và năng lực của công an nhân dân Việt Nam trong giải quyết các vấn đề quốc tế; thể hiện tính chủ động trong việc bố trí lực lượng, phương tiện phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ với mọi điều kiện, khu vực khác nhau," Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an chia sẻ trong lễ xuất quân của đoàn công tác 24 cán bộ, chiến sỹ sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây là những chiến sỹ, sỹ quan tinh nhuệ nhất, khỏe nhất, được đào tạo cơ bản, đã tham gia nhiều khóa tập luyện tại nước ngoài, sẵn sàng làm hết sức mình khi tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại úy Vũ Duy Hưng, cán bộ Trung tâm Huấn luyện và ứng phó về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an là một trong 24 cán bộ, chiến sỹ giàu kinh nghiệm được cử đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhận được tin, Đại úy Hưng chỉ có 6 tiếng để chuẩn bị tất cả, từ quân tư trang cho đến làm hộ chiếu để xuất phát. "Tôi chỉ kịp nói với vợ chuẩn bị quần áo cho anh đi công tác bên Thổ Nhĩ Kỳ, làm sao chuẩn bị nhanh nhất. Sau đó, tôi lại chạy lên đơn vị phối hợp cùng anh em chuẩn bị phương tiện để mang theo. Tổng trọng lượng thiết bị là 12,5 tấn đều được chuẩn bị xong trong vài tiếng," Đại úy Hưng nói.
Xuống máy bay, sau 10 giờ di chuyển dưới tuyết rơi dày đặc và cái rét âm 6 độ, sáng 11/2, đoàn công tác cứu nạn quốc tế của Bộ Công an đã đến Adiyaman, một trong 3 vùng bị thiệt hại nhiều nhất trong thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Các thành viên trong đoàn công tác đều cảm thấy vinh dự nhưng cũng bồi hồi, lo lắng vì ở Việt Nam, Đại úy Hưng chỉ xử lý những vụ sập nhà, sập công trình với quy mô nhỏ; thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ kinh khủng hơn rất nhiều. 70% công trình, nhà cửa bị sập đổ và có người mắc kẹt, khối lượng công việc cần xử lý vô cùng lớn. Ngoài ra, quá trình thực hiện nhiệm vụ phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm như sạt lở, sập đổ thứ cấp và các rung chấn, động đất.
Tinh thần của lực lượng cứu hộ, cứu nạn Bộ Công an Việt Nam là cố gắng tìm kiếm được những người còn sống sót bị mắc kẹt trong đống đổ nát nên quá trình trinh sát được thực hiện rất tỉ mỉ, lên kế hoạch kỹ lưỡng.
Ngoài việc chính là cứu nạn, cứu hộ, các thành viên của đoàn công tác thực hiện các nhiệm vụ y tế khác theo sự điều phối của Cơ quan Ứng phó thảm họa và tình huống khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ - Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an-trưởng đoàn công tác chia sẻ.
Trách nhiệm, uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngày 10/2, ngay sau khi có chủ trương, Bộ Quốc phòng quyết định cử lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam sang tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng tham gia hỗ nhân đạo, cứu trợ thảm họa của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm 76 người, cụ thể: Đội Quân y (Tổng cục Hậu cần) 30 người; Đội Cứu sập (Binh chủng Công binh) 30 người; Đội Chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn (thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) gồm 9 người, bao gồm huấn luyện viên và chỉ huy, 6 chó nghiệp vụ; Bộ phận chỉ huy và cơ quan với 7 người, trong đó có các cán bộ của Cục Cứu hộ-Cứu nạn, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Cục Đối ngoại...
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn được giao đảm nhiệm chức vụ Tổng Chỉ huy các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Đặc biệt, Bộ Quốc phòng giao Tổng cục Hậu cần chuẩn bị 10 tấn lương khô, thực phẩm để giúp nhân dân nước bạn.
Đây là lần đầu tiên Quân đội nhân dân Việt Nam cử lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất ở nước ngoài.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng đây là hoạt động thể hiện chính sách đối ngoại ưu việt, trách nhiệm cao trước cộng đồng quốc tế của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam; đồng thời khẳng định uy tín, tinh thần trách nhiệm, năng lực của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hội nhập, hợp tác quốc tế.
"Các đồng chí trong lực lượng công tác của Quân đội nhân dân Việt Nam, được tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại đất nước bạn Thổ Nhĩ Kỳ là vinh dự thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả; thể hiện sinh động phương châm, quan điểm đối ngoại của Đảng, Nhà nước; thể hiện truyền thống, đạo lý 'Thương người như thể thương thân' tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; đồng thời cũng thể hiện tinh thần quốc tế cao cả của Quân đội nhân dân Việt Nam," Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.
Theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần là đầu mối điều phối, tham gia nhiều mặt trong lần cử lực lượng này, với việc bảo đảm sẵn sàng về quân y và vật chất hậu cần cho bộ đội ta, cũng như chuẩn bị hàng hóa viện trợ cho người dân bị nạn.
Tổng cục Hậu cần đã chỉ đạo chuẩn bị toàn diện, đầy đủ các mặt, trong đó có thuốc, vật chất quân y và các vật chất cần thiết liên quan đến bảo đảm đời sống cho nhân dân, quân nhu...; bảo đảm các mặt để khi phía bạn yêu cầu thì Tổng cục Hậu cần sẵn sàng đáp ứng.
Quyết tâm chuẩn bị chu đáo để thực hiện tốt nhiệm vụ, các thành viên Đội Quân y chủ động bảo đảm các sinh hoạt cá nhân cũng như an ninh, an toàn, sức khỏe để sẵn sàng làm nhiệm vụ trong thời gian dài. Trong số các thành viên được tuyển chọn vào Đội Quân y để lên đường dịp này, nhiều quân nhân đã có kinh nghiệm hoạt động tại nước ngoài khi tham gia các bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam tại phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Về cơ sở vật chất, hàng hóa, trước ngày lên đường, Lữ đoàn Vận tải 971 thuộc Cục Vận tải (Tổng cục Hậu cần) đã vận chuyển, tập kết toàn bộ 35 tấn vật chất hậu cần bảo đảm cho lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Toàn bộ số vật chất hậu cần (gồm 10 tấn lương khô; 13,5 tấn lương thực, thực phẩm; 1,3 tấn dụng cụ cấp dưỡng; 2,2 tấn trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh và 3 tấn vật tư doanh trại) được tập kết tại sân bay Nội Bài để vận chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ bằng một chuyến bay riêng./.
Đón đọc bài 2: Đoàn cứu hộ Việt Nam giữa tâm chấn động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ
Chiều ngày 8.10, hơn 60 phi công trên cả nước đã tụ hội về TP Hạ Long , tỉnh Quảng Ninh tham gia sự kiện xác lập kỷ lục Dù...
Thống tướng Min Aung Hlaing lên tiếng hiếm hoi về cuộc giao tranh hiện tại giữa quân đội nước này với phe nổi dậy.
Bạn đọc thắc mắc mua xe máy trả góp ở cửa hàng rồi bị giữ lại đăng ký xe, sau đó bị cảnh sát giao thông lập biên bản tạm giữ xe đúng hay sai?
Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị vừa công bố điểm chuẩn đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đây là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của cả nước công bố điểm chuẩn theo phương thức này trong khi Bộ GD&ĐT chưa tổ chức lọc ảo.
Sau khi rút khỏi Cơ quan Liên chính phủ về phát triển (IGAD) khu vực Đông Phi năm 2007, Eritrea đã quay trở lại tổ chức này và sẵn sàng tham gia 'các nỗ lực vì hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực.'
Hải Dương - Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Tác Lũy - Chủ tịch UBND phường Tân Bình (TP Hải Dương) xác nhận, sáng nay (27.5) trên địa bàn xảy ra...
Chiếm đoạt tiền tỉ của ngân hàng, nhân viên HDbank lãnh án tù
Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) John Kirby nói với Đài Fox News rằng Mỹ không liên quan đến vụ phá hoại đường ống Nord Stream hồi năm ngoái.
Cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình đang điều tra vụ việc 3 người trong cùng một nhà tại xã Trung An, huyện Vũ Thư chết bất thường.